1.3.2.1. Máy ép trục lăn (máy ép nén)
Hình 1.8:Nguyên lý làm việc của máy ép nén
Máy ép trục lăn làm việc liên tục, gồm có 2 bộ phận nén (2 trục lăn) và bộ phận tạo hình (khuôn đúc). Hai trục lăn quay ngược chiều nhau tạo nên áp suất đẩy bột nhão và khuôn đúc.
Khuôn đúc là cái đĩa kim loại có gia công lỗ có hoa văn.
1.3.2.2.Máy ép cán
Những cục bột nhão mì chuyển động nhờ băng tải vận chuyển 1 và tác dụng lên máng cố định 2 (hình 6a).Khi cục bột nhão đi dọc theo máng có diện tích nhỏ dần thì nó được giữ chặt tạo nên cơ cấu đồng nhất và tròn.
Quá trình dát mỏng những cột bột nhão mì đều xảy ra khi nó chuyển động dọc theo kẽ hở nhỏ dần tạo nên bởi băng tải vận chuyển 1
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật Page 23 va thành cố định 2 hoặc băng tải vô tận khác 3, chuyển động về phía ngược lại. Lúc này cục bột nhão quay xung quanh trục của nó, chuyển dời ra khỏi khe hở và dần dần được tạo thành khe hở hình trụ (hình 6b).
Khi dát bột nhão mì trắng sẽ thực hiện 1 số khâu. Đầu tiên những cục bột nhão đi qua giữa đôi trục 1, quay ngược chiều nhau và cán mỏng thành bánh. Sau đó nhờ trục 2 được cuộn xoắn ốc. Cuộn đó được đưa ra bởi thùng quay 3, và được cán giữa thùng và bề mặt vỏ máy cố định 4 và sau đó chuyển sang băng tải 5, kết quả nó tự kéo dài ra đến kích thước cần thiết (hình 6c).
Hình 1.9: Nguyên lý làm việc của máy ép cán dùng trong CN bánh kẹo
1.2.2.3. Máy dập ép
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật Page 24 Bộ phận tạo hình (khuôn đúc 1 của máy ép (hình1.17)) được gia công thành hình hoa văn phong phú. Bộ phận tạo hình thực hiện chuyển động qua lại, đưa khối bột nhào đã được cán 2 nằm trên băng tải 3 và ép xuống. Áp suất dập gần 0,3 - 0,5 MN/m² (3 - 5 kg/cm²). 1.3.2.4. Máy ép đóng bánh Hình 1.11: Sơđồ làm việc của máy ép có khuôn đúc kiểu đứng 1.Khuôn đúc 2.Bàn đỡ 3.Sản phẩm 4.Tấm kim loại
Bộ phận chủ yếu của máy ép có khuôn đúc kiểu đứng là các đĩa hoặc cái bánh quay chậm.
Đĩa có những lỗ ở đó đặt các khuôn đúc. Vật liệu ẩm từ bộ phận nạp liệu cho vào các khuôn đó để đóng bánh. Đáy khuôn là các bàn di động lên xuống.
Quá trình đóng bánh có thể theo dõi ở sơ đồ hình vẽ ở dưới. Tạo vị trí I, bàn đỡ 2 thấp nhất. Sau đó khuôn đúc 1 chất đầy sản phẩm ướt 3 (vị trí II), tiếp đến ép nguyên liệu bởi bàn đỡ (ở giai đoạn này trên khuôn đúc có đặt tấm 4 vị trí III) và cuối cùng bàn đỡ đầy thành phẩm đóng bánh và nâng cao hơn mặt bàn khoảng 0.5mm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật Page 25 Trong 1 vòng, bàn sẽ ngừng lại 4 lần với thời gian 1÷1,5 giây, cả 4 khuôn đúc,làm việc với v=8 vòng/phút, tạo 32 bánh/phút. Áp suất ép gần 150-200kg/cm².
1.4. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng thiết bị ép viên, thanh trong & ngoài nước