Xuất khẩu hàng hoá dịch vụ tại chỗ

Một phần của tài liệu Những vấn đề chung về thẻ và hoạt động thanh toán thẻ (Trang 26)

Hiện nay, phần lớn doanh số thanh toán thẻ ở Việt Nam đều là doanh số thanh toán của khách nước ngoài. Nó như một biện pháp xuất khẩu tại chỗ và là

một phương pháp để các điểm tiếp nhận thẻ mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ của mình ra thị trường nước ngoài.

Tóm lại, với những tiện ích như vậy các tổ chức kinh doanh không có lý do gì để từ chối chấp nhận thẻ thanh toán. Tuy nhiên do mức phí quy định cũng như khả năng đầu tư còn hạn chế đã là những rào cản lớn nhất trong việc mở rộng mạng lưới CSCNT. Đó cũng là những yếu tố mà một nước đang phát triển như Việt Nam cần xem xét.

1.2.1.5. Tổ chức thẻ quốc tế

Là tổ chức đứng ra liên kết với các thành viên, đặt ra các quy định bắt buộc các thành viên phải áp dụng và tuân theo thống nhất thành một hệ thống toàn cầu. Bất cứ Ngân hàng nào hiện nay hoạt động trong lĩnh vực thẻ thanh toán quốc tế đều phải gia nhập vào một Tổ chức thẻ quốc tế.

Các tổ chức thẻ không trực tiếp phát hành thẻ mà vai trò của nó là thiết lập các quy tắc và trật tự cho việc phát hành và sử dụng thẻ, quảng bá nhãn hiệu, hạn chế rủi ro và gian lận, và một điều rất quan trọng là vận hành hệ thống thanh toán với tốc độ nhanh cho phép cấp phép, tiến hành thực hiện các giao dịch thẻ giữa các thành viên là tổ chức tín dụng của mình. Các công ty độc lập như American Express cũng tiến hành những chức năng này, nhưng họ lại còn có mối quan hệ trực tiếp với người tiêu dùng và cơ sở chấp nhận thẻ, phát hành thẻ và thực hiện chức năng ngân hàng đại lý chấp nhận thẻ.

Nhìn chung có hai hình thức tổ chức cơ bản của Tổ chức thẻ quốc tế: - Do một nhóm ngân hàng liên kết với nhau tổ chức thành lập Hiệp hội - Do một hay hai công ty đứng đầu

a. Hiệp hội

Hình thức tổ chức Hiệp hội mà điển hình là VISA và MasterCard. Theo hình thức này thì Hiệp hội sẽ được bầu ra và chịu chi phối bởi ngân hàng thành viên. Hiệp hội sẽ là cơ quan soạn thảo ra các quy định riêng về cách tổ chức, cách cấp phép, bù trừ và thanh toán, áp dụng cho tất cả các

thành viên. Hội đồng của Hiệp hội cũng là nơi tổ chức về vấn đề cạnh tranh trên thị trường và vấn đề pháp lý. Mỗi Hiệp hội đều có một tên riêng và lấy tên mình làm tên thẻ đồng thời đăng ký độc quyền các biểu tượng riêng.

Sơ đồ 1.1 CẤU TRÚC TỔ CHỨC HIỆP HỘI THẺ QUỐC TẾ

Error: Reference source not foundError: Reference source not found

Hiệp hội không trực tiếp phát hành mà giao việc này cho các ngân hàng phát hành thành viên. Hiệp hội sẽ mở rộng thị trường hoạt động bằng cách hàng năm xem xét và nhận thêm các ngân hàng khác làm thành viên phát hành hay thanh toán thẻ cho mình. Với cách thức này, các tổ chức thẻ dễ dàng mở rộng thị trường. Hàng năm, Hiệp hội thu phí thường niên của các tổ chức thành viên và các loại phí sử dụng hệ thống máy móc, phí về cấp phép, bù trừ thanh toán…

b. Ngân hàng hay công ty

Tổ chức theo hình thức ngân hàng hay công ty điển hình là Amex và JCB. Các ngân hàng hay công ty là các tổ chức độc quyền phát hành loại thẻ này. Họ trực tiếp phát hành thẻ, quản lý chủ thẻ và theo dõi kỹ càng các thông tin cần thiết về chủ thẻ. Do vậy phạm vi hoạt động thường nhỏ hơn so với các tổ chức theo kiểu Hiệp hội. Khi muốn mở rộng thị trường ở vùng mới thì họ phải thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện để phát hành thẻ. Còn những nơi không có chi nhánh hay văn phòng thì có thể nhận một tổ chức khác ở vùng này làm ngân hàng đại lý thanh toán.

