Tình hình tuần tra, xử phạt các vụ mua bán, săn bắn ĐVHD trái phép

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp tìm hiểu công tác quản lý bảo vệ động vật hoang dã ở hạt kiểm lâm thị xã hương trà tỉnh thừa thiên huế (Trang 56)

3. Sơ lược tình hình gây nuôi ĐVHD và một số nghiên cứu phát triển gây nuôi trong

5.3.2. Tình hình tuần tra, xử phạt các vụ mua bán, săn bắn ĐVHD trái phép

1. Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng.

a. Khái niệm vi phạm hành chính.

Tại điều 1 Pháp lệnh 1989 có hiệu lực 01/01/1990 quy định: "vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lý Nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của Pháp luật phải bị xử phạt hành chính”.

Tại khoản 2 điều 1 pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 quy định: “Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân , tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy tắc quản lý Nhà nước mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của Pháp luật phải bị xử phạt hành chính”.

Tại khoản 2 điều 1 pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 quy định: “xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân và tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của Pháp luật phải bị xử phạt hành chính”.

b. Vi phạm hành chính trong việc quản lý ,bảo vệ rừng và ĐVHD.

Tại điều 1 Nghị định 99/2009/NĐ-CP quy định: “Nghị định này quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Nghị định này không áp dụng đối với gỗ và các lâm sản khác từ nước ngoài nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam (kể cả trường hợp lô hàng gỗ nhập khẩu hợp pháp nhưng khi kiểm tra có chênh lệch về kích thước, khối lượng).

Nghị định này áp dụng xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài (sau đây còn gọi là người vi phạm) có hành vi vô ý hoặc cố ý vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản chưa gây thiệt hại hoặc đã gây thiệt hại đến rừng, lâm sản, môi trường rừng nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng các quy định của Điều ước quốc tế đó.

2. Tình hình tuần tra, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ ĐVHD trên địa bàn trong những năm qua.

Hạt Kiểm lâm Thị xã Hương Trà đã tiến hành cho viết bản cam kết đối với người dân không săn bắt, mua bán, vận chuyển ĐVHD, có trách nhiệm phát hiện các hành vi vi phạm báo với cơ quan có thẩm quyền. Nếu ai vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Các loại động vật bị săn bắn, mua bán, vận chuyển như: tê tê, nhím, nai, mang, khỉ, heo rừng, rắn…

Do vị trí địa lý của Thị xã Hương Trà có tuyến đường QL49 và QL1A đi qua nên ĐVHD thường được vận chuyển từ trong Thị xã ra và từ huyện khác vào như: A Lưới, Nam Đông, Hương Thủy, Phong Điền…

Trong năm 2010:

- Vào ngày 01/04/2010 Hạt Kiểm lâm Thị xã đã tiến hành truy quét và xóa bỏ được tụ điểm mua bán, tàng trữ ĐVHD tại nhà ông Lâm thuộc xã Hương An (nay là Phường Hương An). Kết quả đã bắt giữ: 17 con Rùa, 5 con Cầy vòi hương, 5 con Rồng đất (Kỳ Nhông), 2 con Heo rừng, 2 con Khỉ vàng, 2 con Rắn ráo, 1 con Đon, 1 con Ba ba, 1 con Cheo cheo và 49kg thịt Heo rừng, đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính 10 triệu đồng đối với chủ lô hàng trên. Đã tiến hành thả các cá thể ĐVHD còn sống vào khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền và tiêu hủy các cá thể đã chết và thịt động vật rừng.

- Vào ngày 27/10/2010 tại xã Bình Điền, lực lượng Kiểm lâm đã tiến hành bắt giữ vụ vận chuyển ĐVHD trên QL49 gồm: 4 con Heo rừng (59kg) và 1 con Cheo cheo (2kg), tất cả 5 cá thể đều còn sống. Không chủ thừa nhận. Sau đó đã tiến hành thả 5 cá thể này vào trong tự nhiên khu vực núi Gió (Tiểu khu 114).

- Vào ngày 09/11/2010 tại tuyến đường QL1A đi qua Thị trấn Tứ Hạ (nay là Phường Tứ Hạ), Hạt Kiểm lâm Thị xã đã tiến hành kiểm tra xe 74H- 3200, trên xe có chở 8 con Cầy vòi hương trọng lượng 18,4kg, 1 con Đon

2kg và 12,5kg thịt Mang. Trong đó 7 con Cầy còi hương còn sống và đã tiến hành thả lại khu rừng tự nhiên khe Liềm thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền. 1 con Cầy vòi hương đã chết, 1 con Đon đã chết và thịt Mang đã tiến hành tiêu hủy bằng cách chôn tại khu rừng tự nhiên khe Liềm. Xử phạt bà Nguyễn Thị Oanh và Trương Thị Dung chủ lô hàng 5 triệu đồng.

