KẾT LUẬN CHUNG

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của bán kính mặt thắt phân bố năng lượng lên cấu trúc chùm tia laser (Trang 48)

W b= MODE hay ( 1/ )( )

KẾT LUẬN CHUNG

Nội dung luận văn tập trung nghiên cứu hiệu ứng sinh nhiệt trong hoạt chất laser rắn và ảnh hưởng của bán kính tiết diện mặt thắt phân bố năng lượng bơm lên cấu hình buồng cộng hưởng và cấu trúc chùm tia laser. Nghiên cứu sự ảnh hưởng và vị trí của nguồn bơm, bán kính tiết diện thắt và số lượng thanh laser bán dẫn lên phân bố năng lượng bơm, phân bố các tâm hoạt bị kích thích bên trong thanh hoạt chất laser rắn.

Khảo sát ảnh hưởng của hiệu ứng thấu kính nhiệt lên cấu trúc chùm tia phát, trên cơ sở đó có thể so sánh cấu trúc của chùm tia trong hai trường hợp có hiệu ứng thấu kính nhiệt và không có thấu kính nhiệt. Khi phân bố năng lượng trên tiết diện ngang của chùm tia bơm có dạng Gauss, thì hiệu ứng thấu kính nhiệt sẽ giảm khi bán kính tiết diện tăng

Laser rắn bơm bằng laser bán dẫn đã được nghiên cứu nhiều và đưa vào ứng dụng trong thực tế. Nhiều vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để nâng cao chất lượng của chùm tia laser phát ra được đặt ra. Luận văn này đã quan tâm đến một trong những vấn đề đó và đã có những kết quả nhất định.

1. Đã nghiên cứu một cách tổng quan nguyên nhân của hiệu ứng nhiệt trong hoạt chất laser răn. Đồng thời nghiên cứu ảnh hưởng của chúng lên hoạt động của laser, chủ yếu là tần số và cấu trúc chùm tia laser.

2. Trên cơ sở những lý luận vật lý, công cụ toán học và một số kết quá nghiên cứu về phân bố năng lượng bơm trong hoạt chất laser răn, luận văn đã dẫn ra biểu thức mô tả sự phụ thuộc của tiêu cự thâu kính nhiệt trong hoạt chất vào các tham số của nguồn bơm; đồng thời, dẫn lại các biểu thức mô tả cấu hình của buồng cộng hưởng chứa thấu kính nhiệt (R’, L’) và biểu thức cho bán kính mặt thắt không gian mode cơ bản TEM00 (tương ứng với bán kính mặt thắt của chùm tia phát).

3. Bằng phương pháp mô phỏng, luận văn đã khảo sát cụ thể sự phụ thuộc của tiêu cự thấu kính nhiệt, bán kính mặt thắt chùm tia và bán kính vết

chùm tia (W(z)) và góc phân kỳ (θ) vào công suất bơm cho trường hợp bơm tối ưu (có sự phù hợp giữa không gian bơm và không gian mode cơ bản). Từ đó đưa ra kết luận về khả năng loại trừ ảnh hưởng của công suất bơm lên cấu trúc chùm tia laser.

Trong khuôn khổ của luận văn này, nhiều vấn đề liên quan, đáng quan tâm như: ảnh hưởng hiệu ứng kết hợp không gian, thời gian của các xung bơm lên phân bố không gian (ngang, dọc) của cường độ bơm trong hoạt chất chưa được khảo sát cụ thể. Đây là hướng mở cho những nghiên cứu tiếp theo của chúng tôi.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của bán kính mặt thắt phân bố năng lượng lên cấu trúc chùm tia laser (Trang 48)