Về thành phần hóa học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm vi học, thành phần hóa học của vị thuốc ba chạc (euodia lepta (spreng ) merr , họ cam rutaceae) (Trang 47)

 Định tính sơ bộ các chất hữu cơ bằng phản ứng hóa học xác định được:

- Trong vỏ thân, lá và cành non cây Ba chạc đều có: Alcaloid, saponin steroid, tannin, chất béo, sterol, acid amin, đường khử.

- Sự khác biệt cơ bản ở hai mẫu dược liệu là: Lá và cành non có chứa flavonoid, không có coumarin; trong khi vỏ thân có chứa coumarin và không có flavonoid.

 Định tính alcaloid toàn phần bằng SKLM

Khai triển với hệ dung môi chloroform – aceton – acid formic (9: 2,75: 1,5) thu được sắc ký đồ với các vết tách nhau rõ ràng ở cả 2 mẫu nghiên cứu. Kết quả khẳng định: mẫu lá và cành non Ba chạc có chứa alcaloid, mẫu vỏ thân Ba chạc cần tiếp tục nghiên cứu thêm.

 Chiết xuất

Áp dụng phương phương pháp chiết xuất siêu âm dược liệu vỏ thân cây Ba chạc trong điều kiện 600C với dung môi chiết là EtOH 90% chúng tôi nhận thấy:

Sử dụng EtOH 90% làm dung môi chiết đã chiết được phần lớn các nhóm chất có trong vỏ thân cây Ba chạc.

Tuy nhiên, quá trình chiết xuất như trên không loại được tạp nhựa có trong dược liệu nên có hiện tượng xuất hiện khối tủa dẻo không tan trong nước (tạp này có mặt trong cắn E ở phân đoạn ethyl acetat). Điều này định hướng cho việc lựa chọn dung môi và phương pháp chiết xuất thích hợp cho các nghiên cứu sâu hơn đối với dược liệu vỏ thân Ba chạc.

Tiến hành chiết xuất phân đoạn từ dịch chiết EtOH đậm đặc với các dung môi có độ phân cực tăng dần: n-hexan, ethyl acetat, n-butanol bão hòa trong nước thu được cắn các phân đoạn chiết. Sau khi cân xác định hàm lượng cắn, nhận thấy cắn E có

hàm lượng lớn hơn so với cắn H và cắn B. Cắn H hàm lượng ít nhất. Các cắn phân đoạn này được định tính bằng sắc ký lớp mỏng làm cơ sở cho các nghiên cứu sâu hơn về mặt hóa học.

 Định tính bằng SKLM các cắn phân đoạn

Hệ dung môi khai triển cho cả 3 mẫu cắn phân đoạn cắn H, cắn E, và cắn B là: toluene – ethyl acetat – acid formic (5:7:1) cho hình ảnh sắc ký đồ rõ ở UV366. Điều này cho phép ta dễ dàng so sánh sự giống và khác nhau giữa các cắn phân đoạn về thành phần các chất thông qua sắc ký đồ. Nhận thấy tại sắc ký đồ ở UV366 có một số vết xuất hiện trong cả 3 cắn đặc biệt là cắn E và cắn B. Điều này chứng minh rằng việc dùng dung môi khác nhau để chiết, tách các nhóm chất chỉ mang tính tương đối, không đảm bảo một chất chỉ có mặt ở phân đoạn này mà không có mặt ở phân đoạn liền kề.

 Định lượng tinh dầu trong lá và cành non cây Ba chạc

Hàm lượng tinh dầu thực tế xác định được trong mẫu lá, cành non cây Ba chạc thu hái tại xã Đại Phạm, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ là khá nhỏ: 0,06% nên sai số tính theo khối lượng dược liệu khô có thể tương đối lớn, cần nghiên cứu thêm . Theo tài liệu [30] thì hàm lượng tinh dầu trong cành và lá cây Ba chạc Trung Quốc là 0,20 – 0,25 %. Điều này cho thấy thành phần hóa học của lá cây Ba chạc ở các vùng, miền khác nhau có thể có sự khác nhau.

KẾT LUẬN

Trong khuôn khổ khóa luận tốt nghiệp dược sĩ đại học với đề tài: “Nghiên cứu

đặc điểm vi học, thành phần hóa học vị thuốc Ba chạc (Euodia lepta (Spreng.)

