c. Hệ thống tiếp điểm của contactor:
5.1.3. PLC LOGO 230RC
a/ Thông số:
Điện áp cấp trong khoảng 115-240VAC/DC. Có tích hợp hàm thời gian thực.
Có màn hình hiển thị, 8 ngõ vào số và 4 ngõ ra số. Khả năng mở rộng: 4 modul số và 4 modul tương tự. b/ Cách đấu dây:
Việc đi dây cho các đầu vào được chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm 4 ngõ vào. Các đầu vào trong cùng 1 nhóm chỉ có thể cấp cùng một pha điện áp. Các đầu vào trong hai nhóm có thể cấp cùng pha hoặc khác pha điện áp.
Ta có thể kết nối nhiều dạng tải khác nhau vào ngõ ra. Ví dụ: đèn, motor, contactor, relay,…
Tải thuần trở: tối đa 10A. Tải cảm: tối đa 3A.
d/ Lập trình:
Các hàm lập trình trong LOGO được chia thành 4 danh sách sau đây:
Co: danh sách các điểm liên kết (bit M, các ngõ ra, ngõ vào,…), các hằng số. GF: danh sách các hàm cơ bản như AND, OR,…
SF: danh sách các hàm đặc biệt (on delay, off delay,... ). BN: danh sách các block đã được sử dụng trong sơ đồ mạch.
5.2. Tủ bù:
Relay bảo vệ quá dòng chạm đất ( OC/EF )
Hình 5. : Mikro 1000A
Hình 5. : Sơ đồ đấu nối. Thông số:
Dòng điện định mức 5A. Tần số: 50 – 60Hz
Điện áp hoạt động: 198V – 265V. 5.3. Bộ điều khiển tụ bù ( PFR):
Hình 5. : Mikro PFR 120.
Hình 5. :Sơ đồ đấu nối a/ Đặc tính:
Sử dụng bộ vi xử lý thông minh để điều khiển đóng cắt. Tự động điều chỉnh hệ số C/K và số cập định mức.
Tự động đổi cực tính của biến dòng.
Hiển thị thông số: Hệ số công suất, dòng điện và tổng sóng hài của dòng điện. Lập trình được độ nhạy.
Cấp cuối cùng có thể lập trình báo động, điều khiển quạt.
Báo động thiếu áp, quá áp, bù thiếu, bù lố, tổng sóng hài quá cao. Giao diện sử dụng than thiện.
b/ Thông số:
Điện áp 240V AC/ 415V AC. Tần số 50 – 60Hz.
Dòng điện 5A. c/ Cài đặt:
Bước 1 : Cài đặt hệ số cos(phi)
Cấp nguồn cho bộ điều khiển, nhấn nút MODE/SCROLL cho đến khi đèn Set Cos(phi) sáng. Nhấn nút PROGRAMS để cho phép chỉnh hệ số Cos(phi). Nhấn nút UP hoặc DOWN để chọn được hệ số Cos(phi) mong muốn. Thông số này thường được đặt từ 0.90 đến 0.98 cảm (Đèn IND trong hiển thị b sáng). Thông thường cài đặt Cos(phi)=0.95.
Bước 2 : Cài đặt hệ số C/K
Hệ số C/K của bộ điều khiển tụ bù Mikro có thể cài đặt tự động. Tuy nhiên nếu việc cài đặt tiến hành tại xưởng lắp đặt thì ta nên cài đặt bằng tay hệ số này thì bộ điều khiển tụ bù hoạt động sẽ chính xác hơn.
Tiến hành chỉnh : Nhấn nút MODE/SCROLL cho đến khi đèn C/K sáng. Nhấn nút PROGRAMS để thay đổi giá trị C/K. Nhấn nút UP hoặc DOWN cho đến khi đạt hệ số C/K là 0.56. Nhấn nút PROGRAMS để xác nhận thay đổi giá trị C/K.
Bước 3 : Cài đặt các bước tụ
nút MODE/SCROLL cho đến khi đèn RATED STEPS sáng. Nhấn
nút PROGRAMS để thay đổi giá trị các bước tụ. Lúc này ta sẽ thấy đèn số 1 sáng. Nhấn nút PROGRAMS để thay đổi giá trị này. Nhấn nút UP hoặc DOWN cho đến khi đạt giá trị 001. Nhấn nút PROGRAMS để xác nhận thay đổi. Nhấn nút UP, đèn số 2 sáng. Ta tiến hành thay đổi bước tụ số 2 thành 001 như trên. Tiến hành nhập 001 cho các bước tụ 3,4. Tiến hành nhập các giá trị 000 cho các bước tụ 5,6 (vì không sử dụng). Kết thúc cái đặt các bước tụ.
