Các chỉ tiêu bình quân

Một phần của tài liệu Khả năng tiếp cận tín dụng nông thôn của hộ nghèo xã phú thành yên thành nghệ an (Trang 30 - 35)

1. Nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 4,2 4,15 4,11 98,81

2. Lao động /hộ LĐ/hộ 1,38 1,82 1,76 99,45

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN4.1. Khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nghèo 4.1. Khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nghèo

4.1.1. Hoạt động tín dụng của các TCTD trên địa bàn

* Khu vực chính thức

- Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

Trên địa bàn huyện Yên Thành hiện có bốn chi nhánh của NHNO gồm: chi nhánh huyện Yên Thành, chi nhánh chợ Rộc, chi nhánh Công Tiến, chi nhánh Thọ Yên. Xã Phú Thành có địa bàn gần chi nhánh huyện Yên Thành nên các giao dịch tín dụng của người dân với NHNO được thực hiện tại chi nhánh này.

NHNO với hai phương pháp cho vay là cho vay trực tiếp và cho vay thông qua tổ, nhóm. Các hộ dân vay vốn trực tiếp từ ngân hàng phải có tài sản thế chấp, đối với hộ nông dân chủ yếu là đất đai. Điều này gây khó khăn cho những hộ đến nay chưa được cấp sổ đỏ nhà đất. Hộ sẽ rất khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn này hoặc phải tốn thêm một khoản chi phí xin xác nhận của cán bộ địa chính về QSD đất đai của mình. Đối với hộ nghèo không có tài sản thế chấp hoặc có nhưng giá trị thấp, việc tiếp cận vốn từ NHNO càng khó hơn. Các chương trình cho vay thông qua tổ nhóm cũng không cải thiện được tình hình này vì các tổ chức ngần ngại đứng ra tín chấp cho hộ nghèo. Vì vậy hộ nghèo ít được vay vốn từ NHNO

- Ngân hàng chính sách xã hội

NHCSXH là ngân hàng của Nhà nước, sát nhập từ hai tổ chức: Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm và ngân hàng phục vụ người nghèo. Nguồn vốn chủ yếu từ ngân sách của Nhà nước. NHCSXH cho hộ nghèo và cận nghèo vay vốn với lãi suất ưu đãi để phát triển sản xuất, tăng thu nhập, góp phần XĐGN và tăng thu nhập cho hộ nông dân.

Khi vay vốn hộ nghèo từ NHCSXH phải qua các bước sau: Hộ nghèo phải làm giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất kinh doanh và khế ước nhận nợ.

UBND xã phải tiếp nhận và kiểm tra, tổ chức hội cùng ban quản lý tiết kiệm và vay vốn họp tất cả hội viên vay vốn tiến hành bình xét, lập danh sách hộ đề nghị vay và biên bản họp gửi kèm giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất kinh doanh và khế ước nhận nợ.

Đây là kênh chuyển các nguồn vốn ngân sách thành tín dụng ưu đãi và tiếp quản tài sản từ Ngân hàng người nghèo. Ngân hàng hoạt động không vì mục đích lợi nhuận và khả năng thanh toán được Nhà nước đảm bảo. Điểm giao dịch của NHCSXH huyện với người dân do các đoàn thể của UBND xã quản lý. Đối tượng phục vụ của NHCSXH là hộ nghèo, các đối tượng chính sách cần vay vốn để giải quyết việc làm, đi lao động có thời hạn tại nước ngoài, HSSV có hoàn cảnh khó khăn, nước sạch và vệ sinh môi trường… nên người nghèo dễ tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng này hơn so với các TCTD chính thức khác trên địa bàn.

* Khu vực tín dụng bán chính thức

Các tổ chức hội, đoàn thể bao gồm: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên xã… Các tổ chức này đóng vai trò là một tổ chức đứng ra bảo lãnh, tín chấp đứng ra vay vốn từ các TCTD chính thức cho hội viên phát triển kinh tế. Một số tổ chức còn huy động vốn góp của hội viên. Các tổ chức này rất phổ biến và không thể thiếu được trên địa bàn nông thôn. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn xã Phú Thành thì hoạt động tín dụng của Hội phụ nữ là nổi bật nhất, các tổ chức hội khác không hoạt động tín dụng hoặc hoạt động nhỏ lẽ nên trong khoá luận này chúng tôi chỉ quan tâm đến nguồn vốn từ hội phụ nữ trong số các tổ chức hội.

Khi hộ nghèo có nhu cầu vay vốn kèm phương án sản xuất kinh doanh khả sẽ được Hội phụ nữ đứng ra bảo lãnh để vay vốn từ NHCSXH. Thủ tục vay vốn đơn giản hơn nhưng chủ yếu là cho vay ngắn hạn, bên cạnh đó nguồn vốn từ hội có hạn và đảm bảo công bằng đồng đều cho các hộ nên mức cho vay / hộ thấp. Chỉ một phần nhỏ hộ nghèo được tiếp cận nguồn vốn này.

