Khái quát và công dụng

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN FASTECH VIỆT NAM (Trang 29)

b. Sơ đồ nguyên lý CB điện áp thấp:

4.8.1. Khái quát và công dụng

Role thời gian là 1 role có chức năng tạo ra thời gian duy trì cần thiết khi truyền tín hiệu từ một thiết bị này sang 1 thiết bị khác.

Có nhiều nguyên tắc tạo trễ trong role thời gian:

- Tạo trễ bằng cơ khí ( cơ cấu đồng hồ quay tính htoi72 gian).

- Tạo trễ điện từ ( sử dụng dòng điện cảm ứng tạo thời gian trễ).

- Tạo trễ bằng cơ cấu thủy lực ( sử dụng piston thủy lực tạo áp suất phản kháng khi tác động)

- Tạo trễ bằng mạch điện tử.

Role thời gian gồm: mạch từ của nam châm điện, bộ định thời gian làm bằng linh kiện điện tử, hệ thống tiếp điểm chịu dòng điện nhỏ (5A), vỏ bảo vệ các chân ra tiếp diểm.

Tùy theo yêu cầu sử dụng khi lắp ráp hệ thống mạch điều khiển truyền động, ta có hai loại rờ-le thời gian: ON DELAY, OFF DELAY.

+ ON DELAY:

Khi cấp nguồn vào cuộn dây của role thời gian ON DELAY, các tiếp điểm tác động không tính thời gian chuyển đổi trạng thái tức thời (thường đóng hở ra, thường hở đóng lại), các tiếp điểm tác động có tính thời gian không đổi.Sau khoảng thời gian đã định trước, các tiếp điểm tác động có tính thời gian sẽ chuyển trạng thái và duy trì trạng thái này.

Khi ngưng cấp nguồn vào cuộn dây, tất cả các tiếp điểm tức thời trở về trạng thái ban đầu.

Kí hiệu tiếp điểm có tính thời gian

Tiếp điểm thường mở, đóng chậm, mở nhanh. Tiếp điểm thường đóng, mở chậm, đóng nhanh

Hình 4.: Sơ đồ chân

+ OFF DELAY:

Khi cấp nguồn vào cuộn dây của role thời gian OFF DELAY, các tiếp điểm tác động tức thời và duy trì trạng thái này.

Khi ngưng cấp nguồn vào cuộn dây, tất cả các tiếp điểm tác động không tính thời gian trở về trạng thái ban đầu.Tiếp sau đó một khoảng thời gian đã định trước, các tiếp điểm tác động có tính thời gian sẽ chuyển về trạng thái ban đầu. Tiếp điểm thường mở, đóng nhanh, mở chậm.

Tiếp điểm thường đóng, mở nhanh, đóng chậm. 4.9. Contactor:

4.9.1. Khái quát và công dụng:

Contactor là một khí cụ điện dùng để đóng ngắt các tiếp điểm, tạo liên lạc trong mạch điện bằng nút nhấn.Như vậy khi sử dụng contactor ta có thể điều khiển mạch điện từ xa có phụ tải với điện áp đến 500V và dòng là 600A (vị trí điều khiển trạng thái hoạt động của contactor rất xa vị trí các tiếp điểm đóng ngắt mạch điện).

Kí hiệu

4.9.2. Phân loại:

- Phân loại theo nguyên lý truyền động:kiểu điện tử, kiểu khí nén, kiểu thủy lực.

- Phân loại theo dòng điện qua tiếp điểm chính: một chiều, xoay chiều.

- Phân loại theo điện áp cấp cho cuộn hút:một chiều, xoay chiều.

- Phân loại theo số lượng tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ: 1,2,3,4…

4.9.3. Cấu tạo:

Contactor được cấu tạo gồm các thành phần: Cơ cấu điện từ (nam châm điện), hệ thống dập hồ quang, hệ thống tiếp điểm (tiếp điểm chính và phụ).

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN FASTECH VIỆT NAM (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w