Thảo luận kết quả nghiên cứu:

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH CỔ TỨC ĐẾN BIẾN ĐỘNG GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TPHCM.PDF (Trang 56)

Dựa vào kết quả của bài nghiên cứu có thể kết luận rằng các nhà quản lý của các công ty có thể thay đổi biến động giá cổ phiếu bằng việc lựa chọn các chính sách cổ tức khác nhau. Thật vậy, các nhà quản lý có thể sử dụng chính sách cổ tức như là một công cụđể kiểm soát biến động giá cổ phiếu. Cụ

thể, các nhà quản lý có thể giảm biến động giá cổ phiếu của công ty bằng cách tăng tỷ lệ chi trả cổ tức hoặc ngược lại.

Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng có thể sử dụng kết quả của bài nghiên cứu để phân tích cổ phiếu mà họđang nắm giữ hoặc đang quan tâm thông qua chính sách cổ tức của các công ty từ đó đưa ra chiến lược đầu tư cho riêng mình. Đối với nhà đầu tưưa thích rủi ro, mạo hiểm thì nên chọn cổ phiếu của các công ty có suất sinh lợi cổ tức và tỷ lệ chi trả cổ tức thấp vì mong đợi sự

biến động giá cổ phiếu cao do đó lợi nhuận nhận được khi kinh doanh chứng khoán cao hơn. Ngược lại, nếu nhà đầu tư e ngại rủi ro thì nên chọn những cổ

phiếu của các công ty có suất sinh lợi cổ tức và tỷ lệ chi trả cổ tức cao vì mong đợi biến động giá cổ phiếu thấp và thu nhập từ cổ tức thì đảm bảo hơn là lợi nhuận dự báo từ các cơ hội đầu tư trong tương lai của doanh nghiệp.

Bài nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố như qui mô công ty, biến động lợi nhuận trước thuế và lãi vay, tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản và tốc độ

tăng trưởng đều có ảnh hưởng đáng kể đến biến động giá cổ phiếu. Do vậy, các nhà đầu tư có thể sử dụng kết quả của bài nghiên cứu để phân tích, đánh giá chung về cổ phiếu của các doanh nghiệp để đưa ra quyết định lựa chọn danh mục đầu tư cổ phiếu hợp lý.

CHƯƠNG V

KT LUN

5.1. Kết qu nghiên cu:

Kết quả thực nghiệm của bài nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ ngược chiều đáng kể giữa suất sinh lợi cổ tức và tỷ lệ chi trả cổ tức với biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết tại thị trường chứng khoán Thành Phố Hồ

Chí Minh. Kết quả nghiên cứu này cung cấp bằng chứng ủng hộ mạnh mẽ cho nghiên cứu của (Baskin, 1989) nhưng kết quả nghiên cứu lại mâu thuẫn với nghiên cứu của (Allen & Rachim, 1996).

Ngoài ra, kết quả của bài nghiên cứu cho thấy qui mô công ty, biến

động lợi nhuận trước thuế và lãi vay, tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản và tốc

độ tăng trưởng có ảnh hưởng đáng kểđến biến động giá cổ phiếu.

Mối quan hệ ngược chiều quan trọng giữa biến động giá cổ phiếu và suất sinh lợi cổ tức cung cấp bằng chứng thực nghiệm ủng hộ cho lý thuyết về

hiệu ứng thời gian, hiệu ứng tỷ suất sinh lợi, hiệu ứng kinh doanh chênh lệch giá, và hiệu ứng thông tin. Hơn nữa, việc tìm thấy ảnh hưởng ngược chiều

đáng kể của tỷ lệ chi trả cổ tức lên biến động giá cổ phiếu ủng hộ cho lý thuyết hiệu ứng tỷ suất sinh lợi và hiệu ứng thông tin.

Dựa trên hiệu ứng thời gian, ta kỳ vọng rằng giá cổ phiếu của công ty với suất sinh lợi cổ tức cao thì ít bị tác động bởi sự biến động của tỷ lệ chiết khấu bởi vì suất sinh lợi cổ tức cao hàm ý một dòng tiền trong ngắn hạn. Do vậy, mối quan hệ ngược chiều giữa suất sinh lợi cổ tức và biến động giá cổ