- Vào ngày 19/11/2010 Tổ KLCĐ Bình Điền đã tiến hành kiểm tra tại quán Tuyết Giao ở thôn Bình Lợi, xã Bình Điền phát hiện một số ĐVHD gồm 1 con Gà rừng 0,3kg, 2 con Rắn ráo 0,5kg, 1 con Kỳ nhông 0,15kg, 2kh thịt Nhím. Đã xử phạt vi phạm hành chính bà Phạm Thị Tuyết Giao (chủ quán) 500.000 đồng và tịch thu số ĐVHD nói trên.

Trong năm 2011:

Hạt Kiểm lâm Thị xã đã phối hợp với các ngành chức năng như Công an, Thú Y và chính quyền địa phương tiến hành truy quét 2 đợt tại khu vực Cầu Tuần, các quán ăn tại xã Bình Điền và đã bắt giữ 60 kg thịt ĐVHD không rõ nguồn gốc. Đồng thời cùng kết hợp với Đội KLCĐ số 1, Công an xã Hương Thọ tiến hành trực gác tại khu vực cầu Tuần từ tháng 3 đên 15 tháng 6 năm 2011 do dự án WWF hỗ trợ. Trong thời gian trực gác tình hình mua bán giảm hẳn. Sau thời gian trực gác, Hạt Kiểm lâm Hương Trà thường xuyên theo dõi để tổ chức kiểm tra và bắt thêm 02 vụ vi phạm, nâng tổng số ĐVHD đã được bắt giữ, xử lý tịch thu, tiêu hủy, định giá, thả lại vào rừng là 106kg các loại.

Bảng 5.5. Thống kê số vụ vi phạm về ĐVHD ở Thị xã Hương Trà.

Năm Số vụ vi phạm Khối lượng thịt

2006 6 155kg 2007 6 142kg 2008 4 95kg 2009 5 109kg 2010 4 132kg 2011 4 106

(Nguồn: Hạt Kiểm lâm Thị xã Hương Trà)

5.4. Các loại ĐVHD đang bị săn bắt, mua bán, vận chuyển trên địa bàn.

Bảng 5.6. Danh sách các loài ĐVHD đang bị săn bắt, mua bán, vận chuyển trên địa bàn Thị xã Hương Trà.

STT Tên Việt Nam Tên khoa học Nghị Định 32

Phụ Lục CITES

1 Tê tê vàng Manis pentadacytal IIB II

2 Khỉ vàng Macaca mulatta IIB II

3 Nai Cervus unicolor

4 Heo rừng Sus scrofa

5 Nhím Acanthion subcristatum IIB III

6 Đon Atherurus macrourus

7 Cầy vòi hương Viverricula indica IIB II

8 Gà rừng Gallus gallus

9 Rắn hổ mang Naja naja IB II

10 Rắn hổ chúa Ophiophagus hannah IB II

11 Rắn ráo thường Ptyas korros

12 Rắn cạp nong Bungarus fasciatus

13 Trăn đất Python molurus IB I

14 Kỳ nhông Physignathus

cocincinus

15 Kỳ đà hoa Varanus salvator IB II

16 Ba ba hoa Tryonix sinensis IIB II

17 Cheo cheo Tragulus javannicus IIB II

18 Rùa hộp ba vạch Cuora trifasciata IB II (Nguồn: Hạt Kiểm lâm Thị xã Hương Trà, 2006-2011)

5.5. Những thuận lợi, khó khăn đang gặp phải trong quá trình quản lý và bảo vệ ĐVHD tại địa phương.

5.5.1. Những điều kiện thuận lợi.

Các tổ, trạm Kiểm lâm được đóng ở các tuyến đường trọng điểm và các vùng nhạy cảm nên tình hình vi phạm cũng đã giảm dần.

Các chủ trương, chính sách của Nhà nước, các dự án của các tổ chức nước ngoài đã tạo công ăn việc làm ổn định cho một bộ phận người dân sinh sống trên địa bàn Thị xã. Cấp lãnh đạo cùng với cán bộ trong Hạt Kiểm lâm Thị xã Hương Trà đều nỗ lực thực hiện hoàn thành tốt các công việc, nhiệm vụ được giao.

