THỰC TIỄN ÁP DỤNG
Việc phân tích thực trạng áp dụng Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với với các cổ đông trong công ty niêm yết được xem xét trên hai khía cạnh chính: một là,
nghiên cứu về hệ thống pháp lý về nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với các cổ đông trong công ty niêm yết; hai là, về thực trạng thực hiện nguyên tắc này tại một số công ty niêm yết tại Việt Nam. Để các phân tích, đánh giá và xử lý thông tin của luận văn thực hiện một cách nhất quán làm nổi bật các vấn đề cần đánh giá tạo tiền đề cho những giải pháp hoàn thiện, nội dung Nguyên tắc đối xử bình đẳng với các cổ đông được khuyến nghị trong Bộ các nguyên tắc quản trị công ty của OECD sẽ được sử dụng làm nền tảng để so sánh đối chiếu với các quy định theo pháp luật Việt Nam, cũng như là căn cứ đánh giá mức độ tuân thủ nguyên tắc của các công ty niêm yết.
Trước hết luận văn tập trung nghiên cứu về Hệ thống pháp lý về Nguyên tắc đối xử bình đẳng của Việt Nam để có cái nhìn toàn diện về vấn đề này trong môi trường quản trị của các công ty niêm yết tại Việt Nam hiện nay.
2.1. Pháp luật về nguyên tắc đối xử bình đẳng với cổ đông trong công ty niêm yết niêm yết
2.1.1. Hệ thống các văn bản pháp luật về nguyên tắc đối xử bình đẳng
Cùng với sự phát triển của Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về QTCT nói chung, các văn bản pháp luật về về Nguyên tắc đối xử bình đẳng đã trải qua nhiều giai đoạn hình thành và phát triển chịu sự tác động từ các yếu tố đặc trưng riêng biệt bắt nguồn từ lịch sử và quá trình phát triển kinh tế của nước ta, mỗi giai đoạn phát triển đều gắn liền với việc ban hành các văn bản pháp luật về Công ty, chúng ta sẽ điểm lại một số mốc quan trọng ghi nhận sự phát triển của Pháp luật về Nguyên tắc đối xử bình đẳng với các cổ đông, cũng như với các cổ đông trong công ty niêm yết.
33
Trước năm 1987, với nền kinh tế chỉ huy, chỉ có các doanh nghiệp nhà nước mới được quyền tồn tại theo mô hình công ty. Sự ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 lần đầu tiên đã đưa khái niệm QTCT vào Việt Nam, nhưng luật này chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong giai đoạn này chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy không có khái niệm Cổ đông, Công ty cổ phần,…
Loại hình công ty cổ phần chưa được các nhà làm luật thừa nhận và quy định trong các văn bản pháp luật, các mối quan hệ trong công ty chủ yếu được thiết lập trên cơ sở các mệnh lệnh hành chính, vì vậy Nguyên tắc đối xử bình đẳng với các cổ đông là một khái niệm xa vời.
Lần đầu tiên công ty cổ phần được công nhận trong Luật công ty năm 1990, tuy nhiên các nội dung về công ty còn rất sơ sài, chỉ có 15 điều luật quy định về công ty cổ phần, chủ yếu tập trung vào việc thành lập công ty cổ phần, và xây dựng cơ cấu tổ chức ban đầu, chưa có một quy định cụ thể về quyền và nghĩa của các cổ đông, thành viên HĐQT, BKS, BGĐ, cũng như chưa có quy phạm điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể này.
Bộ luật đầy đủ đầu tiên dành cho các công ty trong nước được thông qua năm 1999 là Luật Doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp 1999 đánh dấu bước tiến lớn của các nhà làm luật trong việc xây dựng chi tiết cụ thể các quy định về công ty cổ phần với 44 điều luật, những nội dung quy định về nguyên tắc đối xử bình đẳng với các cổ đông đã bước đầu được hình thành. Các quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các cổ đông đã được ghi nhận đầy đủ hơn. Chức năng, quyền hạn nhiệm vụ của HĐQT, Ban giám đốc, ban kiểm soát cũng được xác định rõ ràng hơn, bước đầu đã có các quy định nhằm kiểm soát các giao dịch của thành viên HĐQT,GĐ, thành viên BKS. Tuy nhiên các quy định mới chỉ mang tính chất sơ khai, chưa thực sự đảm bảo sự công bằng, bình đẳng cho các cổ đông trong công ty.