Thêm vào đó, dựa vào hiệu ứng tỷ suất sinh lợi ta kỳ vọng rằng công ty có suất sinh lợi cổ tức và tỷ lệ chi trả cổ tức thấp thì có thể được định giá cao hơn giá trị tài sản thực hiện tại bởi vì công ty đó có tiềm năng tăng trưởng lớn. Và bởi vì mức thu nhập dự báo từ các cơ hội tăng trưởng thì không đáng tin cậy bằng việc dự đoán thu nhập từ tài sản, do vậy những công ty có suất sinh lợi cổ tức và tỷ lệ chi trả cổ tức thấp hơn thì có biến động giá cổ phiếu cao hơn. Bởi vậy, kỳ vọng rằng biến động giá cổ phiếu với suất sinh lợi cổ tức cũng như tỷ lệ chi trả cổ tức có mối quan hệ ngược chiều điều mà bài nghiên cứu này chứng minh.

Tiếp theo, dựa trên hiệu ứng kinh doanh chênh lệch giá, bởi vì lợi nhuận vượt trội phụ thuộc vào suất sinh lợi cổ tức và tỷ lệ chiết khấu nên với suất sinh lợi cổ tức cao hơn sẽ dẫn tới lợi nhuận từ kinh doanh chênh lệch giá sẽ cao hơn. Chính vì lý do đó ta kỳ vọng biến động giá cổ phiếu và suất sinh lợi cổ tức có quan hệ ngược chiều và kỳ vọng này giống với kết quả của bài nghiên cứu này.

Hơn nữa, dựa trên hiệu ứng thông tin thì suất sinh lợi cổ tức cao có thể

là một tín hiệu cho thấy sựổn định của công ty. Do đó, kỳ vọng rằng suất sinh lợi cổ tức và tỷ lệ chi trả cổ tức sẽ có mối quan hệ ngược chiều với biến động giá cổ phiếu điều mà nhất quán với bài nghiên cứu này.

5.2. Hn chế và hướng nghiên cu:

Bài nghiên cứu chỉ giới hạn trong phạm vi 102 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn ngắn từ

2007 đến 2012. Quá trình thực hiện nghiên cứu có thể vấp phải một số hạn chế nhất định làm ảnh hưởng đến độ chính xác. Một số hạn chế nhất định như

hạn chế về mặt số liệu do thị trường chứng khoán Việt Nam vừa mới ra đời nên số lượng công ty không nhiều không đại diện cho thị trường và thời gian hoạt động ngắn nên khó dựđoán cho tương lai. Hạn chế về mặt tiếp cận thông tin, thị trường chứng khoán Việt Nam các thông tin chưa công bố thực sự rõ ràng và đầy đủ điều này cũng làm giảm đi một phần độ chính xác trong kết quả phân tích. Do đó, việc mở rộng hướng nghiên cứu trong tương lai cho toàn thị trường chứng khoán Việt Nam với khung thời gian dài hơn thì cần thiết để làm gia tăng tính chính xác và đáng tin cậy của đề tài giúp cho các nhà quản lý ra quyết định về chính sách cổ tức và giúp cho các nhà đầu tư

trong việc đưa ra các quyết định đầu tư.

Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã ảnh hưởng đến nền kinh tế thế

giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Do đó, nếu phát triển hướng nghiên cứu theo hướng mở rộng thời gian nghiên cứu cho giai đoạn trước khủng hoảng, trong khủng hoảng và sau khủng hoảng thì sẽ rõ ràng hơn trong việc tìm hiểu tác động của chính sách cổ tức đến biến động giá cổ phiếu.

Kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm cho thấy có rất nhiều yếu tố tác động đến biến động giá cổ phiếu. Nhưng do hạn chế về khả năng thu thập dữ liệu tác giả không thểđưa hết các yếu tố tài chính vào mô hình để (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khảo sát sự tác động của chúng đến biến động giá cổ phiếu. Các biến xem xét chủ yếu vẫn là yếu tố thuộc nội tại của doanh nghiệp mà chưa xem xét đến các biến số môi trường bên ngoài doanh nghiệp. Đó là, nghiên cứu này chỉ

dừng lại ở việc kiểm tra thực nghiệm về các yếu tố suất sinh lợi cổ tức, tỷ lệ

chi trả cổ tức, qui mô công ty, biến động lợi nhuận trước thuế và lãi vay, tỷ lệ

nợ dài hạn trên tổng tài sản và tốc độ tăng trưởng tác động đến biến động giá cổ phiếu. Còn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu như: sự tiến triển của nền kinh tế quốc dân, tình hình kinh tế khu vực và thế giới; lạm phát; tình hình biến động của lãi suất; chính sách thuế của Nhà nước đối với thu nhập từ

chứng khoán; những biến động về chính trị, xã hội, quân sự; những yếu tố nội tại gắn liền với nhà phát hành biến động; tâm lý nhà đầu tư … thì biến động giá cổ phiếu sẽ chịu ảnh hưởng bởi nhân tố nào nhất và khác nhau như thế

nào? Đây cũng là vấn đề cần nghiên cứu sâu thêm ở các bài nghiên cứu tiếp theo.

