Trong các doanh nghiệp công nhân viên gồm nhiều loại, thực hiện những nhiệm vụ và hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của doanh nghiệp cần phải tổ chức lao động trong doanh nghiệp, đảm bảo số lượng lao động cơ cấu ngành nghề, cấp bậc kỹ thuật và phân bổ lao động trong từng lĩnh vực hoạt động một cách phù hợp, cân đối với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác cần phải tổ chức kế toán tiền lương đảm bảo tính và trả lương chính xác, đúng chính sách, chế độ phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội đúng đối tượng.
Do vậy việc phân loại lao động trong doanh nghiệp sẽ giúp cho công tác tổ chức lao động và tổ chức kế toán tiền lương trong doanh nghiệp thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình.
Công nhân viên trong Công ty là số lao động trong danh sách do doanh nghiệp trực tiếp quảnlý và trả lương. Tuỳ theo từng loại hình sản xuất kinh doanh cán bộ công nhân viên được chia thành hai loại chính theo tính chất của công việc.
+ Công nhân viên sản xuất kinh doanh cơ bản + Công nhân viên thuộc các hoạt động khác
- Công nhân viên sản xuất kinh doanh cơ bản bao gồm toàn bộ số lao động trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh chính. Loại này chính làm các loại nhỏ:
+ Công nhân sản xuất + Nhân viên kỹ thuật + Nhân viên Maketing + Nhân viên quản lý kinh tế + Nhân viên điều hành
+ Nhân viên quản lý hành chính + Công nhân viên
+ Số lao động hoạt động trong các lĩnh vực khác ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp như: cán bộ nhân viên chuyên làm các công tác Đảng, đoàn thể (Công đoàn thanh niên).