Nhận thức rõ vai trò và ý nghĩa của máy ATM và ĐVCNT trong hoạt động kinh doanh của CN nên trong những năm qua CN đã tập trung đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, mở rộng mạng lưới ĐVCNT, cài đặt thêm các máy ATM nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch của KH. Năm 2010, CN có 1 máy ATM và 1 ĐVCNT thì tới 2013 đã quản lý 20 máy ATM và 9 ĐVCNT. Các máy ATM của ngân hàng được lắp đặt tại các CN và các PGD tạo điều kiện cho KH kết hợp việc giao dịch qua máy với việc sử dụng các dịch vụ khác của Ngân hàng: gửi tiền vào tài khoản, rút tiền tại quầy... hay khi gặp sự cố khi giao dịch qua máy, nuốt thẻ do sai mã PIN,... thì nhanh chóng gặp các cán bộ Ngân hàng để giải quyết.
Để hỗ trợ cho việc sử dụng thẻ của khách hàng, CN đã tích cực triển khai hai dịch vụ Mobile Banking và Internet Banking:
Bảng 3.2. Số lượng KH sử dụng dịch vụ Mobile Banking và Internet Banking năm 2012-2013.
Đơn vị tính: người
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Dịch vụ Mobile Banking 685 1.362 Dịch vụ Internet Banking 463 619
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh thẻ tại CN- HCM)
- Dịch vụ Mobile Banking: là dịch vụ ngân hàng hiện đại, cho phép khách hàng sử dụng điện thoại di động để thực hiện các giao dịch với ngân hàng. Sử dụng Mobile Banking, Quý khách không cần phải đến Ngân hàng mà vẫn có thể tiếp cận mọi dịch vụ bất cứ khi nào và ở đâu. Đây là dịch vụ được nhiều khách hàng đăng ký sử dụng nhất. Năm 2013 có 1.362 khách hàng có tài khoản thanh toán tại CN sử dụng dịch vụ này, tăng 98,83% so với năm 2012. Đầu năm 2013, MSB tiếp tục ra mắt dịch vụ mobile app hoàn toàn mới với việc
tập trung vào trải nghiệm khách hàng trên thiết bị di động và bổ sung các tính năng ưu việt giúp khách hàng giao dịch được nhanh chóng và thuận lợi.
- Dịch vụ Internet Banking: Internet Banking (Ngân hàng trực tuyến) là một kênh giao dịch điện tử thông minh, bảo mật và tiện lợi, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Các tính năng bao gồm truy vấn thông tin tài khoản, lịch sử giao dịch, chuyển khoản trong nội bộ ngân hàng và liên ngân hàng, gửi tiết kiệm trực tuyến, thanh toán hoá đơn, nạp tiền...Chỉ cần có máy tính kết nối Internet, KH có thể thực hiện các giao dịch với ngân hàng mọi lúc mọi nơi. Đơn vị tính: Triệu đồng Khoản mục Năm 2011 2012 2013 Doanh số rút tiền mặt 180.466 207.935 385.940 Doanh số chuyển khoản 81.300 135.290 427.354 Doanh số thanh toán ATM 261.766 343.225 509.698 Doanh thu thẻ tín dụng quốc tế ( USD) 372.244 467.063 636.592
( Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh thẻ tại MSB- CN HCM từ 2011-2013 )
Trong khoảng 3 năm gần đây, doanh số thanh toán thẻ của MSB- CN HCM có sự tăng trưởng đáng kể.
Thẻ ghi nợ nội địa: Số lượng thẻ năm 2011 là 769 thẻ, đến 2012 số lượng thẻ đã đạt 1375 thẻ với tổng doanh số rút tiền mặt lên đến 207,935tỷ VND, tổng giao dịch chuyển khoản đạt 135,29 tỷ VND. Và năm 2013, số lượng
Bảng 3.3 : Tình hình sử dụng và thanh toán thẻ tại MSB-CN HCM từ 2011-2013
giao dịch chuyển khoản đạt 427.354 tỷ VND. Đây được coi là một hướng đi đúng đắn của MSB- CN Hồ Chí Minh, đáp ứng nhu cầu thực sự của đông đảo người dân Việt Nam hiện nay.
Trong đó, thẻ M-Money được sử dụng phổ biến nhất bởi KH sẽ được miễn phí mở tài khoản; miễn phí giao dịch thẻ; cung cấp dịch vụ Internet Banking, Mobile Banking trọn gói; mở tài khoản và phát hành thẻ nhanh trong 10 phút. Với đặc tính đó, thẻ đã được rất nhiều công ty dùng để trả lương cho công nhân viên. Đến nay ngoài các giao dịch cơ bản như rút tiền mặt, chuyển khoản các chủ thẻ MSB- CN Hồ Chí Minh có thể thực hiện thêm các giao dịch thanh toán tiền điện, phí bảo hiểm, …
Thẻ ghi nợ quốc tế: so với thẻ ghi nợ nội địa chiếm tỉ trọng rất thấp, hầu như không đáng kể. Năm 2011 đạt 362 thẻ, doanh số sử dụng thẻ 1,162 tỷđồng. Năm 2012 đạt 475 thẻ, doanh số 1,578 tỷđồng (tăng 35,8%). Năm 2013 đạt 614 thẻ, doanh số 2,216 tỷđồng (tăng 40,43%).
Vềthẻ tín dụng quốc tếđến năm 2013 tăng đều ở cả 3 loại thẻ với tổng doanh thu là 636.592 USD, tổng số phí thu được từ hoạt động thanh toán là 18.714 USD trong đó phí tiền mặt là 9783 USD và phí dịch vụ là 8931 USD.
Nhận xét : Như vậy từ khi thành lập cho đến nay, MSB-CN HCM đã đạt được những kết quả kinh doanh thẻ thanh toán hết sức khả quan, dự báo nhiều tiềm năng trước tình hình nền kinh tế quốc gia còn nhiều khó khăn và thị trường luôn biến đổi, cạnh tranh gay gắt giữa các đối thủ trong và ngoài nước.
Trong hoạt động thanh toán thẻ, MSB luôn coi phát triển mạng lưới các ĐVCNT là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển dịch vụ thẻ. Trước tình hình cạnh tranh mạnh mẽ của ngân hàng khác, MSB đã đưa ra chương trình phát triển và mở rộng mạng lưới của mình. Cùng với tổ chức thẻ quốc tế Visa và Master Card, MSB có chương trình khuyến khích cán bộ Marketing nhằm mở rộng mạng lưới thanh toán thẻ của MSB, đồng thời ngoài đội ngũ nhân viên hiện có, ngân hàng cũng có kế hoạch triển khai đội ngũ cộng tác viên trong tiếp thị mở rộng mạng lưới đại lý. Việc tiếp thị cho sản phẩm thẻđược chấp nhận tại thị trường Việt Nam của MSB trong thời gian đầu rất khó khăn. Tuy nhiên với sự cố gắng không ngừng của MSB mạng lưới ĐVCNT đã được mở rộng.
7 2 5 1 6 1 6 7 5 1 2 2 4 16 1 7 4
Biểu đồ 3.1. Hệ thống ATM khu vực TP. Hồ Chí Minh 2013
số lượng máy ATM
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh thẻ của Trung tâm thẻ tại CN- HCM)
Năm 2012, MSB đã kết nối thành công với tổ chức thẻ quốc tế Master Card, cho phép các chủ thẻ Master Card thực hiện giao dịch trên mạng lưới ATM của MSB. Năm 2013, MSB đã tập trung đặt ATM tại những khu vực/thành phốđông dân cư, khu dịch vụ trả lương và các tòa nhà cao tầng.