Các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán thuộc nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh khác nhau. Do vậy hướng nghiên cứu tiếp theo có thể là nghiên cứu tác động của chính sách cổ tức đến biến động giá cổ

phiếu của một ngành nghề cụ thể nào đó như các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại, tiêu dùng,…

TÀI LIU THAM KHO

TING VIT

1. Hoàng Trọng, Chu Thị Mộng Ngọc, “Phân tích d liu nghiên cu vi SPSS”, Nhà xuất bản Hồng Đức, năm 2008.

2. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Phạm Hoàng Thi, “Tác động ca chính sách c tc đến đến động giá c phiếu ca các công ty niêm yết”, 2013. 3. Phạm Trí Cao – Vũ Minh Châu, “Kinh tế lượng ng dng”, Nhà xuất

bản Thống Kê, năm 2010.

4. Trần Ngọc Thơ chủ biên và các cộng sự, “Giáo trình Tài Chính Doanh Nghip Hin Đại”, Nhà xuất bản Thống Kê, năm 2007.

TING ANH

5. Allen, D. E., & Rachim, V. S. (1996). Dividend policy and stock price volatility: Australian evidence. Applied Financial Economics, 6(2), 175-188.

6. Amihud, Y., & Murgia, M. (1997). Dividends, taxes, and signaling: evidence from Germany. Journal of Finance, 397-408.

7. Asquith, P., & Mullins Jr, D. W. (1983). The impact of initiating dividend payments on shareholders' wealth. Journal of Business, 77-96. 8. Baskin, J. (1989). Dividend policy and the volatility of common stocks.

9. Ben-Zion, U., & Shalit, S. S. (1975). Size, leverage, and dividend record as determinants of equity risk. The Journal of Finance, 30(4), 1015-1026.

10. Black, F., & Scholes, M. (1974). The effects of dividend yield and dividend policy on common stock prices and returns. Journal of Financial Economics, 1(1), 1-22.

11. Dhaliwal, D. S., Erickson, M., & Trezevant, R. (1999). A test of the theory of tax clienteles for dividend policies. National Tax Journal, 52, 179-194.

12. Eades, K. M. (1982). Empirical evidence on dividends as a signal of firm value. Journal of Financial and Quantitative Analysis, 17(4), 471- 500.

13. Gordon, M. J. (1962). The Investment, Financing, and Valuation of the Corporation (Homewood, Illinois: Irwin Publishers.

14. Holder, M. E., Langrehr, F. W., & Hexter, J. L. (1998). Dividend policy determinants: An investigation of the influences of stakeholder theory. Financial management, 73-82.

15. Hussainey, K., Mgbame, C. O., & Chijoke-Mgbame, A. M. (2011). Dividend policy and share price volatility: UK evidence. Journal of Risk Finance, The, 12(1), 57-68.

16. Miller, M. H., & Modigliani, F. (1961). Dividend policy, growth, and the valuation of shares. the Journal of Business, 34(4), 411-433.

17. Mohammad Hashemijoo, Aref Mahdavi Ardekani, Nejat Younesi, 2012. The impact of dividend policy on share price volatility in the

Malaysia Stock Market. Journal of Buniness Studies Quarterly, Vol. 4, No. 1, pp. 111 – 129.

18. Nazir, M. S., Nawaz, M. M., Anwar, W., & Ahmed, F. (2010). Determinants of stock price volatility in Karachi stock exchange: The mediating role of corporate dividend policy. International Research Journal of Finance and Economics (55).

19. Pettit, R. R. (1977). Taxes, transactions costs and the clientele effect of dividends. Journal of Financial Economics, 5(3), 419-436. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

20. Rozeff, M. (1982). Growth, beta and agency costs as determinants of dividend payout ratios. Journal of Financial Research, Vol. 5, No. 3, pp. 249-259, Fall 1982.

21. Suleman, M., Asghar, M., Ali Shah, S., & Hamid, K. (2011). Impact of Dividend Policy on Stock Price Risk: Empirical Evidence from Equity Market of Pakistan.