Công tác tuyên truyền giáo dục, vận động toàn dân tham gia bảo vệ ĐVHD, bảo vệ rừng, đã được các cấp chính quyền và lãnh đạo Hạt chú trọng, chuyển tải thường xuyên và liên tục thông tin về Luật bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của ĐVHD, đa dạng sinh học đối với đời sống con người.

5.5.2. Những khó khăn gặp phải.

a. Việc nhân giống, nuôi dưỡng các loại ĐVHD.

Nhận thức, hiểu biết pháp luật của người dân về việc nuôi nhốt ĐVHD còn hạn chế nên khó khăn trong công tác quản lý.

Một số trại nuôi không có phương án tổ chức sản xuất, không rõ mục đích, hướng phát triển, kiến thức về nuôi nhốt ĐVHD của người nuôi còn hạn chế.

Nếu phát hiện nuôi nhốt bất hợp pháp thì không thể tịch thu thả lại rừng vì chúng đã quen với tập tính nuôi nhốt. Nếu chuyển về trung tâm cứu hộ ĐVHD ở Cúc Phương, Tam Đảo… thì rất tốn kém chi phí, mà địa phương không có ngân sách để thực hiện.

Dịch bệnh cũng đã xảy ra một số nơi và gây thiệt hại không nhỏ, nhưng các loài ĐVHD không thuộc chuyên môn của thú ý cơ sở nên xử lý cũng chưa được hiểu quả.

b. Về công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát nạn buôn bán ĐVHD trái phép.

Trong thời gian qua, mặc dù Lực Lượng Kiểm lâm đã có những nỗ lực nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ Quản lý và bảo vệ ĐVHD nhưng tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này vẫn còn đang diễn ra một số nơi bằng nhiều hình thức khác nhau. Việc ngăn chặn, triệt phá những hành vi mua bán, săn bắt, vận chuyển trái phép ĐVHD đang là vấn đề còn nhiều khó khăn, phức tạp.

Do địa bàn rộng, nhân lực lại ít nên chưa đáp ứng được nhiệm vụ một cách hữu hiệu .

Một số địa phương vẫn chưa thật sự vào cuộc theo tinh thần CT12/2003/CT-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ nên đoàn kiểm tra liên ngành có những khó khăn trở ngại khi kiểm tra các quán ăn, nhà hàng về việc mua bán ĐVHD và thịt thú rừng trái phép .

Đầu tư trang thiết bị cho công tác Quản lý bảo vệ ĐVHD còn quá thô sơ thiếu thốn nên chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.

Quá trình phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm và các ngành chức năng có lúc còn chưa đồng bộ do vậy hiệu quả phối hợp chưa thực sự đáp ứng yêu cầu cho việc quản lý rừng tại gốc, cho sự phát triển lâm nghiệp bền vững theo chính sách của Đảng và Nhà nước.

Một bộ phận nhân dân trong Thị xã, nhất là các vùng sâu vùng xa nhận thức về pháp luật còn yếu do trình độ dân trí thấp, sự tái phạm của “loại đương sự” này là thường xuyên, song hiệu quả thực tế so với quyết định xử lý còn khoảng cánh xa nhau, khó thực hiện được nghiêm chỉnh.

Sự buông lỏng về mặt quản lý nhà nước là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng cũng như quản lý và bảo vệ ĐVHD. Vai trò quản lý nhà nước ở các cấp chính quyền chưa thực sự được coi trọng, có biểu hiện giao khoán mọi trách nhiệm cho lực lượng kiểm lâm.

Một số công chức kiểm lâm đang còn có biểu hiện nể nang, né tránh, không dám đương đầu đấu tranh với các hành vi phạm pháp làm ảnh hưởng đến việc tuân thủ pháp luật và thực hiện các quyết định trong lúc thi hành nhiệm vụ .

Công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục về pháp luật nói chung và pháp luật lâm nghiệp nói riêng vẫn còn hạn chế, chưa sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân. Thực tế cho thấy một số trường hợp người dân vi phạm pháp luật nhưng khi bị cơ quan chức năng quyết định xử phạt họ vẫn không hề biết mình đã vi phạm pháp luật .

Các văn bản pháp luật về lĩnh vực lâm nghiệp không có tính bền vững thường xuyên bị thay đổi, bổ sung đã làm cho công tác xử lý vi phạm hành chính gặp nhiều khó khăn .

Thiếu các cơ chế chính sách như chế độ lương và công tác phí không đủ.

