Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 73)

4 33 Tố gô tả

4.3.3.3.Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết

Qua kiểm tra hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích EFA, mô hình lý thuyết được điều chỉnh còn 6 thành phần và được trình bày như sau:

Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có dạng:

I = β0 + β1A + β2B + β3C + β4D + β5E + β6F

Trong đó:

I: Vốn đầu tư cho du lịch tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu A: Quy mô thị trường ngành du lịch của tỉnh

B: Lợi thế chi phí hoạt động trong ngành du lịch

C: Lợi thế tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch của tỉnh D: Công tác quản lý và hỗ trợ của chính quyền địa phương E: Chính sách thu hút vốn đầu tư cho du lịch của tỉnh

64

F: Hiệu quả của các dự án đầu tư du lịch trên địa bàn tỉnh.

Kỳ vọng β1, β2, β3, β4, β5, β6 đều là số dương. Tức các nhân tố A, B, C, D, E, F tác động thuận chiều với khả năng thu hút vốn trong ngành du lịch của tỉnh.

Các giả thuyết đƣợc viết lại nhƣ sau:

Giả thuyết H1: Quy mô thị trường ngành du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tăng thì khả năng thu hút vốn đầu tư cho du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tăng (và ngược lại).

Giả thuyết H2: Lợi thế chi phí hoạt động trong ngành du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tăng thì khả năng thu hút vốn đầu tư cho du lịch của tỉnh tăng (và ngược lại).

Giả thuyết H3: Lợi thế tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tăng thì khả năng thu hút vốn đầu tư cho du lịch của tỉnh tăng (và ngược lại).

Giả thuyết H4: Công tác quản lý và hỗ trợ của chính quyền địa phương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu càng tốt thì khả năng thu hút vốn đầu tư cho du lịch của tỉnh càng tăng (và ngược lại).

Giả thuyết H5: Chính sách thu hút vốn đầu tư của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu càng nhiều thì khả năng thu hút vốn đầu tư cho du lịch của tỉnh tăng (và ngược lại).

Giả thuyết H6: Hiệu quả các dự án đầu tư du lịch đã triển khai của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu càng cao thì khả năng thu hút vốn đầu tư cho du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tăng (và ngược lại).

4.3.3.4. Kết quả kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Phân tích hồi quy được thực hiện bằng phương pháp hồi quy tổng thể các biến. Kết quả cụ thể như sau :

65

Bảng 4.6: Bảng phân tích các hệ số hồi quy

MÔ HÌNH Hệ số chƣa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa Giá trị thống kê t Sig. Đa cộng tuyến B Sai số chuẩn Beta Độ chấp nhận Hệ số phóng đại phƣơng sai 1 Hằng số .000 .053 .000 1.000 Lợi thế tài nguyên .299 .053 .299 5.661 .000 1.000 1.000 Chính sách thu hút vốn .437 .053 .437 8.273 .000 1.000 1.000 Quy mô thị trường ngành du lịch .248 .053 .248 4.692 .000 1.000 1.000 Hiệu quả của

các dự án du lịch .194 .053 .194 3.675 .000 1.000 1.000 Lợi thế chi phí .171 .053 .171 3.247 .001 1.000 1.000 Công tác quản lý .100 .053 .100 1.889 .060 1.000 1.000 R2 hiệu chỉnh = 0.61 .Sig = 0.000 Hệ số Durbin – Waston = 1.629

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ ết quả SPSS, 2014

Theo kết quả bảng trên, kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội cho thấy mô hình có hệ số R2 hiệu chỉnh = 0,61 = 60,1% nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính bội đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu là 60,1%. Hệ số Durbin – Waston bằng 1,629, lớn hơn 1.

Phân tích ANOVA cho thấy thông số F có giá trị sig. = 0,000, chứng tỏ rằng mô hình hồi quy xây dựng là phù hợp với bộ dữ liệu thu thập được, và các biến đưa vào đều có ý nghĩa về mặt thống kê. Như vậy, các biến độc lập trong mô hình có quan hệ với biến phụ thuộc vốn đầu tư cho du lịch tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Kết quả phân tích các hệ số hồi quy cho thấy mô hình không bị vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến do hệ số phóng đại phương sai của các biến độc lập (VIF) đều nhỏ hơn 2. Hiện tượng tương quan (tương quan chuỗi) không cần thiết phải xét đến, vì dữ liệu để chạy mô hình không phải là dữ liệu chuỗi thời gian mà là dữ liệu chéo.

66

Như vậy, sau khi thực hiện phân tích hồi quy thì hàm hồi quy đã chuẩn hóa của mô hình có dạng như sau:

I = 0,248A + 0,171.B + 0,299.C + 0,1.D + 0,437.E + 0,194.F

Trong đó: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

I: Vốn đầu tư cho du lịch tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu A: Quy mô thị trường ngành du lịch của tỉnh

B: Lợi thế chi phí hoạt động trong ngành du lịch

C: Lợi thế tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch của tỉnh D: Công tác quản lý và hỗ trợ của chính quyền địa phương E: Chính sách thu hút vốn đầu tư cho du lịch của tỉnh F: Hiệu quả của các dự án đầu tư du lịch trên địa bàn tỉnh.