Merr., họ Cam Rutaceae)”, chúng tôi đã thu được những kết quả sau:

Về nghiên cứu đặc điểm vi học

Mô tả chi tiết được đặc điểm bột và vi phẫu vỏ thân, lá, cành non cây Ba chạc đóng góp vào việc chuẩn hóa và kiểm nghiệm dược liệu.

Về nghiên cứu thành phần hóa học

 Kết quả định tính sơ bộ các nhóm chất hữu cơ cho thấy:

- Trong vỏ thân cây Ba chạc có chứa: alcaloid, coumarin, saponin steroid, tannin, chất béo, sterol, acid amin, acid hữu cơ, đường khử.

- Trong lá và cành non cây Ba chạc có chứa: alcaloid, flavonoid, saponin steroid, tannin, chất béo, sterol, acid amin, acid hữu cơ, đường khử.

- Khai triển sắc ký lớp mỏng định tính alcaloid toàn phần 2 mẫu dược liệu là: vỏ thân; lá và cành non cây Ba chạc với hệ dung môi khai triển:

Chloroform – aceton – acid formic (9 : 2,75 : 1,5).

 Đã tiến hành chiết xuất dịch chiết EtOH toàn phần từ vỏ thân Ba chạc. Sau đó chiết xuất phân đoạn với các dung môi có độ phân cực tăng dần thu được cắn các phân đoạn với hàm lượng cắn được xác định như sau: cắn H (phân đoạn n-hexan) có H= 0,85%, cắn E (phân đoạn EtOAc) có H= 6,87% và cắn B (phân đoạn n- butanol) có H= 1,62% so với dược liệu khô tuyệt đối.

 Tiến hành định tính các cắn H, E, B bằng sắc ký lớp mỏng với một số hệ dung môi khác nhau và tìm ra được hệ dung môi tách vết chất tốt cho cả 3 cắn cùng là: toluen – ethyl acetat – acid formic (5 : 7 : 1). Khai triển sắc ký với hệ dung môi này.

ĐỀ XUẤT

Do thời gian có hạn, những nghiên cứu trên đây của chúng tôi mới chỉ là bước đầu, mang tính chất sơ bộ. Để khai thác hết giá trị mà cây Ba chạc mang lại, chúng tôi xin có một số đề xuất sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Tiếp tục nghiên cứu đầy đủ và chuyên sâu hơn về thành phần hóa học trong các bộ phận của cây Ba chạc có tên khoa học là Euodia lepta (Spreng.) Merr., họ Cam (Rutaceae).

2. Tiến hành nghiên cứu về tác dụng sinh học của lá và vỏ thân cây Ba chạc để định hướng khai thác sử dụng an toàn, hợp lý, hiệu quả và bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt

1. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, NXB nông nghiệp.

2. Lê Đình Bích,Trần Văn Ơn, Hoàng Quỳnh Hoa (2007), Thực vật học, Trung tâm thông tin – Thư viện trường đại học Dược Hà Nội.

3. Lê Đình Bích,Trần Văn Ơn, Hoàng Quỳnh Hoa (2007), Thực tập thực vật học, Trung tâm thông tin – Thư viện trường đại học Dược Hà Nội.

4. Đỗ Huy Bích và cộng sự (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa Học Kỹ Thuật, trang 81-83.

5. Bộ môn dược liệu (2009), Thực tập dược liệu phần hóa học, Trung tâm thông tin – Thư viện trường đại học Dược Hà Nội.

6. Bộ môn dược liệu (2009), Thực tập dược liệu phần hiển vi, Trung tâm thông tin – Thư viện trường đại học Dược Hà Nội.

7. Bộ môn dược liệu (2005), Thực tập dược liệu phần nhận thức cây thuốc, vị thuốc, Trung tâm thông tin – Thư viện trường đại học Dược Hà Nội, trang 6. 8. Bộ Y Tế (2009), Dược Điển Việt Nam IV, PL 240.

9. Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học.

10. Nguyễn Văn Đàn, Nguyễn Viết Tựu (1985), Phương pháp nghiên cứu hóa học cây thuốc, NXB Y học.

11. Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam, NXB Trẻ, trang 411.

