3. Sơ lược tình hình gây nuôi ĐVHD và một số nghiên cứu phát triển gây nuôi trong
5.3.1. Công tác nhân giống và nuôi dưỡng các loài ĐVHD
1. Tình hình gây nuôi.
Ở Thị xã Hương Trà phần lớn các trại nuôi ĐVHD đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản ĐVHD thông thường và quý hiếm theo quy định của pháp luật.
Việc gây nuôi bước đầu đã đem lại hiệu quả ở một số nơi, vì vậy các chủ trại nuôi đã mạnh dạn đầu tư mua thêm giống, mở rộng chuồng trại, quy mô sản xuất… Số lượng trại nuôi và loài nuôi ngày càng tăng lên.
Tính đến cuối năm 2011 toàn Thị xã có 7 trại gây nuôi ĐVHD được cấp phép.
Bảng 5.1. Bảng thống kế các trại nuôi ĐVHD trên địa bàn Thị xã Hương Trà.
STT Thông tin chủ nuôi
Tên thông thường Tổng Ngày đăng ký trại Mã số trại I Xã Hương Toàn
1 Trại nuôi Lê Đình Tới NHÍM BỜM 2 14/11/2011 93/HTR
2 Trại nuôi Đài Trang NHÍM BỜM 6 14/11/2011 92/HTR
1 Trại nuôi Xuân Hai
CẦY VÒI
HƯƠNG 4 14/11/2011 94/HTR
III Phường Hương Vân
1 Trại nuôi Khánh Lộc HEO RỪNG 17 31/07/2008 07/HTR
NHÍM BỜM 5
2
Trại nuôi Cồn Lại
Thành NHÍM BỜM 4 19/10/2008 10/HTR
IV Xã Bình Thành
1 Trại Nuôi Ý Nghĩa NHÍM BỜM 35 19/07/2010 37/HTR
HEO RỪNG 5
V Xã Hương Thọ
1 Trại nuôi Kim Phụng HEO RỪNG 15 1/8/2008
Tổng cộng 93
(Nguồn: Hạt Kiểm lâm Thị xã Hương Trà, 2011)
2. Công tác thông tin tuyên truyền.
Hạt Kiểm lâm Thị xã Hương Trà đã có văn bản chỉ đạo các bộ phận trực thuộc tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ ĐVHD, việc đăng ký gây nuôi sinh sản, sinh trưởng và việc săn bắt, giết mổ, mua bán, vận chuyển, kinh doanh các loài ĐVHD theo quy định.
Hướng dẫn các mẫu văn bản, trình tự, thủ tục đăng ký gây nuôi ĐVHD để các hộ gia đình và tổ chức biết để thực hiện.
Cán bộ Kiểm lâm địa bàn cùng kết hợp với chính quyền địa phương tiến hành tuyên truyền dưới các hình thức như: họp cụm dân cư, ký cam kết, tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của địa phương với những nội dung như: Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Nghị định số 32/NĐ-CP của Chính phủ, Nghị định số 82/NĐ-CP của Chính phủ, Nghị định số 99/NĐ-CP của Chính phủ.
Hạt Kiểm lâm Thị xã Hương Trà được sự chỉ đạo của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức cuộc thi rung chuông vàng “Rừng với biến đổi khí hậu năm 2011”, thông qua cuộc thi củng lồng ghép nhiều câu hỏi, nhiều thông tin nhằm giáo dục sâu rộng trong cộng đồng dân cư về công tác gây nuôi và bảo vệ ĐVHD.
3. Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận trại nuôi, quản lý ĐVHD.
a. Điều kiện chung về gây nuôi ĐVHD.
Chuồng trại nuôi phải phù hợp với đặc tính của loài nuôi và năng lực sản xuất của trại.
Bảo đảm an toàn cho người nuôi và người dân trong vùng, an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường theo quy định Nhà nước.
Gây nuôi hợp pháp.
Có người đủ chuyên môn đáp ứng yêu cầu quản lý, kỹ thuật nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, chăm sóc loài vật nuôi và ngăn ngừa dịch bệnh.