Như vậy: Kết quả phân tích của mô hình lý thuyết (đã hiệu chỉnh) cho thấy rằng có 5 biến độc lập đều tác động đến thu hút vốn đầu tư cho du lịch tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ở mức độ tin cậy 95% và 06 biến độc lập đều tác động đến thu hút vốn đầu tư cho du lịch tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Tàu ở mức độ tin cậy 90%. Phương trình hồi quy cho thấy nhân tố “Quy mô thị trường ngành du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” (hệ số Beta = 0,248), nhân tố “Lợi thế tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” (hệ số Beta = 0,299) và “Chính sách thu hút vốn đầu tư cho du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” (hệ số Beta = 0,437), tiếp theo lần lượt là nhân tố “Lợi thế chi phí hoạt động trong ngành du lịch ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” (hệ số Beta = 0,171) là các nhân tố quan trọng nhất và mang tính quyết định để thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Nhân tố “Hiệu quả của các dự án đầu tư du lịch trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” (hệ số Beta = 0,194) và cuối cùng là “Công tác quản lý và hỗ trợ của chính quyền địa phương” (hệ số Beta = 0,1).

4.3.3.5. Kết quả kiểm định các giả thuyết:

Giả thuyết H1: Quy mô thị trường ngành du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tăng thì khả năng thu hút vốn đầu tư cho du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tăng (và

67

ngược lại). Giả thuyết này có giá trị t = 4,692; Sig = 0,000 < 5% nên giả thuyết này được chấp nhận với mức ý nghĩa 5%.

Giả thuyết H2: Lợi thế chi phí hoạt động trong ngành du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tăng thì khả năng thu hút vốn đầu tư cho du lịch của tỉnh tăng (và ngược lại). Giả thuyết này có giá trị t = 3,247; Sig = 0,001 < 5% nên giả thuyết này được chấp nhận với mức ý nghĩa 5%.

Giả thuyết H3: Lợi thế tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tăng thì khả năng thu hút vốn đầu tư cho du lịch của tỉnh tăng (và ngược lại). Giả thuyết này có giá trị t = 5,661; Sig = 0,001 < 5% nên giả thuyết này được chấp nhận với mức ý nghĩa 5%.

Giả thuyết H4: Công tác quản lý và hỗ trợ của chính quyền địa phương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tăng thì khả năng thu hút vốn đầu tư cho du lịch của tỉnh tăng (và ngược lại). Giả thuyết này có giá trị t = 1,889; Sig = 0,060 < 10% nên giả thuyết này được chấp nhận với mức ý nghĩa 10%.

Giả thuyết H5: Chính sách thu hút vốn đầu tư của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu càng nhiều thì khả năng thu hút vốn đầu tư cho du lịch của tỉnh tăng (và ngược lại). Giả thuyết này có giá trị t = 8,273; Sig = 0,000 < 5% nên giả thuyết này được chấp nhận với mức ý nghĩa 5%.

Giả thuyết H6: Hiệu quả các dự án đầu tư du lịch đã triển khai của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu càng cao thì khả năng thu hút vốn đầu tư cho du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tăng (và ngược lại). Giả thuyết này có giá trị t = 3,675; Sig = 0,000 < 5% nên giả thuyết này được chấp nhận với mức ý nghĩa 5%.

Kết luận rút ra từ kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu:

Kết quả phân tích của mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư cho du lịch tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (đã hiệu chỉnh) cho thấy 60,1% sự thay đổi của thu hút vốn đầu tư cho du lịch tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được giải thích bởi các biến: quy mô thị trường ngành du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, lợi thế tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, chính sách thu hút vốn đầu tư cho du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, lợi thế chi phí hoạt động trong

68

ngành du lịch ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, hiệu quả của các dự án đầu tư du lịch trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và công tác quản lý và hỗ trợ của chính quyền địa phương.

Chính sách thu hút vốn đầu tư cho du lịch của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng tác động thuận chiều đến thu hút vốn đầu tư cho du lịch. Khi Chính sách thu hút vốn đầu tư cho du lịch của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tăng thêm một điểm thì thu hút vốn đầu tư cho du lịch sẽ tăng lên 0,437 điểm. Điều này phù hợp với nghiên cứu về chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh PCI (2013) và mô hình nghiên cứu về việc thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài vào một địa phương của Nguyễn Mạnh Toàn (2010).

Lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tác động thuận chiều đến thu hút vốn đầu tư cho du lịch. Khi lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tăng lên một điểm thì thu hút vốn đầu tư cho du lịch sẽ tăng lên 0,299 điểm. Điều này phù hợp với nghiên cứu về chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh PCI (2013) và mô hình nghiên cứu về việc thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài vào một địa phương của Nguyễn Mạnh Toàn (2010).