Dưới ảnh hưởng của việc gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO), từ năm 2005, các nhà làm luật đẩy mạnh nỗ lực nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về quản trị doanh nghiệp để tuân thủ những cam kết của mình khi gia nhập WTO. Luật
34
doanh nghiệp 2005 và Luật chứng khoán 2006 ra đời trên cơ sở tiếp cận với các thông lệ quản trị công ty tốt trên thế giới, đã thực sự góp phần hoàn thiện hơn Nguyên tắc đối xử bình đẳng với các cổ đông trong các công ty ở Việt Nam, các quy định của pháp luật đã chú trọng hơn tới việc bảo vệ quyền lợi của các cổ đông nhỏ, cổ đông thiểu số, đồng thời quy định chặt chẽ hơn về cơ cấu tổ chức, phối hợp hoạt động của HĐQT, ban GĐ, ban KS, nhằm hạn chế rủi ro, kiểm soát các giao dịch của các bên liên quan trong công ty.
Luật doanh nghiệp 2005 và luật chứng khoán 2006 đã tạo ra nền tảng để các nhà làm luật ban hành quy chế quản trị áp dụng cho các công ty niêm yết trên sở GDCK, trung tâm giao dịch chứng khoán năm 2007. Trải qua quá trình áp dụng và hoàn thiện bổ sung, Quy chế quản trị 2007 được thay thế bằng Thông tư 121/2012/TT-BTC ban hành ngày 26/07/2012 Quy định về QTCT áp dụng cho các công ty Đại chúng và kèm theo đó là Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty đại chúng. Cùng với sự ra đời thông tư 121, Nguyên tắc đối xử bình đẳng với các cổ đông trong công ty niêm yết được ghi nhận một cách rõ ràng và đầy đủ nhất từ trước tới nay, cho thấy sự quan tâm thực sự nghiêm túc của các nhà làm luật với vấn đề này, đây là một thực tế khách đối với sự phát triển của một nền kinh tế, khi mà niềm tin của các nhà đầu tư được căn cứ trên mức độ bảo vệ chính họ của nền kinh tế đó.
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về Nguyên tắc đối xử bình đẳng với cổ đông trong công ty niêm yết chỉ thực sự được hình thành từ 2005 đến nay, nhưng nó là sự kế thừa thành quả của sự phát triển, hoàn thiện không ngừng pháp luật về quản trị công ty nói chung. Tính đến tháng 6/2014 Pháp luật về Nguyên tắc đối xử bình dẳng đối với các cổ đông được luận văn ghi nhận bao gồm các văn bản theo Bảng 2.1 dưới đây, đây là các văn bản cơ bản, mang tính chất cốt lõi. Ngoài ra có rất nhiều nội dung, được quy định trong các văn bản luật chuyên ngành khác.
35
Bảng 2.1: Các Bộ luật, Nghị định, Thông tư có liên quan đến nguyên tắc đối xử bình đẳng với các cổ đông trong công ty niêm yết
Luật/Nghị định Phạm Vi áp dụng Nội dung
Luật chung
Luật Doanh nghiệp 2005 Tất cả các công ty cổ phần
Điều chỉnh việc thành lập, hoạt động, tái cơ cấu, và chấm dứt hoạt động với các công ty cổ phần. Luật Chứng khoán 2006
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán 2010
Công ty đại chúng, công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Điều chỉnh hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, và QTCT đại chúng, công ty niêm yết.
