Thông tin về cơn bão Ketsana(2009)

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò ban đầu hóa xoáy trong mô hình HWRF đối với dự báo bão trên biển đông (Trang 43)

M Ở ĐẦU

3.1.1.Thông tin về cơn bão Ketsana(2009)

Bão Ketsana được hình thành từ áp thấp ở phía Đông vùng biển Philippin ngày 25/9 và mạnh lên thành bão sáng ngày 26/9, đến chiều ngày 26/9 bão vượt qua quần đảo Philippin đi vào Biển Đông. Trong các ngày 27, 28/9 bão Ketsana duy trì cường độ mạnh, với áp suất thấp nhất tại tâm khoảng 985mb và vận tốc gió cực đại xấp xỉ 28m/svà di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc. Đáng chú ý, Từ ngày 28 đến ngày 29/9 bão Ketsana tăng cường độ, với áp suất thấp nhất tại tâm bão xuống đến 960mb, vận tốc gió cực đại lên đến trên 40m/s khi tiến sát bờ trước khi đổ bộ vào khu vực tỉnh Quảng Nam - Quảng và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới rồi tan trên địa phận Lào (Hình 3.1 và Hình 3.2). Mục đích chính trong việc mô phỏng các trường trong bão Ketsana là để đánh giá vai trò của xoáy bão giả khi đưa vào mô hình thông qua việc khảo sát diễn biến của các trường đặc trưng trong bão ở thời điểm ban đầu cũng như một khoảng thời gian sau khi tích phân.

Hình 3.1. Quỹ đạo besttrack bão Ketsana; Nguồn:

http://agora.ex.nii.ac.jp

Hình 3.2. Cường độ cơn bão KETSANA-áp suất thấp nhất tại tâm bão; Nguồn:

http://agora.ex.nii.ac.jp

Hình 3.3 biểu diễn hình thế Synop bão Ketsana tại các thời điểm khác nhau từ 12Z 27/09/2009 đến 18Z 29/9/2009. Trên các bản đồ Synop này, bão Ketsana thể hiện rất rõ là một cơn bão mạnh với các đường đẳng áp gần tròn khép kín. Đồng thời, bão Ketsana là một xoáy thuận nằm trên dải hội tụ nhiệt đới, dải hội tụ nhiệt đới ớ phía Đông trong trường hợp này gần như nối liền với rãnh gió mùa nằm ở phía Tây. Trong khi cơn bão hoạt động, ở tất cả các thời điểm thì đều có một front tĩnh nằm ở phía Đông Bắc so với cơn bão. Lần lượt từ các Hình 3.3a-d, thấy rằng áp cao lạnh lục địa có xu thế lấn dần sang phía Đông. Ở các thời điểm từ 12Z 29/09/2009 đến 18Z 29/09/2009, áp cao lạnh lục địa ở các thời điểm trước lấn hẳn sang phía Đông và xuất hiện một cao lạnh lục địa mới lấn sâu xuống phía Nam hơn và có tương tác với cơn bão biểu hiện qua các đường đẳng áp trong cơn bão bị nén xuống (Hình 3.3c-d). Một điều đáng chú ý quan sát thấy từ các hình Synop này nữa là thời điểm 12Z 29/09/2009 khi bão Ketsana đổ bộ, ngoài biển Philippin hình thành một cơn bão mạnh Parma. Tuy nhiên, do khoảng cách giữa hai xoáy thuận là khoảng hơn 1500km do đó trong nghiên cứu này sẽ không xem xét đến tương tác, ảnh hưởng giữa bão Parma và bão Ketsana.

Hình 3.3. Hình thế Synốp bão Ketsana tại các thời điểm (a)- 12Z 27/09/2009, (b)- 00Z 28/09/2009, (c)-12Z 29/09/2009 và (d)-18Z 29/09/2009; Nguồn:

http://joelandchoom.net/maparchives2013.html

a b

c d

Tất cả các nghiên cứu bão đều nhằm mục đích cải thiện khả năng dự báo và giảm thiểu thiệt hại do bão gây ra. Do đó, nghiên cứu bão Ketsana cũng không phải là ngoại lệ là nhằm mục đích góp phần nâng cao khả năng dự báo bão. Bởi vì những ảnh hưởng không nhỏ mà thiệt hại do cơn bão gây ra, theo nguồn tin đăng ngày 30/9/2009 trên http://news.bbc.co.ukđã thống kê thiệt hại tại nước ta có 33 người chết do lũ và lũ quét ở 7 tỉnh thuộc vùng bờ biển và Tây Nguyên, khoảng 170 nghìn người phải sơ tán trước khi bão đổ bộ, mực nước sông ở tỉnh Quảng Nam tăng cao và đạt mức kỉ lục kể từ năm 1964. Ngoài ra mưa lũ do bão còn làm tê liệt hệ thống đường sắt bắc nam và làm gián đoạn hoạt động của sân bay Đà Nẵng. Các trường học ở các tỉnh như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi phải đóng cửa do mưa lũ.

3.1.2. Thiết kế thí nghiệm

Với nguồn số liệu đầu vào là số liệu GFS lấy từ thời điểm 12Z ngày 27/09/2009, lấy cách nhau 6 giờ một, mô phỏng cho hạn dự báo 72 giờ. Chi tiết về số liệu GFS được giới thiệu ở chương 2. Sử dụng mô hình HWRF với hai phương án chạy là không và có ban đầu hóa xoáy coldstart mô phỏng cho các trường đặc trưng cho bão như dị thường nhiệt độ qua tâm bão, áp suất thấp nhất tại tâm, vận tốc gió cực đại, cường độ, quỹ đạo bão. Miền tính sử dụng được mô phỏng chi tiết ở chương 2.

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò ban đầu hóa xoáy trong mô hình HWRF đối với dự báo bão trên biển đông (Trang 43)