Tín dụng phi chính thức là những quan hệ tín dụng ngầm hoặc nữa công khai (nhiều trường hợp là công khai). Ở đó có một số hoặc tất cả các yếu tố vượt ra ngoài khuôn khổ của thể chế pháp lý hiện hành (mà yếu tố cơ bản nhất là lãi suất). Tuy nhiên, trong thực tế, cũng có thể bao gồm cả những quan hệ tín dụng trực tiếp giữa các cư dân nông thôn mà yếu tố lãi suất hoàn toàn bình thường, thậm chí thấp hơn so với lãi suất thị trường chính thức. Những quan hệ này phát sinh trên cơ sở những quan hệ tình cảm (họ tộc, bạn bè…) hoặc nhiều thứ quan hệ đa dạng khác.

Tín dụng phi chính thức trên địa bàn xã bao gồm: Tín dụng phường, hội, tín dụng tư nhân, tín dụng từ anh em, bạn bè, hàng xóm.

Khu vực tín dụng này có ưu điểm rất lớn về điều kiện vay, thủ tục vay do sự quen biết từ trước và sự tin tưởng, tín nhiệm lẫn nhau. Hộ vay vốn trong khu vực này không cần thế chấp, thủ tục vay vốn chỉ cần viết giấy nhận nợ. Lãi suất cho vay trong khu vực này có sự giao động cao, có thể bằng không cũng có thể cao hơn nhiều lần so với lãi suất cho vay ở các khu vực khác. Với những đặc điểm trên, hộ nghèo dễ dàng vay được vốn từ khu vực phi chính thức, tuy nhiên, họ là hộ nghèo nên mức vay không thể cao như các đối tượng khác vì không được chủ thể cho vay tin tưởng bằng.

Ghi chú: Vay ; Gửi

Sơ đồ 4.1. Mối quan hệ giữa các TCTD hoạt động trên địa bàn xã Phú Thành

4.1.2. Khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nghèo4.1.2.1. Tình hình chung của các hộ nghèo điều tra 4.1.2.1. Tình hình chung của các hộ nghèo điều tra

Phú Thành là một xã thuần nông, với 79,09% lao động nông nghiệp và giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 63,41% tổng giá trị sản xuất kinh doanh của xã (ban thống kê xã). Trong những năm qua, nhờ áp dụng đúng đắn đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đời sống của nhân dân trong xã có nhiều thay đổi và chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận người nghèo chưa thoát được nghèo.

Theo quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 8 tháng 7 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006- 2010 thì ở khu vực nông thôn những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. Tuy nhiên do địa phương có nhiều người có mức thu nhập dưới 200.000 đồng/người /tháng nên việc xác định hộ

NHCSXH Hội phụ nữ NHNO

Hộ nghèo

Tín dụng tư nhân, tín dụng phường hội, tín dụng từ người thân, bạn bè

nghèo thường được thực hiện thông qua các cuộc bình bầu, xét duyệt ở xóm. Những hộ có điều kiện kinh tế khó khăn nhất như nhà chưa kiên cố, thu nhập thấp, … sẽ được chọn.

Bảng 4.1. Tỷ lệ hộ nghèo trong xã qua các năm (2007 - 2009) Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh (%)

08/07 09/08 BQ

Số hộ 215 172 154 80 89,53 84,77

Tỷ lệ

(%) 10,4 10,96 8,6 105,38 78,47 91,93

(Nguồn: Ban thống kê xã Phú Thành)

Qua bảng 4.1 chúng ta nhận thấy số hộ nghèo của xã thay đổi qua các năm, và năm 2009 có 154 hộ nghèo, chiếm 8,6% tổng số hộ trong xã, ít nhất trong ba năm. Tỷ lệ hộ nghèo trong xã năm 2008 tăng 5,38% so với năm 2007, nhưng đến năm 2009 tỷ lệ hộ nghèo lại giảm 21,53% so với năm 2008. Đây là một thành quả không nhỏ trong công tác xoá đói giảm nghèo của xã.

Đa số hộ nghèo trong xã đều có trình độ học vấn thấp. Theo số liệu điều tra thì 100% hộ nghèo trong xã đều có trình độ học vấn từ THPT trở xuống, trong đó chủ yếu là trình độ THCS và tiểu học, thậm chí có những người không biết chữ. Số hộ có trình độ THPT là rất ít, chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số hộ nghèo.

Đa số người nghèo trình độ học vấn thấp nên họ cũng không có tay nghề và ít có cơ hội làm các ngành nghề ngoài nông nghiệp. 100% hộ nghèo sản xuất nông nghiệp, trong đó chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, một số hộ có làm thêm ngành nghề khác như mây tre đan, mua bán nhỏ nhưng đa phần đó là việc làm lúc nông nhàn chứ chưa được xem là ngành nghề chính, đóng góp đáng kể trong thu nhập của hộ gia đình.

Bảng 4.2. Sử dụng vốn vay của hộ nghèo cho các mục đích Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%)

Trồng trọt 31 51,67

Chăn nuôi 25 41,67

Một phần của tài liệu Khả năng tiếp cận tín dụng nông thôn của hộ nghèo xã phú thành yên thành nghệ an (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w