Các văn bản dưới luật NĐ 43/2010/NĐ-CP Tất cả các công ty cổ phần
Quy định chi tiết về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh; quy định về cơ quan đăng ký kinh doanh và quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp. NĐ 102/2010/NĐ-CP Tất cả các công ty cổ phần Hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật doanh nghiệp
NĐ 58/2012/NĐ-CP Tất cả các công ty niêm yết
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi bổ sung luật chứng
NĐ 108/2013/NĐ-CP Tất cả các công ty niêm yết
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK NĐ 155/2013/NĐ-CP Tất cả các công ty cổ phần Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
Thông tư số 121/2012/TT-BTC
Công ty niêm yết, công ty Đại chúng
Quy định về QTCT áp dụng cho các công ty đại chúng
36
Điều lệ mẫu ban hành kèm theo Thông tư TT 121/2012/TT-BTC
Công ty niêm yết, công ty Đại chúng
Quy định về QTCT áp dụng cho các công ty đại chúng Các yêu cầu niêm yết
tại sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và Hà Nội
Các công ty cổ phần niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội
Điều chỉnh việc tiếp cận giao dịch của công chúng đầu tư và các tổ chức phát hành.
Thông tư số 52/2012/TT-BTC
Các công ty đại chúng và công ty niêm yết
Bắt buộc áp dụng đối với các công ty đại chúng và công ty niêm yết về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
Văn bản của liên quan có liên quan Luật các tổ chức tín dụng Tổ chức tín dụng; Quy định về việc thành lập, tổ chức, hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể tổ chức tín dụng
Luật Kinh doanh bảo hiểm
Luật Kinh doanh bất động sản
Luật Phá sản 2014 Tất cả các công ty cổ phần
Luật Đầu tư 2005
Nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài Tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư
Quy định về hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh; quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư;
Luật Hình sự Cá nhân Thông tư liên tịch số
10/2013/TTLT-BTP- BCA-TANDTC- VKSNDTC-BTC
Cá nhân
Hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính - kế toán và chứng khoán
37
Bảng 2.1 cho thấy các quy phạm pháp luật cơ bản điều chỉnh hoạt động QTCT tại Việt Nam hiện nay. Các quy phạm pháp luật vẫn không ngừng được hoàn thiện để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, đảm bảo được vai trò giám sát, quản lý của nhà nước đồng thời tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho các công ty phát triển, thực hiện được các mục tiêu sản xuất kinh doanh, QTCT trong những khuôn khổ phù hợp. Tại thời điểm luận văn này thực hiện dự thảo Luật doanh nghiệp mới sửa đổi đang được xây dựng và sẽ được thông qua trong kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa 13 với nhiều thay đổi nhằm bảo vệ nhà đầu tư, các cổ đông thiểu số.
2.1.2. Quy định của pháp luật về nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với các cổ đông trong công ty niêm yết ở Việt Nam
Các quy phạm cụ thể điều chỉnh các nội dung của Nguyên tắc đối xử bình đẳng tập trung trong Luật doanh nghiệp, Luật Chứng khoán và một số văn bản hướng dẫn như: Nghị định số 102/2010/NĐ-CP, Nghị định số 52/2012/TT-BTC, Thông tư số 121/2012/TT-BTC. Để phân tích đầy đủ và cụ thể về các quy định của pháp luật có liên quan tới nguyên tắc đối xử bình đẳng trong quản trị doanh nghiệp, luận văn không đi phân tích từng nội dung trong từng văn bản Quy phạm pháp luật mà dựa vào các nội dung của Nguyên tắc đối xử bình đẳng với các cổ đông theo khuyến nghị của OECD, Theo các quy định của pháp luật về Nguyên tắc đối xử bình đẳng với cổ đông trong công ty niêm yết được phân chia làm bốn vấn đề chính bao gồm:
Pháp luật về việc tất cả các cổ đông phải được đối xử bình đẳng Pháp luật về cấm giao dịch nội gián
Pháp luật về việc công bố thông tin về lợi ích của thành viên HĐQT/BKS/BGĐ Pháp luật về cơ chế giám sát thực thi nguyên tắc đối xử bình đẳng
2.1.2.1. Pháp luật về việc tất cả các cổ đông phải được đối xử bình đẳng * Bình đẳng, công bằng và công khai về quyền trong và giữa các loại cổ phần
Đối với thông tin sẵn có về các loại cổ phần, cổ đông của các công ty niêm yết có thể tiếp cận từ điều lệ công ty, bản cáo bạch, báo cáo thường niên và báo cáo quý, những thông tin nay sẵn có tại trang tin điện tử của Ủy ban chứng khoán hoặc tại hai sở giao dịch chứng khoán HOSE và HNX.
