- Các vật liệu nhiệt dẻo có những ưu điểm: Phần nhiều là co giãn tốt hơn và ít giòn hơn so với vật liệu nhiệt
2. Hợp chất cách điện
- Là hỗn hợp các loại vật liệu cách điện khác nhau ví dụ: nhựa bitum, xenlulô, xerezin…Khi nung nóng ở nhiệt độ cao thì chúng chuyển sang trạng thái lỏng và khi để nguội thì sẽ đông lạị
- Hợp chất khác với sơn ở chỗ trong thành phần của nó không có dung môị Nếu ban đầu ở trạng thái rắn thì trước khi dùng ta phải đung nóng đến nhiệt độ cần thiết để thu được chất có độ nhớt thấp thích hợp
- Độ nhớt là một đặc điểm quan trong đối với hợp chất cách điện
- Thường cho thêm các chất phụ như cát, thạch anh, bột tan…để tạo ra các tính chất cần thiết
* Theo công dụng hỗn hợp cách điện được chia thành 2 loai:
+ Hợp chất tẩm ( chất tẩm cáp) dùng để tẩm cách điện giấy cáp, được chế tạo từ dầu mỏ và thường cho thêm dầu thông hoặc nhựa gốc tổng hợp vào để tăng độ nhớt.
+ Hợp chất rót (chất rót vào cáp) dùng để rót vào các hộp nối, các hộp phân nhánh và phần đầu cáp, nhằm tránh thấm ẩm vào cách điện của cáp và tăng điện áp đánh thủng giữa các lõi cáp đã được tách riêng cũng như giữa các lõi cáp với vỏ của hộp nốị Vỏ nối được dùng để giữ chỗ nối khỏi bi hư hỏng do tác động cơ học. Chất đổ vào cáp gồm có bitum hoặc hỗn hợp dầu mỏ và nhựa thông hay êpốc xị.
7.4.1.5. Vật liệu xơ
• Vật liệu xơ được cấu tạo bằng các phần tử nhỏ và dài gọi là xơ, nó được sử dụng rỗng rãi trong kỹ thuật điện: gỗ, giấy, cáctông, vải, sợi…
• Ưu điểm: Rẻ tiền, độ bền cơ và độ dẻo khá cao, sản xuất thuận tiện.
• Nhược điểm: Độ bền điện và độ dẫn nhiệt không cao, độ hút ẩm lớn.
• Khi được tẩm các tính chất của vật liệu xơ được cải thiện nên được dùng làm vật liệu cách điện
1) Gỗ