Các ý kiến về sáng tạo nghệ thuật:

Một phần của tài liệu Tản đà qua ý kiến của giới nghiên cứu, phê bình văn học trước năm 1945 (Trang 40 - 41)

Tản Đà sống và sáng tác trong một giai đoạn văn học mang tính chất qua độ, là bớc chuyển trên con đờng vận động nền văn học Việt Nam bớc từ phạm trù trung đại sang phạm trù hiện đại. Đây là thời kỳ mà tất cả các hiện tợng văn học đang trong tình trạng vận động cha đợc định hình một cách rõ ràng. Sự phức của giai đoạn giao thời 30 năm đầu thế kỷ XX đã tác động không nhỏ đến hoạt động sáng tác của nhà thơ. Tản Đà với con ngời đầy cá tính đã tạo đợc cho mình một phong cách nghệ thuật độc đáo, riêng biệt không thể lẩn với ai.

Tản Đà- Nguyễn Khắc Hiếu một con ngời hội nhập nhiều tính cách, một cá nhân “tập thể”. Những con ngời “ tập thể này có thể xuất hiện tuần tự, nhng nói chung tồn tại song song. Đó là “ngời nhà quê” thông thạo dân ca, đã sáng tác chèo, nhiều công phong dao...Sự cảm nhiệm thấm thía của thơ Tản Đà đợc tạo nên do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân thuộc lĩnh vực thi pháp, thi pháp vừa hiểu theo nghĩa hẹp: Đối tợng chỉ là thơ ca, vừa hiểu theo nghĩa rộng bao gồm những thủ pháp thơ ca, phơng thức, phơng tiện thông báo nghệ thuật, phong cách cảm hứng nghệ thuật...

Tản Đà là một thi sỹ rất ngời với một tâm hồn thuần tuý thành thử ai khó tính đến mấy sau cũng yêu mến và không yêu mến sao đợc cái tâm hồn thuần tuý ấy, cái tâm hồn ắ Đông còn sót lại trong thời buổi mà ngời ta muốn sống không thể không mu cơ xảo quyệt. Một nhà phê bình Pháp ông Albert Thibaudet đã nói: “tuổi thơ ngây là một thiên tài, thi sỹ mà thiên tài thì thi sỹ tức là kéo dài tuổi thơ ngây”. Câu nói rất đúng nếu ta đem nó vào cái trờng hợp thi sỹ Tản Đà. Thật vậy thi sỹ Tản Đà chính là một tâm hồn thơ ngây lạc loài trong một xã hội ngời nhớn, một xã hội ngời lớn tình khôn, thi sỹ vì thơ ngây nên đã thất bại nhiều phen trong sự thực hiện những mộng lớn, mộng con, hết sức thơ ngây của mình. Thi sỹ lại đã vì thơ ngây mà dù bao phen thất bại mà vẫn không

chán nản cứ mơ mộng hoài, mơ mộng cho đến khi nhắm mắt và mỗi lần thất bại thi sỹ chỉ biết ngạc nhiên không hiểu, cời rõ to một chuổi, để rồi một lúc sau lại mơ màng toan tính những việc xây bên xứ Tân Ban Nha một lâu đài khác đồ sộ hơn.

Tản Đà là một con ngời luôn muốn sử dụng những sáng tạo nghệ thuật mới là trong các bài viết của mình. Ông là ngời đã sử dụng những từ ngữ rất khác so với các nhà văn nhà thơ cùng thời. Chính vì vậy mà Nguyễn Triệu Luật trong bài “văn Tản Đà” đã viết “Lối văn Tản Đà có hai cái hay và hai cái nghiện. Văn Tản Đà hay ở chỗ dùng nhạc luật của tiếng Nam, ở chỗ dùng chữ rất táo bạo. Tản Đà tiên sinh lại nghiện chữ “mà” và chữ “ai”. Hai hay, hai nghiện ấy, theo ý riêng tôi là bốn trụ cho cả một văn nghiệp nhà thi hào. Cái nhạc điệu tôi đã nói đợc một đôi phần rồi, còn cái hay thứ hai, cái nghiện thứ hai xin nói nốt đó là tiên sinh dùng chữ táo bạo lạ lùng. Ngời ta nói rằng: Quyển từ điển chỉ thích cái nghĩa thờng, còn ra nhà văn có thể bắt chữ phải theo một nghĩa mình bắt theo đợc. Chỗ khiến nghĩa đó là cả một tai họa khiến mà cỡng thì ngời ta không hiểu, mà khiến ngời ta không hiểu thì thà cứ theo nghĩa thờng, nhng nếu mà vô cớ khác thờng thì là thấp. Tản Đà có những chỗ lạ lùng, lắt léo mà hay vô cùng”. [2, tr 172- 173]

Có thể nói các ý kiến về sáng tạo nghệ thuật trong thơ văn Tản Đà đã đợc nêu lên một cách tơng đối đầy đủ. Tuy vậy mong rằng chỉ một vài trích dẫntrong luận văn cũng đã nêu lên đợc một phần nào đó về sáng tạo nghệ thuật trong thơ văn ông.

Một phần của tài liệu Tản đà qua ý kiến của giới nghiên cứu, phê bình văn học trước năm 1945 (Trang 40 - 41)