1 H= 5 500 W/m2oK; 2 H= 03 04 W/m2oK
1.7. Kết luận chương
Trong chương này chưa đề cập đến trường hợp laser rắn bơm bằng laser bán dẫn, nhờ đó năng lượng thừa được loại trừ đi một phần. Tuy nhiên, phân bố cường độ laser bán dẫn ở vùng trường xa sẽ có dạng Gaus, tức là phân kỳ lớn sau khi đi ra khỏi buồng cộng hưởng. Để tập trung năng lượng vào hoạt chất laser rắn, không thể không dùng đến hệ quang hội tụ. Như vây, sau khi hội tụ, phân bố năng lượng bơm trong hoạt chất sẽ có phân bố không đều, dẫn đến sự hình thành thấu kính nhiệt trong buồng cộng hưởng.
Nhờ sự biến đổi quang- nhiệt lên năng lượng nhiệt trong hoạt chất laser rắn xuất hiện sự thay đổi nhiệt trong hoạt chất phụ thuộc vào thời gian và không gian. Do đó trong hoạt chất hình thành hiệu ứng thấu kính nhiệt, do sự thay đổi chiết suất theo nhiệt độ và hiệu ứng quang đàn hồi do ứng suất nhiệt, từ đó tìm ra phương pháp xác định tiêu cự thấu kính nhiệt. Sự thay đổi tiêu cự thấu kính nhiệt không những phụ thuộc vào công suất bơm mà còn phụ thuộc vào tần số bơm, hay tần số làm việc của laser. Một trong những đặc trưng của laser rắn là phát ở chế độ xung, do ảnh hưởng của quá trình này, mà trong hoạt chất tồn tại một thế nhiệt và có sự biến dạng do quá trình bơm. Vì vậy để thiết kế chế tạo laser phải chọn laser tần số phát xung tối ưu, đó là vấn đề mà chúng ta quan tâm.
Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ nghiên cứu về ảnh hưởng của thấu kính nhiệt lên cấu hình của buồng cộng hưởng và cấu trúc chùm tia laser.
Chương 2