Hiệu quả các dự án đầu tư du lịch tác động thuận chiều đến thu hút vốn đầu tư cho du lịch. Khi Hiệu quả các dự án đầu tư du lịch tăng lên một điểm thì thu hút vốn đầu tư cho du lịch sẽ tăng lên 0,194 điểm.

Quy mô thị trường ngành du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tác động thuận chiều đến thu hút vốn đầu tư cho du lịch. Khi Quy mô thị trường ngành du lịch tăng lên một điểm thì thu hút vốn đầu tư cho du lịch sẽ tăng lên 0,248 điểm.

Lợi thế chi phí hoạt động trong ngành du lịch ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuận chiều đến thu hút vốn đầu tư cho du lịch. Khi lợi thế chi phí hoạt động trong ngành du lịch tăng lên một điểm thì thu hút vốn đầu tư cho du lịch sẽ tăng lên 0,171 điểm.

Công tác quản lý và hỗ trợ của chính quyền địa phương thuận chiều đến thu hút vốn đầu tư cho du lịch. Khi công tác quản lý và hỗ trợ của chính quyền địa phương tăng lên một điểm thì thu hút vốn đầu tư cho du lịch sẽ tăng lên 0,1 điểm.

Phương trình hồi quy cho thấy vai trò từng nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư cho du lịch tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu theo thứ tự lần lượt là “Chính sách thu hút vốn

69

đầu tư cho du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” (hệ số Beta = 0,437), nhân tố “Lợi thế tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” (hệ số Beta = 0,299), nhân tố “Quy mô thị trường ngành du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” (hệ số Beta = 0,248), nhân tố “Hiệu quả của các dự án đầu tư du lịch trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” (hệ số Beta = 0,194), tiếp theo là nhân tố “Lợi thế chi phí hoạt động trong ngành du lich ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” (hệ số Beta = 0,171) và cuối cùng là “Công tác quản lý và hỗ trợ của chính quyền địa phương” (hệ số Beta = 0,100).

Đây chính là cơ sở để gợi ý chính sách thiết thực để thu hút vốn đầu tư cho du lịch tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ngày càng hiệu quả.

4.4. Kết luận chƣơng 4

Chương này trình bày kết quả nghiên cứu: kết quả kiểm định các thang đo, mô hình, giả thuyết nghiên cứu, phân tích các thành phần tác động đến việc thu hút vốn đầu tư để phát triển ngành du lịch tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Kết quả phân tích EFA và kết quả kiểm định hồi quy bội tại mức ý nghĩa 95% cho thấy có 6 thành phần tác động đến thu hút vốn đầu tư cho du lịch tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là: quy mô thị trường ngành du lịch của tỉnh, lợi thế tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch của tỉnh, chính sách thu hút vốn đầu tư cho du lịch của tỉnh, lợi thế chi phí hoạt động trong ngành du lịch của tỉnh, hiệu quả của các dự án đầu tư du lịch trên địa bàn tỉnh, công tác quản lý và hỗ trợ của chính quyền địa phương. Đồng thời xác định được mức độ tác động của các nhân tố đến thu hút vốn đầu tư cho du lịch tại tỉnh.

70 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƢƠNG 5

CÁC GỢI Ý CH NH S CH ĐỂ THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ PH T TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

ĐẾN NĂM 2020 VÀ KẾT LUẬN

5.1. Mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

5.1.1. Mục tiêu và nhu cầu vốn đầu tƣ để phát triển ngành du lịch của tỉnh

Sự phát triển của ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế về tài nguyên du lịch của tỉnh. Nhiều vấn đề đặt ra đối với việc bảo tồn, khai thác tài nguyên du lịch, quản lý và hoạt động du lịch, sự phối hợp giữa địa phương và bộ ngành cấp quốc gia cần được nghiên cứu để phù hợp với tình hình mới, góp phần định hướng ngành du lịch tỉnh phát triển theo mục tiêu bền vững.

Thực hiện Quyết định số 15/2007/QĐ-TTg, ngày 29/01/2007 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2006-2015, định hướng đến năm 2020” nhằm xác định phương hướng phát triển du lịch thành một ngành kinh tế có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của tỉnh có ý nghĩa đặc biệt và cấp thiết đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội nói chung và ngành du lịch tỉnh nói riêng, góp phần đưa ngành du lịch tỉnh đột phá trong tương lai.

5.1.1.1. Các mục tiêu tổng quát4

Quyết định số 15/2007/QĐ-TTg, ngày 29/01/2007 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2006 - 2015 nêu rõ các mục tiêu tổng quát phát triển du lịch của tỉnh:

- Phát triển du lịch gắn với an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, tôn tạo, khai thác các tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn.

71

- Phát huy và nâng cao chất lượng các loại hình du lịch truyền thống của tỉnh, chọn lọc kinh nghiệm phát triển loại hình du lịch chất lượng cao để đa dạng hóa sản phẩm du lịch, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa đặc thù của địa phương, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn được môi trường nhân văn trong sạch, bền vững.

- Phát triển trên cơ sở các kế hoạch được lập ra dựa vào những định hướng chiến lược cơ bản nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 73)