SƠ ĐỒ 1.2 CẤU TRÚC TỔ CHỨC NGÂN HÀNG HAY CÔNG TY PHÁT HÀNH THẺ HÀNH THẺ

Error: Reference source not foundError: Reference source not found

1.2.2 Các thiết bị có liên quan khi tiến hành hoạt động thanh toán thẻ

Thanh toán bằng thẻ là một hình thức thanh toán hiện đại, sử dụng chủ yếu bằng máy móc. Các máy móc này đòi hỏi phải thiết kế với kỹ thuật tinh vi mới thực sự đảm bảo an toàn, máy móc hiện đại hỗ trợ cho việc thanh toán được đơn giản và nhanh gọn. Các loại thiết bị hỗ trợ có nhiều nhưng hiện này chủ yếu là các loại sau:

1.2.2.1. Máy chà hoá đơn (Imprinter)

Máy chà hoá đơn là một thiết bị dùng để in lại những thông tin cần thiết được dập nổi trên thẻ lên hoá đơn như: số thẻ, tên chủ thẻ, ngày hiệu lực của thẻ… từ đó hoá đơn được xem như bằng chứng xác đáng về việc tiêu dùng của chủ thẻ đồng thời là cơ sở pháp lý giải quyết các tranh chấp giữa các đối tượng liên quan (nếu có). Máy chà hoá đơn do ngân hàng thanh toán cung cấp cho các cơ sở tiếp nhận thẻ sử dụng khi có thương vụ thanh toán bằng thẻ hoặc khi chủ thẻ muốn rút tiền mặt tại các quầy của ngân hàng đại lý thanh toán.

1.2.2.2.Máy cấp phép tự động POS (Point of Sale Terminal)

Máy cấp phép tự động là một thiết bị đọc từ được kết nối với mạng ngân hàng chấp nhận thẻ và các ngân hàng phát hành thẻ trên thế giới. Nó cho phép đọc và truyền các thông tin của chủ sở hữu thẻ về tới các ngân hàng phát hành thẻ. Các giao dịch tài chính nhờ vậy mà được thực hiện và ghi lại trên tài khoản chủ sở hữu thẻ tại ngân hàng phát hành thẻ.

Máy được cấu tạo đặt biệt có bộ phận đọc dải băng từ trên thẻ. Việc đọc này còn giúp cho việc kiểm tra tính chất thật giả trên thẻ. Trên máy tính có màn hình nhỏ hiển thị các thông tin vừa đọc và có bàn phím để nhập số tiền xin cấp phép. Sau khi gửi thông tin đi, máy sẽ nhận được trả lời trực tiếp từ trung tâm xử lý cấp phép. Máy này rất tiện lợi, nó giúp cho các thương vụ được thực hiện trong suốt 24 giờ ngay cả trong những giờ mà ngân hàng đóng cửa.

1.2.2.3. Máy giao dịch tự động ATM (Automatic Teller Machine)

Máy ATM bao gồm một số bộ phận cơ bản: màn hình, bàn phím để nhập số PIN và số tiền cần rút, khe để đút thẻ vào máy và khe để nhận tiền do máy đưa ra. Muốn rút tiền, chủ thẻ phải đưa thẻ vào và nhập đúng số PIN. Máy sẽ không hiện số PIN lên màn hình để đảm bảo bí mật và an toàn. Nếu chủ thẻ nhập sai số PIN, máy sẽ báo lỗi trên màn hình và không thực hiện lệnh rút tiền.

ATM được ứng dụng vào cuối thập niên 60 và ngay lập tức đã thay đổi quan niệm truyền thống về ngân hàng. Trước đây khi muốn rút tiền, người ta phải đến ngân hàng trước giờ đóng cửa, nhưng từ khi ATM ra đời và làm việc suốt 24 giờ trong ngàythì khách hàng có thể rút tiền mặt, chi trả các khoản vay, kiểm tra số dư tài khoản của mình tại ngân hàng… vào bất cứ lúc nào. Do tính tiện lợi mà máy ATM ngày càng được sử dụng rộng rãi và phát triển ra trên toàn thế giới. Năm 1986, người ta ước lượng có khoản 3,5 tỷ USD giao dịch được thực hiện thông qua máy ATM. Ngày nay rất nhiều ngân hàng phát triển hệ thống ATM chung với các công ty tài chính khác. Hệ thống này mang tính chất khu vực, quốc gia hay quốc tế. Khi máy ATM mới xuất hiện, chúng thường được cài trong phạm vi các Ngân hàng nhưng hiện nay máy ATM đã được lắp đặt ở nhiều nơi công cộng.

1.2.2.4. Các thiết bị khác

Ngoài các máy móc thiết bị trên còn phải kể đến một số thiết bị liên quan khác, hỗ trợ rất lớn cho Ngân hàng trong việc quản lý các thương vụ thanh toán bằng thẻ, thực hiện chức năng xin cấp phép và tiến hành thanh toán thẻ như mạng máy tính hay máy telex, điện thoại, fax…

1.2.3 Hoạt động thanh toán thẻ1.2.3.1 Hoạt động phát hành thẻ 1.2.3.1 Hoạt động phát hành thẻ

Một phần của tài liệu Những vấn đề chung về thẻ và hoạt động thanh toán thẻ (Trang 26)