Hệ thống lưu trữ dữ liệu còn hạn chế, thêm vào đó là ít phân tích và xử lý thông tin, bao gồm thu thập và xử lý số liệu liên quan đến vụ vi phạm dẫn đến hạn chế hiệu quả thực thi của cán bộ Kiểm lâm, cũng như chỉ đạo của lãnh đạo của Chi cục và Hạt Kiểm lâm.

Quyền của kiểm lâm trong việc khám xét nhà, tịch thu, thanh tra và bắt giữ còn bị hạn chế.

Thịt và các bộ phận của động vật thường được xẻ nhỏ và cất giấu rất tinh vi.

Các đối tượng mua bán, vận chuyển ĐVHD thường cho người thường xuyên thăm dò, lân la tại các tổ, trạm Kiểm lâm. Các đối tượng này nếu thấy Kiểm lâm đi tuần tra, kiểm tra là báo ngay cho các đầu nậu để tẩu táng tang vật vi phạm.

Các đối tượng săn bắt ĐVHD cũng cho người canh gác ở các tuyến đường dẫn đến nơi săn bắn, nếu thấy bóng dáng của Kiểm lâm là thông báo cho nhau để kịp thời chạy trốn.

Khả năng nhận dạng loài khi tiến hành kiểm tra, khám xét nơi cất giấu ĐVHD. Ví dụ: khả năng phân biệt heo nhà và heo rừng, khả năng phân biệt thịt nai, mang với thịt bò, thịt trâu…

Gia tăng nhận thức bảo tồn nhưng chưa thay đổi được thái độ và hành vi của người dân địa phương (đặc biệt là thợ săn, đầu nậu và chủ buôn bán).

Tham gia đóng góp vào công tác xoá đói giảm nghèo phải tác động tới kinh tế hộ gia đình của các thợ săn. Các hoạt động phát triển chưa kết nối với bảo tồn cũng như chưa mang lại hiệu quả cho bảo tồn đa dạng sinh học.

Tình trạng săn bắn và buôn bán ĐVHD tiếp diễn đã và đang đe doạ tới đa dạng sinh học của Thị xã.

Đối với những người tiêu thụ thì lại càng khó xử phạt hơn. Ví dụ: khi vào kiểm tra nhà hàng phát hiện ĐVHD đang được bày ra trên bàn ăn thì không thể tới tịch thu những món ăn đã được chế biến củng như không thể xử phạt người đang ăn được. Phần lớn người tiêu thụ là người có tiền, giàu có. Vì vậy, hiện nay việc ngăn chặn đối tượng này chỉ dừng lại ở mức tuyên truyền. Với những cán bộ, công chức tiêu thụ ĐVHD thì đã cho tiến hành viết bản cam kết có chữ ký của lãnh đạo cơ quan đó và Hạt Kiểm lâm. Tuy nhiên, vẫn chưa thể ngăn chặn triệt để được vi phạm.

Lợi dụng các hạn chế trên, lâm tặc đã thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ ĐVHD một cách tinh vi hơn nhằm che mắt, qua mặt các cơ quan chức năng.

5.6. Đánh giá chung về công tác quản lý và bảo vệ ĐVHD trong những năm gần đây.

Trong những năm qua được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp chính quyền và toàn thể nhân dân trong Thị xã, tập thể đơn vị Hạt đã đạt được những kết quả tích cực trong công tác quản lý, bảo vệ ĐVHD, xóa bỏ và kiểm soát được những điểm nóng về mua bán ĐVHD ở một số địa điểm.

Khuyến khích người dân tham gia nuôi nhốt hợp pháp các loài ĐVHD đã làm tăng số lượng trại nuôi và số lượng loài được nuôi đã giúp giảm áp lực săn bắn từ rừng.

Bên cạnh đó, vẫn còn những cá nhân, hộ gia đình nuôi nhốt bất hợp pháp các loài ĐVHD. Tình hình săn bắt, mua bán ĐVHD đã được giảm xuống nhưng vẫn chưa triệt để, đang còn tồn tại một số nơi kinh doanh, mua bán ĐVHD trái phép như Cầu Tuần, chợ Bình Điền tuy nhiên diễn ra lén lút, không công khai như trước đây.

Số thợ săn bỏ nghề vẫn đang còn thấp. Theo khảo sát từ người dân địa phương thì ở xã Bình Điền, Bình Thành, Hương Thọ, Hương Bình, Hồng Tiến thì hiện nay trên địa bàn 5 xã này còn có khoảng gần 20 cá nhân thường xuyên vào rừng săn bắn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp tìm hiểu công tác quản lý bảo vệ động vật hoang dã ở hạt kiểm lâm thị xã hương trà tỉnh thừa thiên huế (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w