Bước 4 : Cài đặt chương trình điều khiển
Trước tiên ta sẽ cài đặt chương trình điều khiển bù bằng tay để kiểm tra hoạt động của các contactor. Nhấn nútMODE/SCROLL cho đến khi đèn SWITCH PRO sáng. Nhấn nút PROGRAMS để thay đổi chương trình điều khiển. Nhấn nút UP hoặc DOWN chọn chương trình điều khiển bằng tay (n-A). Nhấn nút PROGRAMS để xác nhận thay đổi.
Để kiểm tra chương trình điều khiển bù bằng tay, ta nhấn
nút MODE/SCROLL cho đến khi đèn MANUAL sáng. Nhấn nútUP từng lượt và quan sát. Nếu sau mỗi lần nhấn có 1 contactor tác động thì phần mạch điều khiển và chương trình bù bằng tay hoạt động tốt. Nhấn nút DOWN để cắt các cấp tụ bù ra.
Sau khi đã kiểm tra điều khiển bù bằng tay, ta tiến hành chuyển sang chương trình điều khiển bù tự động như sau:
Nhấn nút MODE/SCROLL cho đến khi đèn SWITCH PRO sáng. Nhấn nút PROGRAMS để thay đổi chương trình điều khiển. Nhấn nút UP hoặc DOWN chọn chương trình điều khiển tự động (Aut). Nhấn nút PROGRAMS để xác nhận thay đổi.
.
Sơ đồ đấu nối của ATS OSUNG Chương V: Tìm hiểu về ATS
5.1. Khái niệm:
ATS (Automatic Transfer Switch) là bộ chuyển đổi nguồn tự động, gồm có 3 thành phần chính sau:
Phần động lực (Contactor, MCCB, ACB).
Bộ điều khiển: dùng bộ điều khiển chuyên dụng tích hợp với tủ ats ( của Osung, Socomec….), dùng các rơle logic (Logo, Zelio….), dùng các bộ PLC nhỏ (đối với ứng dụng phức tạp.
5.2. Phân loại:
Đối với các ứng dụng chuyển đổi 1 nguồn chính (điện lưới) – máy phát điện diesel dự phòng thường sử dụng các bộ tủ ats tích hợp (tích hợp 2 contactor trong cùng thân và có liên động cơ điện), các nhà cung cấp thường có cả bộ điều khiển ATS chuyên dụng. Các sản phẩm này phổ biến trên thị trường việt nam là của các nhà sản xuất (Osung, Pesco/ Hàn quốc, Socomec/Pháp, Ý….).
Ưu điểm, cơ cấu gọn nhẹ đơn giản dễ sử dụng, tích hợp sẵn các chức năng (khởi động máy phát ….) giá thành hạ.
Nhược điểm: không áp dụng được trong các trường hợp phức tạp như có 2 nguồn lưới 1 nguồn dự phòng …. thường dùng cho ứng dụng có dòng tối đa đến khoảng 1600-3200A. Dòng cắt ngắn mạch chịu đựng được thường không cao. Đối với các ứng dụng lớn, phức tạp có 2 hoặc nhiều hơn nguồn lưới + Nguồn dự phòng, phương án tối ưu là sử dụng MCCB & ACB có động cơ đóng cắt + bộ điều khiển tủ ats của các hãng. Phổ biến trên thị trường việt nam là sản phẩm của các nhà sản xuất (ABB, Merlin Gerin, Siemens…), các MCCB &ACB được nối liên động điện cơ với nhau để thực hiện chức năng chuyển mạch tự động.
Ưu điểm: Khả năng tùy biến cao, chọn được nhiều chế độ hoạt động, thông số kỹ thuật cao…. dễ dàng thay thế khi gặp sự cố và bảo dưỡng (đối với loại withdrawble). Dễ dàng kết nối với các hệ thống quản lý cấp cao hơn.
Nhược điểm: Giá thành cao, tốn diện tích…. thích hợp với những ứng dụng có yêu cầu cao.
Chương VI: Tìm hiểu bù công suất.
6.1 Lợi ích của việc bù công suất phản kháng: 6.2 Các dạng bù công suất: