Ảnh hưởng của dịch vẩn VKL lên tăng trưởng đường kính của thân mầm giống

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của vi khuẩn lam cố định nitơ lên sự nảy mầm của giống đậu tương đt 96 luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 31 - 32)

Cùng với chiều dài thân mầm, chỉ tiêu đường kính của mầm phản ánh sức sống, tốc độ sinh trưởng của mầm.

Kết quả thu được được thể hiện qua bảng 3.5:

Bảng 3.5 : Ảnh hưởng của VKL đến đường kính thân mầm (mm)

Thời gian 24 giờ 48 giờ 72 giờ

Đại lượng Lô thí nghiệm X SS(%) X SS(%) X SS(%) 1 1,278 100,00 1,438 100,00 1,511 100,00 2 1,203 94,13 1,344 93,5 1,445 95,67 1A 1,434 112,24 1,51 105,01 1,586 104,96 2A 1,501 117,45 1,638 113,91 1,664 110,14 3A 1,561 122,14 1,69 117,52 1,708 113,03 4A 1,369 107,13 1.482 103,13 1,582 104,71 Chủng B 1B 1,350 105,63 1,492 103,76 1,567 103,73 2B 1,418 110,97 1,625 113,00 1,657 109,68 3B 1,495 117,00 1,672 116,27 1,689 111,80 4B 1,337 104,58 1,472 102,36 1,551 102,62

Từ bảng và biểu đồ, nhận thấy ở các lô thí nghiệm được xử lý bằng VKL đều cho kết quả tốt hơn các lô đối chứng.

Chủng A : Thời điểm 24 giờ đạt từ tăng 7,13% đến 22,14%, thời điểm 48 giờ tăng từ 3,13% đến 17,52%, thời điểm 72 giờ tăng 4,71% đến 13,03% so với lô đối chứng 1. Trong các thời điểm lô 3A luôn có kết quả tốt nhất, đạt 122,14%; 117,52%; 113,03% tương ứng ở các thời điểm 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ.

Chủng B : Thời điểm 24 giờ tăng 4,58% đến 17% so với lô đối chứng 1. Thời điểm 48 giờ vượt 2,36% đến 16,27%, thời điểm 72 giờ vượt 2,62% đến 11,8% so với lô đối chứng 1. Trong các thời điểm lô 3B luôn có kết quả tốt nhất, đạt 117%; 116,27%; 111,8% tương ứng ở các thời điểm 24 giờ, 48 giờ và 72 giờ. Trong các thời điểm lô đối chứng 2( 100% BG11) luôn có kết quả thấp hơn so với các lô thí nghiệm khác. Ở các thời điểm 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ chỉ đạt tương ứng 94,13%; 93,5%; 95,67% so với lô đối chứng 1.

Xét đường kính thân mầm đậu tương khi xử lý với hai chủng VKL ở cùng nồng độ và thời gian xử lý :

Tại thời điểm 24 giờ, chủng A có khả năng kích thích sinh trưởng đường kính thân mầm cao nhất là 3A vượt đối chứng 22,14%. Trong khi đó ở những lô thí nghiệm xử lý bằng chủng B chiều dài thân mầm lớn nhất là lô 3B vượt lô đối chứng 1 17%.

Tại thời điểm xử lý 42 giờ, kết quả tốt nhất ở chủng A ở lô 3A vượt 17,52% so với đối chứng. Đối với chủng B kết quả tốt nhất tại lô 3B vượt 16,27 % so với lô đối chứng 1.

Tại thời điểm 72 giờ, tương tự kết quả tốt nhất ở chủng A vẫn ở lô 3A vượt 13,03%. Ở chủng B kết quả tốt nhất ở lô 3B khi tăng 11,8% so với đối chứng. Như vậy, cả 2 chủng VKL đều có tác dụng tốt đến đường kính thân mầm. Lô 3A, 3B (75% dịch vẩn VKL + 25% nước cất) ở cả 2 chủng đều cho kết quả tốt nhất. Trong đó chủng A cho kết quả tốt hơn chủng B khi tác dụng lên thân mầm.

3.5. Ảnh hưởng của dịch vẩn VKL đến cường độ hô hấp hạt nảy mầm giống đậu tương ĐT 96

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của vi khuẩn lam cố định nitơ lên sự nảy mầm của giống đậu tương đt 96 luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w