4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
2.4.4. Phương pháp đo đường cong phân cực
Đường cong phân cực là đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa điện thế điện cực và mật độ dòng áp vào, là một công cụ hữu ích để nghiên cứu quá trình điện cực. Nguyên tắc đo:
Có thể đo đường cong phân cực theo 3 phương pháp sau:
Phương pháp dòng tĩnh (Galvanostatic): trong phương pháp này ta đặt một dòng điện một chiều có cường độ dòng I không đổi (mật độ dòng điện ik không đổi) đi qua điện cực nghiên cứu và đo thế điện cực E tương ứng. Cho nhiều giá trị mật độ dòng anôt ia đo các giá trị Ea, vẽ đường Ea= f(log ia). Đổi cực cho nhiều giá trị mật độ dòng catôt ic, đo các giá trị Ec vẽ đường Ec=f (log ic). Các đường E a và Ec là các đường cong phân cực anôt và catôt đo theo phương pháp dòng tĩnh tức là dòng không đổi.
Khóa luận tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Phượng
Phương pháp thế tĩnh (Potentiostatic): Nghĩa là điện thế trên điện cực làm việc được duy trì ở một giá trị không đổi (E) so với điện cực so sánh nhờ một máy phát thế ổn định đặc biệt gọi là potentiostat. Cho áp lên điện cực làm việc các điện thế khác nhau và ghi lại dòng điện đáp ứng. Tập hợp các cặp giá trị E-i ta xây dựng đường cong phân cực.
Phương pháp thế động (Potentiondyamic): Trong phương pháp này điện thế được quét chậm trong một khoảng điện thế rộng. Trong quá trình quét, kim loại có thể chịu tác dụng của các phản ứng điện hóa, các dòng anôt và catôt có thể làm thay đổi nhiều tính chất của chúng.
Trong đề tài này, đường cong phân cực được đo bằng phương pháp thế động với hệ điện hóa gồm 3 điện cực: điện cực nghiên cứu, điện cực so sánh (điện cực calomen), điện cực đối (điện cực lưới Pt). Phổ tổng trở của dung dịch được đo bằng phần mem FRA được cung cấp bởi máy AUTOLAB được nối với máy tính, qua đó ta xác định được điện trở phân cực của điện cực. Đường cong phân cực của các mẫu thép trong dung dịch NaCl 0,1M khi không có và khi có hydrotalcite được đo với tốc độ quét là 5mV/s trên hệ đo điện hóa với phần mềm GPES được cung cấp bởi máy AUTOLAB nối với máy tính.