Vai trò của ban đầu hóa xoáy trong dự báo quỹ đạo bão trên Biển Đông

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò ban đầu hóa xoáy trong mô hình HWRF đối với dự báo bão trên biển đông (Trang 56)

M Ở ĐẦU

3.2.2.Vai trò của ban đầu hóa xoáy trong dự báo quỹ đạo bão trên Biển Đông

Trung bình sai số khoảng cách, sai số dọc, sai số ngang mô phỏng cho mùa bão 2009 trên Biển Đông bằng mô hình HWRF-coldstart và HWRF-nobogus được tổng kết qua Bảng 3.4. Các loại sai số này còn lần lượt được biểu diễn qua các Hình từ 3.15 đến 3.17. Nhận thấy rằng, ở tất cả các hạn dự báo trung bình sai số khoảng cách trong trường hợp có bão mô phỏng sử dụng sơ đồ ban đầu hóa xoáy nhỏ hơn so với trường hợp không sử dụng sơ đồ ban đầu hóa xoáy tức là sử dụng sơ đồ ban đầu hóa xoãy đã cải thiện dự báo quỹ đạo bão. Bên cạnh đó, mô phỏng bằng cả hai cách cho sai số tăng dần theo hạn dự báo, kết quả này là phù hợp với những nghiên cứu trước đây về dự báo quỹ đạo bão.

Bảng 3.4. Trung bình sai số khoảng cách, sai số dọc và sai số ngang (Km) mô phỏng

cho mùa bão 2009 trên Biển Đông bằng coldstart và nobogus

Hạn dự báo (giờ)

MPE (km) MATE (km) MCTE (km)

Nobogus Coldstart Nobogus Coldstart Nobogus Coldstart

00 57 30 -36 -20 44 22 06 98 68 -56 -30 80 61 12 123 107 -70 -52 101 94 18 140 125 -75 -60 118 110 24 166 150 -86 -62 142 137 30 193 169 -90 -64 171 156 36 210 194. -181 -96 180 169 42 219 198 -182 -110 122 165 48 251 225 -232 -209 170 83 54 281 225 -270 -207 78 88 60 325 282 -358 -266 -127 94 52

66 360 302 -334 -285 -134 100

72 372 336 -350 -304 -126 143

Hình 3.15. Trung bình sai số khoảng cách (Km) mô phỏng cho mùa bão 2009 trên

Biển Đông bằng coldstart và nobogus

Xét đến sai số dọc, thấy rằng ở cả hai trường hợp cho ATE mang dấu âm từ hạn 00H -72H chứng tỏ ở cả hai trường hợp có và không ban đầu hóa xoáy bão di chuyển lệch trái hay là lệch về phía Nam so với quỹ đạo thực.

Hình 3.16. Trung bình sai số dọc (Km) mô phỏng cho mùa bão 2009 trên Biển Đông bằng coldstart và nobogus

Xét sai số ngang nhận thấy rằng mô phỏng bởi mô hình HWRF có ban đầu hóa xoáy cho MCTE dương nói lên rằng bão có tâm nằm sau tâm bão quan trắc tức là bão di chuyển chậm hơn so với thực tế. Xu thế di chuyển chậm hơn so với bão thực cũng lặp lại trong trường hợp mô phỏng bão khi không ban đầu hóa xoáy ở hạn dự báo

trước 54 giờ. Sau 54 giờ MCTE trong trường hợp này mang dấu âm tức là bão di chuyển nhanh hơn thực tế.

Hình 3.17. Trung bình sai số ngang (Km) mô phỏng cho mùa bão 2009 trên Biển Đông bằng coldstart và nobogus

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò ban đầu hóa xoáy trong mô hình HWRF đối với dự báo bão trên biển đông (Trang 56)