Trường hợp động vật nuôi có nguồn gốc nhập khẩu (không phân bố tại Việt Nam) phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan khoa học CITES Việt Nam là việc nuôi loài đó không ảnh hưởng đến các loài động vật khác và hệ sinh thái trong nước.
b. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận trại nuôi. (có diện tích chuồng trại trên 500m²)
•Đối với ĐVHD thông thường: (không quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP và Quyết định số 74/2008/QĐ-BNN)
Các tổ chức, hộ gia đình hay cá nhân gây nuôi ĐVHD phải gửi cho Hạt Kiểm lâm sở tại văn bản đề nghị đăng ký trại nuôi và các hồ sơ có liên quan đến nguồn gốc ĐVHD kèm theo phương án gây nuôi, phát triển ĐVHD được xác nhận của của chính quyền địa phương sở tại.
Hạt Kiểm lâm sở tại có trách nhiệm tiếp nhận đơn và hồ sơ đề nghị đăng ký trại nuôi sinh sản, sinh trưởng của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn.
Sau đó Hạt Kiểm lâm sẽ kiểm tra hồ sơ trại nuôi. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu chủ trại bổ sung. Nếu hồ sơ đã đầy đủ thì Hạt kiểm lâm sẽ tiến hành kiểm tra trại nuôi, lập biên bản kiểm tra. Nếu trại nuôi phù hợp và đảm bảo yêu cầu thì Hạt Kiểm lâm sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ lên Chi cục Kiểm lâm.
Hạt Kiểm lâm phải lập sổ theo dõi và thường xuyên cập nhật số lượng ĐVHD thông thường được nuôi trên địa bàn.
Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Chi cục Kiểm lâm sẽ tổ chức thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi cho các tổ chức hoặc hộ gia đình, cá nhân; và thông báo cho Hạt Kiểm lâm và chính quyền sở tại biết.
Trường hợp từ chối tiếp nhận hồ sơ, phải thông báo lý do cho các tổ chức hoặc hộ gia đình, cá nhân biết.
•Đối với ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm:
ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm thuộc danh mục ban hành theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Phụ lục của Công ước CITES.
Chỉ cấp giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo đúng quy định tại Điều 10, Điều 11 và Điều 12 của Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/08/2006 về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá
cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.
Trại nuôi sinh sản các loài ĐVHD quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES phải đăng ký với Cơ quan quản lý CITES Việt Nam để gửi hồ sơ đăng ký cho Ban thư ký Công ước CITES quốc tế xem xét, phê duyệt.
Cơ quan quản lý CITES sẽ ủy quyền cho Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đăng ký.
Trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng các loài ĐVHD quy định tại Phụ lục II và III của công ước CITES phải đăng ký với Chi cục Kiểm lâm tỉnh. Vào tháng 11 hàng năm. Chi cục Kiểm lâm sẽ báo cáo với Cơ quan quản lý CITES Việt Nam tình hình đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng:
- Đối với trại nuôi sinh sản các loài ĐVHD quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES như sau:
+ Chậm nhất là 15 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ đăng ký trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài ĐVHD quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES, Chi cục Kiểm lâm phải hoàn thành việc thẩm định hồ sơ đăng ký và gửi hồ sơ đã thẩm định chi Cơ quan quản lý CITES. Trường hợp từ chối tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thẩm định hồ sơ phải thông báo lý do từ chối cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đăng ký trại nuôi sinh sản.
+ Chậm nhất là 15 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ đăng ký đã được thẩm định, Cơ quan quản lý CITES phải xem xét, gửi hồ sơ đăng ký cho Ban Thư ký Công ước CITES quốc tế để xem xét, chấp nhận. Trường hợp từ chối tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan quản lý CITES phải thông báo lý do từ chối cho cơ quan thẩm định hồ sơ và tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đăng ký trại nuôi sinh sản.
+ Chậm nhất là 5 ngày làm việc sau khi nhận được ý kiến chấp nhận của Ban Thư ký Công ước CITES quốc tế, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam phải cấp giấy chứng nhận đăng ký cho các trại nuôi sinh sản đã đăng ký. Cơ quan quản lý CITES thông báo cho Chi cục Kiểm lâm về kết quả đăng ký trại nuôi sinh sản để quản lý.
- Đối với trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng các loài ĐVHD quy định tại các Phụ lục II và III của Công ước CITES, chậm nhất là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Chi cục Kiểm lâm phải tiến hành thẩm định và cấp giấy chứng nhận đăng ký cho các trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng đã đăng ký. Trường hợp từ chối tiếp nhận hồ sơ, phải thông báo lý do từ chối tiếp nhận cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng.
