Kết quả theo dõi sinh khối tảo lam sau 15 ngày, 30 ngày và 45 ngày:

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của vi khuẩn lam cố định nitơ lên sự nảy mầm của giống đậu tương đt 96 luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 25 - 26)

Để xác định tốc độ sinh trưởng của VKL, chúng tôi đã tiến hành nuôi hai chủng VKL trong môi trường BG11 không đạm trong cùng một điều kiện, cùng một thời gian thí nghiệm, kết quả thu được thể hiện qua bảng 3.1 và 3.2

Bảng 3.1 Sinh khối VKL sau 15, 30 và 45 ngày

Chủng VKL

Khối lượng tươi g/100 ml

0 ngày 15 ngày 30 ngày 45 ngày

Nostoc calcicola (Chủng A) 0,147 0,354 1,455 1,635 Cylindrospermum licheniforme (Chủng B) 0,151 0,371 1,528 1,664

Bảng 3.2 : Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của VKL

Chủng VKL Tốc độ tuyệt đối của sinh trưởng ở VKL(g/100ml/ngày)

15 ngày 30 ngày 45 ngày

Chủng A 0,0138 0,0734 0,012

Chủng B 0,0147 0,0771 0,0092

Từ kết quả bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 cho thấy với một lượng thả ban đầu tương đương nhau sau 45 ngày nuôi thì sinh khối 2 chủng VKL đều tăng lên. Từ bảng 3.2 nhận thấy tốc độ tuyệt đối của sinh trưởng ở VKL ở thời điểm khác nhau đều có sự khác nhau và khác nhau ở 2 chủng. Thời điểm 15 đến 30 ngày, tốc độ sinh trưởng tuyệt đối ở 2 chủng đều đạt lớn nhất, ở chủng A đạt 0,0734 g/100ml/ngày, ở chủng B đạt 0,0771g/100ml/ngày. Đến thời điểm 45 ngày tốc độ sinh trưởng ở cả 2 chủng VKL có xu hướng chậm lại

Theo chúng tôi, VKL nuôi trong thời điểm 15 ngày đầu chất lượng dinh dưỡng môi trường đủ cung cấp cho quá trình sinh trưởng của VKL, hơn nữa mật độ còn tương đối thấp nên tạo thuận lợi cho VKL sinh sản và phát triển của. Sau 30 ngày nuôi thì sinh khối của 2 chủng VKL đạt tốc độ sinh trưởng cao nhất, nhưng đến thời điểm 45 ngày tốc độ sinh trưởng giảm dần, nếu tiếp tục nuôi thì sinh khối có xu hướng giảm. Có thể lúc này do hàm lượng dinh dưỡng trong môi trường cạn kiệt và mật độ VKL quá lớn ức chế sinh trưởng lẫn nhau.

Cũng như các tác giả trước đây, chúng tôi lấy sinh khối VKL ở thời điểm 30 ngày để làm thí nghiệm tác động lên sự nảy mầm của giống đậu tương ĐT96.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của vi khuẩn lam cố định nitơ lên sự nảy mầm của giống đậu tương đt 96 luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 25 - 26)