Ảnh hưởng của chu kỳ cách tử

Một phần của tài liệu Khảo sát các đặc trưng lưỡng ổn định quang học trong tinh thể chất keo có cấu trúc tuần hoàn phi tuyến một chiều luận văn thạc sỹ vật lý (Trang 38 - 39)

Để khảo sát ảnh hưởng của chu kỳ cách tử, chúng tôi chọn các giá trị khác nhau của chu kỳ cách tử Λ và giữ nguyên các tham số khác. Các kết quả khảo sát được mô tả trên các hình 2.5.

0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1 I in(a.u) I ou t (a .u )

Hình 2.5a. Các đường cong lưỡng ổn định với chu kỳ cách tử Λ = 55 nm (đường đứt nét) và Λ = 50nm ( đường liền nét). 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 I in(a.u) I ou t ( a .u )

Hình 2.5b. Ảnh hưởng của chu kỳ cách tử lên đường cong lưỡng ổn định.

Λ = 40nm Λ = 33nm

Hiệu ứng LOĐQ chỉ xuất hiện khi hai điều kiện được thỏa mãn là có sự phản hồi quang học và có môi trường phi tuyến. Các lớp cách tử trong cấu trúc phản hồi phân bố DFB tạo điều kiện cho sự xuất hiện các phản hồi quang học. Việc tạo ra các môi trường phi tuyến được thực hiện bởi việc thay đổi cường độ sáng tới hay thay đổi một vài tham số điều khiển khác.

Có thể nhìn thấy rõ trên các hình vẽ, sự thay đổi của chu kỳ cách tử đã làm xuất hiện hiệu ứng LOĐQ và thay đổi các đặc trưng của các đường cong LOĐ. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do sự thay đổi các lớp cách tử N trong cấu trúc DFB. Các kết quả mô phỏng cho thấy khi chu kỳ của cách tử tăng lên thì đặc trưng của LOĐ giảm, cụ thể là độ rộng của đường cong LOĐ giảm xuống và có các phần cắt nhau. Tuy nhiên chúng ta cũng nhìn thấy trên đồ thị, chiều cao và dạng của các đường cong LOĐ là không đổi. Đồng thời toàn bộ đường cong trễ cũng bị dịch về phía có giá trị thấp hơn của cường độ ra. Kết quả này khẳng định, chu kỳ cách tử cũng đóng vai trò là một trong những tham số điều khiển quan trọng và nhạy trong hoạt động LOĐ của cấu trúc DFB. Sự thay đổi giá trị của Λ có ảnh hưởng lớn đến cường độ tín hiệu phản hồi truyền trong cấu trúc.

Một phần của tài liệu Khảo sát các đặc trưng lưỡng ổn định quang học trong tinh thể chất keo có cấu trúc tuần hoàn phi tuyến một chiều luận văn thạc sỹ vật lý (Trang 38 - 39)