Hình 4.3.1: Cấu trúc hóa học của hợp chất 3
Hợp chất 3 thu được từ phân đoạn cặn nước dưới dạng tinh thể hình kim có màu vàng. Các phổ NMR của 3 đều cho thấy đây là một flavonol -glycozit.
Trên phổ 1H-NMR của 3 xuất hiện tín hiệu doublet của 2 cặp proton 7,99 (2H, d) và 6,82 (2H, d) đôi một ở vị trí octo với nhau bởi hằng số tương tác J = 8,5 Hz, chứng tỏ có sự tồn tại của một vòng thơm cùng thế para tạo nên một trục đối xứng. Sự xuất hiện hai tín hiệu doublet tại 6,15 (1H, d) và 6,32 (1H, d) với hằng số tương tác nhỏ J = 2,0 Hz chứng tỏ hai proton này nằm ở vị trí
meta với nhau. Ngoài ra, trên phổ 1H-NMR còn xuất hiện tín hệu của nhóm trans-coumaroyl, 2 cặp proton được xác định thuộc vào vòng thơm có hệ tương tác AA′ BB′ tại 7,31 (2H, d, J = 8,5 Hz) và 6,80 (2H, d, J = 8,5 Hz) và 2 proton olefin của một nối đôi dạng trans 6,07 (1H, d, J = 16 Hz) và 7,40 (1H, d, J = 16 Hz). Sự có mặt của một phân tử đường cũng được xác định bởi sự xuất hiện của proton anome tại H 5,23 (1H, d, J = 7,5 Hz, H-1′′) và các tín hiệu proton thuộc phân tử đường nằm trong vùng 3,48 - 4,34 ppm. Phân tử đường được xác định là β-glucozơ bởi hằng số tương tác của proton cacbon anome (J =
7,5 Hz) cũng như sự xuất hiện của hai proton nhóm oximetilen tại 4,33 (1H, dd, J = 2,5, 12,0 Hz) và 4,21 (1H, dd, J = 6,5, 12,0 Hz).
Hình 4.3.2: Phổ 1H-NMR hợp chất 3
Trên phổ 13C-NMR và phổ DEPT của 3 xuất hiện tín hiệu của 30 cacbon trong đó có 15 cacbon của khung flavonol, 9 cacbon của nhóm p-coumaroyl và 6 cacbon của phân tử đường β-glucozơ. Phân tích chi tiết các số liệu phổ 13C- NMR cho phép xác định sự tồn tại cấu trúc bộ khung flavonol với các tín hiệu đặc trưng của 15 cacbon tại C 159,4 (C-2), 135,2 (C-3), 179,4 (C-4, C=O), 162,9 (C-5), 100,3 (C-6), 166,0 (C-7), 94,9 (C-8), 158,4 (C-9), 105,6 (C-10), 122,7 (C-1′), 132,2 (C-2′/C-6′), 116,8 (C-3′/C-5′) và 161,5 (C-4′) ppm; 1 nhóm
p-coumaroyl được khẳng định bởi các tín hiệu cộng hưởng tại C 168,8 (C-1′′′), 114,8 (C-2′′′), 146,5 (C-3′′′), 127,1 (C-4′′′), 131,1 (C-5′′′/C-9′′′), 116,0 (C-6′′′/C- 8′′′), 161,1 (C-7′′′) ppm. Các tín hiệu cộng hưởng tại C 104,1 (C-1′′), 78,0 (C- 2′′), 75,7 (C-3′′), 71,7 (C-4′′), 75,8 (C-5′′), 64,3 (C-6′′) ppm khẳng định sự có mặt của một phân tử đường hexozơ. Các số liệu trên, cùng với tín hiệu proton anomeric tại 5,23 (1H, d, J = 7,5 Hz, H-1) đặc trưng cho sự có mặt của cấu
trúc β-D-glucozo [12]. Mặt khác, độ chuyển dịch C của C-6′′ bị chuyển dịch về phía trường thấp (62 ppm 64,3 ppm) là do có nhóm p-coumaroyl liên kết với phân tử đường tại vị trí C-6′′.