38
Đối với báo cáo thường niên đã được duyệt mà các công ty cổ phần được yêu cầu phải nộp cơ quan đăng ký kinh doanh, mỗi cá nhân và tổ chức đều có quyền xem và copy bản báo cáo mà cơ quan đăng ký kinh doanh lưu giữ. Với các công ty không niêm yết, chỉ có các cổ đông nắm giữ trên 10% cổ phần mới có quyền lấy thông tin từ các báo cáo tài chính sáu tháng (báo cáo sáu tháng không được thông qua tại ĐHĐCĐ và không được kiểm toán, và chất lượng của báo cáo này được đánh giá là không cao) theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 79 Luật Doanh nghiệp 2005.
Đồng thời, theo quy định tại Điểm đ, e Khoản 1 Luật Doanh nghiệp 2005, khi chào bán cổ phiếu ra công chúng, các công ty phải công bố những thông tin về cơ cấu vốn cổ phần của công ty, trong đó nêu rõ các loại cổ phiếu. Cổ phiếu phải được đăng ký, trong đó nội dung đăng ký bao gồm thông tin liên quan đến loại cổ phiếu và các cổ đông phải được biết thông tin này.
Về quyền được đối xử bình đẳng, mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho cổ đông sở hữu các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau. Trường hợp công ty có các loại cổ phần ưu đãi, các quyền và nghĩa vụ gắn liền với các loại cổ phần ưu đãi phải được công bố đầy đủ cho cổ đông và phải được ĐHĐCĐ thông qua theo Khoản b Điểm 1, Điều 3 Thông tư số 121/2012/TT-BTC Quy định về QTCT áp dụng cho các công ty đại chúng.
Thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyền đặc biệt gắn liền với một loại cổ phần ưu đãi, vấn đề này không được quy định cụ thể trong Luật Doanh nghiệp 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành, nhưng đã được đề cập đến trong Điều lệ mẫu ban hành kèm thông tư 121/2012/TT-BTC, theo quy định tại Khoản 1 Điều 16, việc thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyền đặc biệt gắn liền với một loại cổ phần ưu đãi có hiệu lực khi được cổ đông nắm giữ ít nhất 65% cổ phần phổ thông tham dự họp thông qua đồng thời được cổ đông nắm giữ ít nhất 75% quyền biểu quyết của loại cổ phần ưu đãi nói trên biểu quyết thông qua. Cuộc họp để thông qua việc thay đổi phải có tối thiểu hai (02) cổ đông (hoặc đại diện được ủy quyền của họ) và nắm giữ tối thiểu một phần ba (1/3) giá trị mệnh giá của các cổ phần loại đó đã phát hành.
39
* Bảo vệ cổ đông thiểu số khỏi sự lạm dụng của cổ đông nắm quyền kiểm soát, quyền khiếu nại của cổ đông thiểu số:
Liên quan đến quyền thông tin, Luật Doanh nghiệp 2005 quy định các cổ đông có quyền tham dự và phát biểu trong đại hội cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được uỷ quyền (Điểm a Khoản 1 Điều 79 Luật Doanh nghiệp 2005).
Về khả năng kiểm tra sổ sách, Luật Doanh nghiệp 2005 quy định quyền xem và trích lục thông tin liên quan đến danh sách cổ đông có quyền biểu quyết, điều lệ công ty và biên bản ghi chép về ĐHĐCĐ cũng như các nghị quyết được đại hội thông qua