Nghiên cứu đánh giá sự phù hợp của chế phẩm vi sinh vật trong xử lý

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng chế phẩm vi sinh để chế biến phế thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ sinh học tại nông hộ ở quỳ hợp tỉnh nghệ an (Trang 49)

V. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1. Kết quả nghiên cứu khoa học

1.2.2. Nghiên cứu đánh giá sự phù hợp của chế phẩm vi sinh vật trong xử lý

thải chăn nuôi và các nguồn hữu cơ địa phương.

Tiến hành thí nghiệm với khối đống ủ 1 tấn nguyên liệu, sử dụng tổ hợp QH và SH trong xử lý tại các hộ nông dân ở xã Bắc Sơn. Công thức xử lý như sau:

Công thức 1: Phế thải chăn nuôi (trâu, bò, gà, lợn) + QH Công thức 2: Phế thải chăn nuôi (trâu, bò, gà, lợn) + SH Công thức 3: Đối chứng không nhiễm vi sinh vật

Tỉ lệ phối trộn cho 1 tấn nguyên liệu ủ được trình bày ở phần phương pháp thí nghiệm mục 3.8.

Xác định nhiệt độ của đống ủ compost trong 7-15 ngày đầu thí nghiệm, kết quả trung bình được thể hiện ở bảng 23.

Bảng 23. Nhiệt độ của đống ủ theo thời gian (0C)

Ngày Công thức Nhiệt độ phòng

1 2 3 1 49,5 58,3 40,6 30-35 3 51,2 60,7 40,5 28-35 5 55,7 67,5 38,7 28-35 7 58,2 65,7 34,5 28-35 9 54,3 58,9 34,6 28-35 11 48,2 52,4 35,1 30-35 13 35,7 38,5 34,7 30-35 15 30,4 35,6 28,2 28-33

51

Theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của đống ủ, nhận thấy nhiệt độ đống ủ tăng mạnh ngay sau khi ủ một ngày, đạt cực đại vào ngày thứ 5 đến ngày thứ 7 và giảm dần sau những ngày sau đó.

Bảng 23 cho thấy sự sai khác về nhiệt độ ở các công thức, mỗi công thức có sự biến thiên nhiệt độ khác nhau. Khi ủ với cơ chất là phân trâu, bò, lợn và gà, tổ hợp SH đều cho nhiệt độ đống ủ cao hơn hẳn so với tổ hợp QH và công thức đối chứng. Điều đó chứng tỏ khi nhiễm tổ hợp SH quá trình phân giải cơ chất trong khối ủ xảy ra mạnh mẽ hơn so với nhiễm tổ hợp QH khi xử lý nguồn hữu cơ địa phương. Vây tổ hợp SH có hiệu quả hơn so với tổ hợp QH.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng chế phẩm vi sinh để chế biến phế thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ sinh học tại nông hộ ở quỳ hợp tỉnh nghệ an (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)