Hình 4.3.3: Phổ 13C-NMR hợp chất 3
Hợp chất 3 so sánh với số liệu phổ 13C-NMR và giá trị hằng số tương tác
J với các số liệu đã được công bố cho hợp chất kaempferol-3-β-D-(6-O-trans-p- coumaroyl) glucopyranoside có công thức phân tử là C30H26O13; M= 594 [12]. Từ kết quả phân tích nêu trên, cấu trúc hóa học của hợp chất 3 được xác định là kaempferol-3-β-D-(6-O-trans-p-coumaroyl)-glucopyranoside hay còn được gọi là tiliroside một chất đã được phân lập từ loài Tilia spp và một số loài khác như
Eremosarpus setigerus, Fragaria ananassa, Solanum erianthum...Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên hợp chất này được phân lập từ loài Phoebe tavoyana.
Hình 4.3.4. Phổ DEPT hợp chất 3
Bảng 3: Số liệu phổ NMR của chất 3 và chất tham khảo
C *Ca,b[12] C a, e H a,f mult. (J in Hz) 2 160.1 159.4 - 3 136.0 135.2 - 4 180.1 179.4 - 5 163.7 162.9 - 6 101.1 100.3 6.14 d (2.0) 7 167.6 166.0 - 8 95.8 94.9 6.31 d (2.0) 9 159.3 158.4 - 10 106.2 105.6 - 1′ 123.6 122.7 - 2′ 133.0 132.2 7.99 d (9,0) 3′ 116.8 116.8 6.82 dd (2.0, 9.0) 4′ 162.3 161.5 - 5′ 116.8 116.8 6.82 dd (2.0, 9.0) 6′ 133.0 132.2 7.99 d (9.0)
1′′ 104.9 104.1 5.23 d (7.5) 2′′ 78.8 78.0 3.52 3′′ 76.5 75.7 3.51 4′′ 72.5 71.7 3.49 5′′ 76.6 75.8 3.47 6′′ 65.1 64.3 4.21 dd (5.5, 12.0) và 4.33 dd (2.5, 12.0) 1′′′ 169.6 168.8 - 2′′′ 115.6 114.8 6.07 d (16.0) 3′′′ 147.4 146.5 7.40 d (16.0) 4′′′ 127.9 127.1 - 5′′′ 132.0 131.1 7.31 d (8.5) 6′′′ 117.6 116.0 6.80 dd (2.0, 8.5) 7′′′ 162.0 161.1 - 8′′′ 117.6 116.0 6.80 dd (2.0, 8.5) 9′′′ 132.0 131.1 7.31 d (8.5)
a đo trong CD3OD; b75 MHz; c300 MHz; e125 MH; f500 MHz; * tìn hiệu chập;*Ca,b đo trong CD3OD
KẾT LUẬN
Trong quá trình hoàn thành khóa luận với đề tài:
“ Các hợp chất kaempferol phân lập từ lá cây Kháo (Phoebe tavoyana)”
Bằng các phương pháp chiết và sắc ký kết hợp như sắc ký cột nhồi silicagel pha thường, sắc ký lớp mỏng điều chế, tôi đã phân lập được 3 hợp chất sau:
1. Hợp chất 1: Isovitexin
2. Hợp chất 2: Kaempferol 3-rutinoside
3. Hợp chất 3: Kaempferol-3-β-D-(6-O-trans-p-coumaroyl) glucopyranoside
Cấu trúc hóa học của hợp chất 1, hợp chất 2, hợp chất 3 được xác định bằng phương pháp phổ cộng hưởng từ hạt nhân một chiều (1H-NMR, 13C-NMR, DEPT)
Hợp chất 2:Kaempferol 3-rutinoside, C27H30O15, M= 594
Hợp chất 3: Kaempferol-3-β-D-(6-O-trans-p-coumaroyl) glucopyranoside, C30H26O13; M= 594
Các kết quả nghiên cứu trên bước đầu đã đóng góp thêm vào việc làm sáng tỏ thành phần hóa học của cây Kháo (Phoebe tavoyana) và giải thích được tác dụng chữa bệnh của hợp chất Keampfefol cũng như định hướng nghiên cứu tiếp theo nhằm khai thác có hiệu quả nguồn nguyên liệu sản xuất thuốc được lấy từ thiên nhiên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ môn Dược liệu, Bài giảng dược liệu, Trường Đại học Dược Hà Nội,
2004, 1.