12. Đỗ Tất Lợi (1999), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, trang 123.

13. Trần Đình Thắng, Trần Đăng Thạch, Ngô Xuân Lương, Lê Văn Hạc, Nguyễn Xuân Dũng (2007), “Thành phần hoá học của rễ cây ba chạc (Evodia lepta

(Spreng) Merr.) ở Việt Nam”, Tạp chí phân tích Lý Hoá Sinh, 8 (3), trang 23- 28.

14. Nguyễn Viết Thân (2003), Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi, NXB Khoa học và kỹ thuật.

Tài liệu Tiếng Anh

15. Cai Hong Jiang, Qi Zhi Liu, Shu Shan Du, Zhi Wei Deng and Zhi Long Li (2012), “Essential oil composition and insecticidal activity of Evodia lepta

(Spreng) Merr. root barks from China against two grain storage insects”,

Journal of Medicinal Plants Research, 6(18), p. 3464-3469.

16. Chi Tang Ho, Jen Kun Lin, Qun Yi Zheng (2003), Oriental Foods and Herbs Chemistry and Health Effects, American Chemical Society, p. 247–257.

17. Dictionary of Natural product on CD-Rom (2005), Chapman and Hall-CRC. 18. Flora of china 11(2008), MELICOPE J. R. Forster & G. Forster, Char. Gen. Pl.

28. 1775.

19. Kamperdick C., Van N.H., Sung T.V., Adam G. (1997), “Benzopyrans from

Melicope ptelefolia leaves”, Phytochemistry, 45(5), p. 1049-1056.

20. Kamperdick C., Van N.H., Sung T.V., Adam G. (1999), “Bisquinolinone alkaloids from Melicope ptelefolia ”, Phytochemistry , 50(1), p. 177-181.

21. Khoziral S., Faridah A., Lajis N.H. and Israf D.A. (2006), “A geranylacetophenone from the leaves of Melicope ptelefolia”, Natural Product Research, 20(5), p. 415-419.

22. Li G.L., Zeng J.F., Zhu D.Y. (1997), “Chromenes from Evodia lepta”,

Phytochemistry, 44 (6), p. 1175-1177. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

23. Li G.L., Zeng J.F., Zhu D.Y. (1997), “Chromans from Evodia lepta”,

Phytochemistry, 47 (1), p. 101-104.

24. Li G.L., Zhu D.Y. (1998), “Two new dichromenes from Euodia lepta”, Journal of natural products, 61(3), p. 390-391.

25. Li G.L., Zhu D.Y. (1998), “Two chromenes from Evodia lepta”,

Phytochemistry, 48 (6), p. 1051-1054.

26. Li G.L., Zhu D.Y. (1999), “Two dichromenes from Euodia lepta”, J. Asian Nat. Prod. Res., 1(4), p. 377-341.

27. Shaari K., Suppaiah V., Wai L.K., Stanslas J., Israf D.A. (2011), “Bioassay- guided identification of an anti-inflammatory prenylated acylphloroglucinol from Melicope ptelefolia and molecular insights into its interaction with 5- lipoxy-genase”, Bioorg Med Chem, 19(21), p. 6340-6347.

28. Shaari K., Zareen S., Akhtar M.N., Lajis N.H. (2011), “Chemical constituents of Melicope ptelefolia”, Nat. Prod. Commun, 6(3), p. 343-348.

29. Van N.H., Kamperdick C., Sung T.V., Adam G. (1998), “Benzopyran dimers from Melicope ptelefolia”, Phytochemistry, 48(6), p. 1055-1057.

30. Zhu Liangfeng, et al. (1993), Aromatic plants and essential constituents, Hai Feng Publishing Co., Hong Kong.

PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 2

PHỤ LỤC 3

PHỤ LỤC 4

Mẫu tiêu bản cây Ba chạc Euodia lepta (Spreng.) Merr. lưu tại Bộ môn DHCT-

PHỤ LỤC 5

Bộ dụng cụ định lượng tinh dầu cải tiến với ống hứng tinh dầu nhẹ hơn nước

D

A. Bình cầu đựng dược liệu. B. Ống nối

C. Sinh hàn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm vi học, thành phần hóa học của vị thuốc ba chạc (euodia lepta (spreng ) merr , họ cam rutaceae) (Trang 47)