Đối tượng phát hành

Một phần của tài liệu Những vấn đề chung về thẻ và hoạt động thanh toán thẻ (Trang 32)

Thẻ có thể được phát hành cho cá nhân hay cho các công ty. Nếu phát hành thẻ cho các công ty thì phải nói rõ người được uỷ quyền sử dụng thẻ. Người yêu cầu phát hành thẻ phải mở tài khoản tại ngân hàng phát hành, thế chấp hay tín chấp tuỳ thuộc vào mối quan hệ tín dụng của người yêu cầu với ngân hàng.

b) Quy trình phát hành thẻ

Quy trình phát hành thẻ ngân hàng gồm các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ phát hành thẻ.

Thông thường khi khách hàng muốn phát hành thẻ, khác hàng đến ngân hàng phát hành để hoàn thành một số thủ tục cần thiết như điền vào giấy tờ xin cấp thẻ, trình một số giấy tờ khác như: chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu… hồ sơ khách hàng cung cấp phải gồm các thông tin về tên, địa chỉ, cơ quan công tác, số chứng minh thư, năng lực pháp lý… khách hàng có thể yêu cầu phát hành thẻ dưới các hình thức tín chấp, thế chấp, hoặc ký quỹ, tuỳ thuộc và năng lực tài chính và qui đinh của ngân hàng.

Bước 2: Ngân hàng thẩm định lại hồ sơ

Căn cứ hồ sơ của khách hàng, bộ phận thẩm định tiến hành thẩm tra hồ sơ và ra quyết định chấp nhận hoặc từ chối. Ngân hàng thường xem xét lại hồ sơ được lập đã đúng chưa, tình hình tài chính (nếu công ty) hay các khoản thu nhập thường xuyên của khách hàng (nếu là cá nhân), kiểm tra số dư trên tài khoản khách hàng (với trường hợp thẻ ghi nợ), mối quan hệ tín dụng với khách hàng trước đây (nếu có)… Với những hồ sơ được chấp nhận, ngân hàng sẽ tiến hành ký hợp đồng với khách hàng.

Bước 3: Phân loại khách hàng để cấp thẻ:

Nếu việc xem xét hồ sơ cấp thẻ hoàn toàn phù hợp thì ngân hàng có thể tiến hành phân loại khách hàng. Đối với thẻ ghi nợ thì đơn giản hơn vì khách hàng đã có tài khoản ở ngân hàng hay đã ký quỹ để thanh toán. Còn với thẻ tín dụng thì ngân hàng phải tiến hành xếp loại khách hàng để có một chính sách tín dụng riêng.

Bước 4: Ngân hàng phát thẻ cho chủ thẻ

Ngân hàng yêu cầu chủ thẻ ký tên và đăng ký chữ ký mẫu ở ngân hàng. Sau đó bằng kỹ thuật riêng của từng ngân hàng phát hành thẻ, ghi những thông tin cần thiết về chủ thẻ lên thẻ như: in nổi tên chủ thẻ, số thẻ, thời gian hiệu lực, mã số ngân hàng, tên công ty (nếu có)… đồng thời mã hoá và ấn định mã số cá nhân (PIN) cho chủ thẻ, nhập dữ liệu của chủ thẻ để quản lý.

Khi ngân hàng giao thẻ cho khách hàng thì giao luôn cả số PIN và yêu cầu chủ thẻ phải giữ bí mật. Nếu xảy ra mất tiền do để lộ số PIN, chủ thẻ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Sơ đồ 1.3 NGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH THẺ

Error: Reference source not foundError: Reference source not found (1) Gửi hồ sơ

(2) Thẩm định và gửi đi (3) In và chuyển thẻ (4) Giao thẻ

1.2.3.2 Hoạt động chấp nhận và thanh toán thẻ

Nguyên tắc chung của quy trình chấp nhận và thanh toán thẻ là ghi Nợ trước, ghi Có sau, gồm các bước sau:

Bước 1 : Chủ thẻ mua hàng hoá, dịch vụ tại các cơ sở chấp nhận thẻ

hoặc rút tiền mặt tại ngân hàng đại lý thanh toán (Trước đó, ngân hàng đã ký hợp đồng với đơn vị cung cấp hàng hoá dịch vụ làm đại lý chấp nhận thẻ cho ngân hàng).