4. Công tác quản lý trại nuôi.
Tháng 06/2011 Hạt Kiểm lâm Hương Trà đã cử Kiểm lâm viên và các chủ trại nuôi tham gia hội thảo tập huấn do Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức. Mục đích của hội thảo tập huấn này nhằm phổ biến và nâng cao nhận thức của các chủ trại nuôi về những quy định trong công tác gây nuôi, thủ tục hành chính cấp giấy chứng nhận trại nuôi sinh sản, sinh trưởng ĐVHD. Đồng thời tăng cường quản lý, giám sát trại nuôi để hạn chế buôn bán ĐVHD trái phép. Chia sẻ kinh nghiệm và học tập về kỹ thuật gây nuôi một số loài đang được nuôi phổ biến hiện nay như heo rừng, nhím, cầy vòi hương… thông qua việc tham quan, học tập những mô hình làm ăn có hiệu quả trên địa bàn,
Tổ chức nhiều đợt kiểm tra đột xuất hoạt động nuôi nhốt các loài ĐVHD, và kiểm tra định kỳ trên địa bàn 3 tháng 1 lần và tăng cường việc theo dõi, giám sát, quản lý những tổ chức cá nhân gây nuôi sinh sản, sinh trưởng ĐVHD đã được cấp giấy chứng nhận nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những sai phạm.
Quản lý các trại nuôi củng rất khó vì ngày càng có nhiều trại nuôi, nhưng đến nay hầu hết các trại nuôi đều có sổ theo dõi ĐVHD gây nuôi nhằm theo dõi quá trình tăng đàn, giảm đàn do sinh sản, nhập trại, xuất trại hoặc chết, có kiểm lâm địa bàn xác nhận.
Sau mỗi đợt kiểm tra, đoàn kiểm tra đã nhắc nhở, chỉ ra những thiếu sót, tồn tại trong công tác quản lý gây nuôi và đề nghị khắc phục trong thời gian sắp tới. Qua các đợt kiểm tra, đoàn cũng thu thập được nhiều ý kiến đề xuất, cách làm tốt, củng như sáng kiến trong quản lý gây nuôi để có thể chỉ đạo tốt hơn trong thời gian tới.
Tiến hành kiểm tra đột xuất các tổ chức, hộ gia đình nếu thấy việc tăng giảm đàn không bình thường.
Hầu hết các tổ chức và hộ gia đình gây nuôi ĐVHD đều có giấy phép do Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế cấp, có sổ theo dõi việc tăng giảm đàn cụ thể và có xác nhận của Kiểm lâm địa bàn.
Trong quá trình gây nuôi, việc tăng giảm đàn, các tổ chức và hộ gia đình đã báo cáo cụ thể với Kiểm lâm sở tại. Sau khi nhận được báo cáo thì Hạt Kiểm lâm tiến hành kiểm tra và cập nhật sổ theo dõi tăng đàn cụ thể cho từng loài. Quá trình xuất, nhập đều có biên bản kiểm tra và làm thủ tục cho hộ gây nuôi đảm bảo đúng pháp luật.
Qua kiểm tra yêu cầu chủ trại phải đảm bảo chuồng trại vệ sinh, phù hợp với động vật nuôi, không gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến môi trường cộng đồng.
Tổ chức, cá nhân vận chuyển các loài ĐVHD phải có giấy đề nghị, lập bảng kê số lượng xuất trại và thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định hiện hành. Hạt Kiểm lâm sở tại kiểm tra xác nhận vào bảng kê của chủ trại và giải quyết cho vận
chuyển, hoặc chuyển hồ sơ về Chi cục Kiểm lâm cấp giấy phép vận chuyển đặc biệt, theo quy định tại quyết định số 59/2005/QĐ-BNN ngày 10/10/2005 của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn về việc ban hành quy định về kiểm tra, kiểm soát lâm sản.
Tổ chức, cá nhân vận chuyển các loài ĐVHD nguy hiểm phải nhốt trong các loại dụng cụ chuyên dung (lồng, chuồn, thùng,…) làm bằng vật liệu chắc chắn, hoặc sử dụng công cụ, phương tiện khác nhưng phải đảm bảo tuyệt đối các loài ĐVHD nguy hiểm không thể tấn công người, không để các loài ĐVHD nguy hiểm thoát ra môi trường, đe dọa tính mạng, sức khỏe của con người.
