Lọc sạch tạp chất ra khỏi tất cả các thành phần hợp thành của sứ, nghiền ra và nhào kỹ với nước thành một chất đồng nhất. Để tạo hình dáng dùng gia công: đùn ép qua áp lực, tiện mặt ngoài, ép hay đổ vào khuôn thạch cao…. Sau đó đem sấy khô loại hết nước thừa ra, rồi tráng men và nung.
- Lớp men
+ Lớp men bao ở mặt ngoài của sứ ngăn không cho hơi ẩm thấm vào trong các lỗ xốp, làm giảm được độ háo nước của sứ, nhờ vậy sứ cách điện chịu được nước và có thể làm việc được ngoài trời, chịu được mưa và các chất lắng khác trong không khí.
+ Men còn tăng thêm vẻ đẹp của sứ.
+ Men làm cho sứ nhẵn nên bụi và các chất bẩn khác ít bám vào khi mưa sẽ được sửa sạch bề mặt sứ.
+ Giảm được độ rò điện theo bề mặt và tăng điện áp phóng điện bề mặt của sứ.
+ Loại bỏ được các vết nứt nhỏ trên bề mặt sứ là những đầu mối phá huỷ sứ khi chịu tải trọng cơ học.
+ Tráng men ta nhúng sứ đã chế tạo xong vào bình trong đó có trộn bột men min trong thời gian ngắn hay tráng bằng phương pháp lăn.
- Nung:
+ Là nguyên công rất cơ bản để làm cho sứ có được độ bền cơ học cao, chịu được nước và có các đặc tính cách điện tốt.
+ Thời gian nung từ 20 ÷ 70 giờ tuỳ theo kích thước chiều dày của sứ. Giai đoạn nung ở nhiệt độ cao nhất (đối với sứ định vị là 1300 ÷
13500C, đối với sứ cao áp 1330 ÷ 14100C) chỉ chiếm 1 thời gian
ngắn, nhưng cả quá trình nung lại dài như vậy là vì cần phải để sản phẩm nguội dần trong thời gian dài để tránh sự xuất hiện ứng suất nhiệt và các vết nứt trước khi lấy ra khỏi lò.
+ Được đốt bằng dầu mazút, khí gaz hay than
+ Nhiệt độ hoá dẻo của đất sét làm bao nung không thấp hơn 17000C. + Lò nung có 2 loại: Kiểu là nung gián đoạn và lò nung hầm tunel liên
tục.
+ Do hiện tượng co ngót khi nung nên khi tạo hình cho sứ cách điện phải làm theo kích thước lớn hơn để cuối cùng nhận được thành phẩm gần đúng với yêu cầụ(sai lệch 2 ÷ 5%).
- Tính chất cơ bản của sứ đã nung: + Khối lượng riêng 2,3 ÷ 2,5 g/cm3. + Khối lượng riêng 2,3 ÷ 2,5 g/cm3.
+ Hệ số dãn nở nhiệt dài 34,5.10-6 (độ-1)
+ Giới hạn bền nén lớn từ 4000 ÷ 6000kg/cm2 và sản phẩm mỏng có giới hạn bền nén lớn hơn loại dàỵ + Giới hạn bền kéo của sứ có tráng men là 300 ÷ 500
kg/cm2 còn không tráng men là 200 ÷ 300 kg/cm2. + Giới hạn bền uốn 80÷100 kg/cm2
+ Sứ kém giòn hơn thuỷ tinh nhưng cả hai loại đều bị vỡ khi va chạm
+ Rất bền đối với nhiều phản ứng hoá học, nên được dùng chế tạo dụng cụ hoá nghiệm như cốc , chén nung..
+ Độ bền điện Eđt = 10 ÷ 30 kV/mm + ρ = 1014 ÷ 1015 Ω.cm
Ứng dụng của sứ
• Sứ đường dây gồm có sứ treo dùng cho điện áp cao hơn 35kV, sứ đứng dùng cho điện áp thấp hơn
• Sứ trong các trạm điện là các loại sứ đõ và sứ xuyên
• Sứ dùng cho các thiết bị là các loại sứ tham gia vào kết cấu cảu các thiết bị như là các sứ puli, nhưng linh kiện ở đui đèn, trong công tắc, cầu chì, cầu dao, phích cắm, sứ thông tin…