Bước 2: CSCNT xem xét hạn mức thanh toán của thẻ và xin cấp phép

Khi khách hàng xuất trình thẻ để mua hàng hoá, dịch vụ, các cơ sở chấp nhận thẻ phải xem thương vụ có số tiền thanh toán bằng hạn mức thanh toán do ngân hàng thanh toán quy định hay không. Trường hợp số tiền thanh toán lớn hơn hạn mức thanh toán thì cơ sở phải xin cấp phép. Việc cấp phép có thể được tiến hành tự động (thông qua máy POS terminal hoặc máy ATM) hoặc gián tiếp khi đại lý nhờ ngân hàng thanh toán thẻ sử dụng máy telex liên lạc xin cấp phép trực tiếp đến ngân hàng phát hành hoặc các trung tâm cấp phép toàn cầu (đối với thẻ quốc tế).

Sơ đồ 1.4 SƠ ĐỒ TỔNG QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH CẤP PHÉP

Error: Reference source not found

Bước 3: Sau khi cấp phép đã hoàn thành, cơ sở chấp nhận thẻ lập hoá đơn

thanh toán thẻ cho chủ thẻ hoặc trong trường hợp rút tiền mặt, máy rút tiền với thiết bị đọc đầu cuối sẽ tự động lập hoá đơn theo chương trình viết sẵn.

Bước 4: Cơ sở chấp nhận thẻ gửi hoá đơn thanh toán cho ngân hàng thanh

toán trong vòng 4 ngày kể từ ngày phát sinh giao dịch, còn trong trường hợp rút tiền mặt, máy rút tiền sẽ tự động truyền dữ liệu về ngân hàng.

Bước 5: Tại ngân hàng thanh toán, khi tiếp nhận hoá đơn và bảng kê phải

kiểm tra tính hợp lệ các thông tin trên hoá đơn và tiến hành ngay việc ghi Nợ vào tài khoản của mình và ghi Có vào tài khoản của CSCNT trong ngày.

Bước 6: Ngân hàng thanh toán tổng hợp dữ liệu gửi đến trung tâm xử lý

dữ liệu (trong trường hợp nối mạng trực tiếp). Nếu ngân hàng thanh toán không được nối mạng trực tiếp thì gửi hoá đơn đòi tiền đến ngân hàng mà mình làm đại lý thanh toán.

Bước 7: Tại trung tâm sẽ tiến hành chọn lọc dữ liệu, phân loại để bù trừ

giữa các ngân hàng thanh toán và ngân hàng phát hành đồng thời thực hiện báo Có và báo Nợ trực tiếp cho các ngân hàng thành viên. Việc xử lý bù trừ, thanh toán được thực hiện thông qua ngân hàng thanh toán (settlement bank) và ngân hàng bù trừ.

Bước 8: Ngân hàng phát hành thẻ khi nhận thông tin dữ liệu từ trung tâm

sẽ tiến hành thanh toán. Nếu có vấn đề tranh chấp đòi tiền cũng phải được thực hiện thông qua trung tâm xử lý dữ liệu.

Bước 9: Định kỳ trong tháng, ngân hàng phát hành gửi sao kê chi tiêu báo

cho chủ thẻ các khoản đã sử dụng trong tháng và yêu cầu thanh toán.

Bước 10: Chủ thẻ thanh toán nợ trực tiếp cho ngân hàng phát hành bằng

Sơ đồ 1.5 SƠ ĐỒ QUÁ TRÌNH CHẤP NHẬN THẺ THANH TOÁN

Error: Reference source not foundError: Reference source not found

1.2.3.3 Những rủi ro trong hoạt động thanh toán thẻa) Rủi ro với ngân hàng phát hành a) Rủi ro với ngân hàng phát hành

Một phần của tài liệu Những vấn đề chung về thẻ và hoạt động thanh toán thẻ (Trang 32)