Trường hợp các loài ĐVHD nguy hiểm thoát khỏi trại nuôi, chủ trại nuôi phải báo cáo ngay cho Hạt Kiểm lâm, Chính quyền địa phương, các cơ quan Công an, hoặc cơ quan, đơn vị có liên quan để kịp thời xử lý. Chủ trại nuôi phải chịu trách nhiệm bảo vệ an toàn cho người nuôi nhốt và người dân trong vùng, đồng thời có trách nhiệm bảo vệ hiện trường và thu bắt các loại ĐVHD nguy hiểm bị sổng chuồng.
5. Kỹ thuật nuôi một số loài ĐVHD đang được áp dụng trên địa bàn.
A – KỸ THUẬT NUÔI HEO RỪNG (Sus scrofa): ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ GIÁ TRỊ KINH TẾ.
Heo rừng là ĐVHD, đang được thuần hóa, nuôi nhiều ở Thái Lan, Malaixia, Việt Nam. Heo rừng ăn tạp, ít bệnh tật. Trong tự nhiên chúng sống từng đàn xung quanh ruộng rẫy có nhiều cây môn rừng, chuối rừng, trú ngụ ở các rừng cây bụi có nhiều thảm thực vật. Thân hình heo rừng cân đối, linh hoạt, tai và mũi rất thính, da và lông màu đen - nâu xen lẫn nhau, một gốc chân lông có 3 ngọn lông. Heo con có bộ lông hình sọc dưa màu nâu - đen. Sau 3 tháng các sọc này mất dần. Con đực trưởng thành có 2 răng nanh mọc dài, con cái có 8-10 vú, trung bình khoảng 2 năm đẻ 3 lứa, mỗi lứa có 5-8 con, trọng lượng sơ sinh 0,5-0,9 kg/con. Thông thường heo cái 4-5 tháng tuổi, heo đực 6-7 tháng tuổi đã động dục.[6]
Giá trị kinh tế: thịt heo rừng là món ăn đặc sản, nhiều nạc, giàu đạm, là loại thuốc quý, có giá trị kinh tế cao.
CHỌN GIỐNG.
1. Chọn heo đực giống: chọn heo rừng thuần hoặc rừng lai, các đặc điểm để chọn giống như heo nhà. Đặc biệt chọn con có lông bờm dựng đứng chạy dài từ cổ tới lưng, tinh hoàn lộ rõ, to và cân đối. Heo giống có độ tuổi từ 6-7 tháng và có trọng lượng khoảng 30kg.
2. Chọn heo cái giống: chọn heo cái từ 4-6 tháng tuổi, quá trình kiểm tra chọn lọc giống như heo nhà. Đặc điểm cần lưu ý là 2 hàng vú đều, không có vú xép, số vú 8-10.
3. Phối giống: heo cái thường 4-5 tháng đã động dục, bỏ qua 1-2 lần động dục đầu, lần thứ 3 mới cho phối. Biểu hiện động dục giống như heo nhà. Chu kỳ động dục 21 ngày, thời gian động dục 3-4 ngày, ngày động dục thứ 2 phối là tốt nhất. Sau 21 ngày không thấy động dục trở lại, là heo đã có chửa. Heo rừng mang thai giống như heo nhà (112-117 ngày, Trung bình 114 ngày).
CHUỒNG TRẠI.
Heo rừng là ĐVHD có tính nhút nhát, nên việc bố trí chuồng trại xa khu dân cư, cao ráo, xa các trục đường giao thông có nhiều động cơ gây tiếng ồn. Chuồng nuôi hướng Đông Nam, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Heo đực giống, heo sinh sản, heo nuôi thịt phải bố trí từng ô riêng trong khu vực nuôi.
Bảng 5.2. Diện tích chuồng ở và nghỉ ngoài sân cho heo rừng.
Loại heo Diện tích chuồng (m2 /con) Diện tích nhà che (m2/con)
Heo nái 5 – 6 1,5 – 2
Heo hậu bị 4 – 5 1 – 1,5
Nái nuôi con 5 – 10 2 – 2,5
Đực giống 40 – 50 5 – 10
(Nguồn: kinh nghiệm của trại nuôi Ý Nghĩa – xã Bình Thành – Thị xã Hương Trà)
1. Kiểu chuồng tự nhiên.
Chọn nơi cao ráo, có nhiều cây bóng mát, cây bụi rậm diện tích ô nuôi 300 – 400 m2. Xung quanh rào lưới B40 chôn sâu xuống lòng đất 30cm, độ cao bờ rào 1,2-1,5m. Xây 1-2 nhà dài có mái che không cần tường xung quanh để heo vào ở,