đến sự phát triển và khả năng phân hủy bột lông gia cầm của vi khuẩn
Mục đích: Đánh giá ảnh hưởng của các nguồn dinh dưỡng chứa nitơ đến sự phát triển và khả năng phân hủy bột lông của vi khuẩn..
Bố trí thí nghiệm:
- Thí nghiệm được thực hiện ở nhiêt độ và pH tối ưu chọn ra từ thí nghiệm 2.
- Các nghiệm thức lần lượt là bổ sung bột đậu nành, yeast extract, NH4Cl với nồng độ 0,5% (w/v) và nghiệm thức không bổ sung nguồn dinh dưỡng nitơ.
- Số lần lặp lại: ba lần.
- Tổng số nghiệm thức: bốn nghiệm thức.
- Số đơn vị thí nghiệm: 12 đơn vị thí nghiệm. Chỉ tiêu theo dõi:
- Mật số của vi khuẩn.
- Khả năng phân hủy lông gia cầm
Các bước thực hiện: Thí nghiệm được thực hiện tương tự như thí nghiệm 3, nguồn carbon sử dụng được thay thế bằng nguồn nitơ với nồng độ bổ sung như bố trí thí nghiệm.
3.3.7. Phƣơng pháp xác định tỉ lệ bột lông bị phân hủy
Mục đích: Đánh giá khả năng phân hủy bột lông gia cầm của vi khuẩn trong các điều kiện môi trường nuôi cấy khác nhau.
Các bước thực hiện
Vải lọc được sấy khô ở 80ºC trong hai đến năm ngày và cân đến khi khối lượng không đổi (G1).
Sau quá trình nuôi cấy, dịch môi trường được đem lọc qua vải lọc. Rửa lại với nước cất hai đến ba lần cho hết sinh khối vi khuẩn. Sau đó đem sấy khô ở 80ºC và cân lại đến khi khối lượng không đổi (G2).
Khối lượng bột lông còn lại sau khi phân hủy = G2 – G1
Tỉ lệ phần trăm lông bị phân hủy bởi vi khuẩn được tính theo công thức sau (Nguyễn Huy Hoàng et al., 2010):
A (%) = (mBĐ - mC) x 100 / mBĐ Trong đó: A (%) là tỉ lệ lông bị phân hủy bởi vi khuẩn mBĐ là khối lượng bột lông ban đầu
mC là khối lượng bột lông còn lại sau khi bị phân hủy