22. Travlos, N., Trigeorgis, L., & Vafeas, N. (2001). Shareholder wealth effects of dividend policy changes in an emerging stock market: The case of Cyprus. Multinational Finance Journal, 5(2), 87-112.

23. Uddin, M. H., & Chowdhury, G. M. (2005). Effect of Dividend Announcement on Shareholders’ Value: Evidence from Dhaka Stock Exchange. Journal of Business Research, 1.

CÁC TRANG WEB

24. http://scholar.google.com.vn/ 25. http://www.sciencedirect.com/ 26. http://ssrn.com/

27. http://www.jstor.org/ 28. http://vietstock.vn/ 29. http://cafef.vn/ 30. http://www.cophieu68.vn/ 31. http://wss.com.vn/Tintuc/Chitiettintuc/tabid/315/ArticleID/41808/tid/2 57/Default.aspx

PH LC

Ph lc s 01: Danh sách doanh nghiệp sử dụng trong mô hình kinh tế lượng

STT

CHNG

KHOÁN TÊN DOANH NGHIP

1 ABT Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre

2 ACL

Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang

3 AGF Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang 4 ALP Công ty Cổ phần Đầu tư Alphanam

5 ANV Công ty cổ phần Nam Việt

6 BBC Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn 7 BHS Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa 8 BMC Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định 9 BMP Công ty cổ phần nhựa Bình Minh 10 BT6 Công ty cổ phần Beton 6 11 CII Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 12 CLC Công ty Cổ phần Cát Lợi 13 COM Công ty cổ phần Vật Tư - Xăng Dầu

14 DCT Công ty cổ phần Tấm lợp Vật liệu Xây dựng Đồng Nai 15 DHA Công ty Cổ phần Hoá An

16 DHG Công ty cổ phần Dược Hậu Giang

17 DIC Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại DIC 18 DMC Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco 19 DPM Tổng công ty cổ phần Phân bón và Hóa chất dầu khí 20 DPR Công ty cổ phần Cao su Đồng Phú

21 DRC Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng 22 DTT Công ty Cổ phần Kỹ nghệĐô Thành 23 FMC Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta 24 FPT Công ty cổ phần FPT

25 GIL Công ty CBình Thạnh ổ phần Sản Xuất Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu 26 GMC Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại May Sài Gòn 27 GMD Công ty cổ phần Đại lý Liên hiệp vận chuyển

29 HAS Công ty cổ phần Hacisco

30 HAX Công ty cổ phần Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh 31 HBC

Công ty cổ phần Xây Dựng và Kinh Doanh Địa ốc Hòa Bình

32 HDC Công ty cổ phần Phát triển nhà Bà Rịa-Vũng Tàu 33 HMC Công ty Cổ phần Kim khí TP Hồ Chí Minh 34 HPG Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát

35 HRC Công Ty Cổ Phần Cao su Hòa Bình

36 HSI Công ty cổ phần Vật tư Tổng hợp và Phân bón Hóa sinh 37 HT1 Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

38 HTV Công ty cổ phần vận tải Hà Tiên

39 ICF Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Thủy sản 40 IFS Công ty cổ phần Thực Phẩm Quốc Tế

41 IMP Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm 42 KDC Công ty cổ phần Kinh Đô

43 KHA Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Khánh Hội 44 KHP Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa

45 L10 Công ty cổ phần LILAMA 10

46 LAF Công ty Cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Long An 47 LBM Công ty cĐồng ổ phần Khoáng sản và Vật liệu xây dựng Lâm 48 LGC Công ty cổ phần LICOGI 16

49 MCP Công Ty Cổ Phần In và Bao bì Mỹ Châu 50 MHC Công ty cổ phần hàng hải Hà Nội

51 MPC Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy hải sản Minh Phú 52 NAV Công ty Cổ phần Nam Việt

53 NSC Công ty Cổ phần Giống cây trồng Trung Ương 54 NTL Công ty cổ phần Phát triển đô thị Từ Liêm 55 PAC Công ty Cổ phần Pin Ắc quy miền Nam

56 PET Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí 57 PGC Công ty Cổ Phần Gas Petrolimex

58 PJT Công Ty CPetrolimex ổ Phần Vận tải Xăng dầu Đường Thủy 59 PNC Công ty cổ phần văn hoá Phương Nam

60 PPC Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại

61 PVD Tổng công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí 62 PVT Tổng Công ty cổ phần Vận tải dầu khí

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH CỔ TỨC ĐẾN BIẾN ĐỘNG GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TPHCM.PDF (Trang 56)