[2]. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Thu, Nguyễn Tập và Trần Toàn, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, tập I, trang 875- 876 (2004)
[3]. Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Văn Tuyến, Các hợp chất aporphin ancaloit từ cây Kháo (Sụ lá to), Phoebe tavoyana (Meissn.) Hook.F. (Họ Long não), Tạp chí Hóa Học, tập 43 (5), trang 586-589, 2005.
[4]. Trần Văn Sung, Trịnh Thị Thủy, Nguyễn Hoàng Anh, Các hợp chất thiên nhiên từ một số cây cỏ Việt Nam, Bộ sách chuyên khảo tài nguyên thiên nhiên và Môi trường Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam, 2011.
[5]. Võ Văn Chi, 1999. Từ điển cây thuốc Việt Nam. NXB Y học, Hà Nội, trang 471.
[6]. Sách đỏ Việt Nam năm 2007- Phần thực vật- trang 249. [7]. Nghiên cứu Kaempferol, tạp chí Khoa học y sinh năm 2012.
[8]. Chapman & Hall CRC, Dictionary of Natural products CD-ROM, 2002, 51- 60
[9]. F.Stermitz, O. C. Castro. J. Nat. Prod. Vol.46, P. 913-916 (1983)
[10]. F. M. Huang, C.F. Huang, S. S. Lee. The Chinese Pharmaceutical Journal, Vol. 49, P.217-227 (1997)
[11]. Geissman, The chemistry of flavonoid compounds, Academic press, London and New York, 1964
[12]. K. S. Harleen, K. Bimlesh, P. Sunil, T. Prashant, Manoj Salhan, Pardeep Sharma, A Review of Phytochemistry and Pharmacology of Flavonoids, Internationale Pharmaceutica Sciencia,1(1) 25-41(2011).
[13].Sachiko Tsukamoto, Kyoko Tomise, Maki Aburatani, Hiroyuki Onuki, Hiroshi Hirorta, Eiji Ishiharajima, and Tomihisa Ohta, Isolation of cytochrome P450 inhabitors from strawberry fruit, Fragaria ananassa, J.Nat.Prod., 67, 1839-1841 (2004).
[14]. M. R. Mukhtar, M.T. Martin, M. Domansky, M. Pais, A. H. A. Hadi, K. Awang. Phyto-chemistry, Vol. 45, P. 1543-1546.
[15]. N. H. Laijs, Z. Manhud, R. F. Toia. J. Nat. Prod, Vol. 54, P. 612-614 (1991)
[16]. O. C. Castro, J. V. Lopez, A. G. Vergara. Phytochemistry, Vol. 24, P.203- 204 (1985)
[17].Viện Dược liệu (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I, Nxb. Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 818-819.
[18].Viện Dược liệu (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập II, Nxb. Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 721-726.
[19]. P. K. Agrawal “Cacbon-13 NMR of Flavonoids”, compound 6.130, p. 329- 330.
[20]. KoheiKazuma, Naonobu Noda and Masahiko Suzuki, Malonylatedflavonol glycosides from the petals of Clitoriaternatea, Phytochemistry, 62 (2003) 229- 237.