Phổ hồng ngoại (IR)

Một phần của tài liệu Các hợp chất kaempferol phân lập từ lá cây kháo (phoebe tavoyana) (Trang 28)

Phổ hồng ngoại được xây dựng dựa vào sự khác nhau về dao động của các liên kết trong phân tử hợp chất dưới sự kích thích của tia hồng ngoại. Mỗi kiểu liên kết được đặc trưng bởi một vùng bước sóng khác nhau. Vì vậy có thể xác định được các nhóm chức đặc trưng trong hợp chất dựa vào phổ hồng ngoại, ví dụ như dao động hóa trị của nhóm –OH tự do trong các nhóm hydroxyl là 3300 – 3450 cm-1, của nhóm C=C trong vùng 1630 – 1650 cm-1, của nhóm ete C-O-C trong vùng 1020 – 1100 cm-1,… Đặc biệt vùng dưới 700 cm-1 được gọi là vùng vân tay, được sử dụng để nhận dạng các hợp chất hữu cơ theo phương pháp so sánh trực tiếp.

Hiện nay, đối với các hợp chất thiên nhiên (lượng chất thu được ít) thì phổ hồng ngoại được đo sau khi hoàn chỉnh các phép đo khác bởi vì thông tin chung thu được từ phổ hồng ngoại không nhiều mà lượng chất cần để thực hiện phép đo này lại cần đến 2 – 3 mg chất và khó thu hồi lại.

1.5.2. Phổ khối lượng (MS).

Nguyên tắc của phương pháp phổ này là dựa vào sự phân mảnh ion của phân tử chất dưới sự bắn phá của chùm ion bên ngoài. Người ta có thể xác định được cơ chế phân mảnh và dựng lại được cấu trúc hóa học của các hợp chất vì phổ MS còn cho các pic ion mảnh khác. Hiện nay có rất nhiều loại phổ khối lượng, như những phương pháp chủ yếu sau:

 Phổ EI-MS ( Electron Impact Ionization Mass Spectroscopy) dựa vào sự phân mảnh ion dưới tác dụng của chùm ion bắn phá năng lượng khác nhau, phổ biến là 70eV.

 Phổ ESI-MS (Electrob Sprayt Ionization Mass Spectroscopy) gọi là phổ phun mù điện tử. Phổ này được thực hiện với năng lượng bắn phá thấp hơn nhiều so với phổ EI-MS, do đó phổ thu được chủ yếu là pic ion phân tử và các pic đặc trưng cho sự phá vỡ các liên kết có mức năng lượng thấp, dễ bị phá vỡ.

 Phổ FAB-MS (Fast Atom Bombing Mass Spectroscopy) là phổ bắn phá nguyên tử nhanh với sự bắn phá nguyên tử nhanh ở mức năng lượng thấp, do đó phổ thu được cũng dễ thu được pic ion phân tử.

 Phổ khối lượng phân giải cao (High Resolution Mass Spectroscopy) cho phép xác định pic ion phân tử hoặc ion mảnh với độ chính xác cao.

Ngoài ra, hiện nay người ta còn sử dụng kết hợp các phương pháp sắc kí kết hợp với phổ khối khác như: GC-MS (sắc kí khí – khối phổ) cho các chất dễ bay hơi như tinh dầu hay LC-MS (sắc kí lỏng – khối phổ) cho các hợp chất khác. Các phương pháp kết hợp này còn đặc biệt hữu hiệu khi phân tích thành phần của hỗn hợp chất (nhất là phân tích thuốc trong ngành dược).

1.5.3. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân(NMR).

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân là một phương pháp phổ hiện đại và hữu hiệu nhất hiện nay. Các nhà nghiên cứu có thể xác định chính xác cấu trúc của hợp chất, kể cả cấu trúc lập thể của phân tử với việc sử dụng kết hợp các kỹ thuật phổ NMR một chiều và hai chiều.

Sự cộng hưởng khác nhau của các hạt nhân từ (1H và 13C) dưới tác dụng của từ trường ngoài là nguyên lý chung của các phương pháp phổ NMR (phổ proton và cacbon). Sự cộng hưởng khác nhau này được biểu diễn bằng độ dịch chuyển hóa học (chemical shift). Ngoài ra, đặc trưng của phân tử còn được xác định dựa vào tương tác spin giữa các hạt nhân từ với nhau (spin coupling).

1.5.3.1. Phổ 1H-NMR.

Trong phổ 1H-NMR, độ dịch chuyển hóa học (δ) của các proton được xác định trong thang ppm từ 0-14 ppm, tùy thuộc vào mức độ lai hóa của nguyên tử cũng như đặc trưng riêng của từng phần. Người ta có thể xác định được cấu trúc hóa học của hợp chất dựa vào những đặc trưng của độ dịch chuyển hóa học và tương tác spin.

1.5.3.2. Phổ 13C-NMR.

Phổ này cho tín hiệu vạch phổ cacbon. Mỗi nguyên tử cacbon sẽ cộng hưởng ở một trường khác nhau và cho tín hiệu phổ khác nhau. Thang đo của phổ 13C-NMR là ppm, với dải thang đo rộng 0-230 ppm.

1.5.3.3. Phổ DEPT.

Phổ này cho ta các tín hiệu phân loại các loại cacbon khác nhau. Trên phổ DEPT, tín hiệu của các cacbon bậc bốn biến mất. Tín hiệu của CH và CH3 nằm về một phía và của CH2 về một phía trên phổ DEPT 1350. Trên phổ DEPT 900 chỉ xuất hiện tín hiệu phổ của CH.

1.5.3.4. Phổ 2D-NMR.

Đây là các kỹ thuật phổ hai chiều, cho phép xác định các tương tác của các hạt nhân từ của phân tử trong không gian hai chiều. Một số kỹ thuật chủ yếu thường được sử dụng như sau:

 Phổ HSQC: Các tương tác trực tiếp H-C được xác định nhờ vào các tương tác trên phổ này. Trên phổ, một trục là phổ 1H-NMR, còn trục kia là 13C-NMR. Các tương tác HSQC nằm trên đỉnh các ô vuông trên phổ.

 Phổ 1H-1H COSY (HOMOCOSY): Phổ này biểu diễn các tương tác xa của H-H, chủ yếu là các proton đính với cacbon liền kề nhau. Nhờ phổ này mà các phần của phân tử được nối ghép lại với nhau.

 Phổ HMBC: Đây là phổ biểu diễn tương tác xa của H và C trong phân tử. Nhờ vào các tương tác trên phổ này mà từng phần của phân tử cũng như toàn bộ phân tử được xác định về cấu trúc.

 Phổ NOESY: Phổ này biểu diễn các tương tác xa trong không gian của các proton không kể đến các liên kết mà chỉ tính đến khoảng cách nhất định trong không gian. Dựa vào kết quả phổ này có thể xác định cấu trúc không gian của phân tử.

Người ta còn sử dụng hiệu ứng NOE bằng kỹ thuật phổ NOE differences để xác định cấu trúc không gian của phân tử. Các proton có cùng phía cũng như gần nhau về không gian sẽ cộng hưởng mạnh hơn và cho tín hiệu phổ với cường độ mạnh hơn bằng việc đưa vào một xung đúng bằng từ trường cộng hưởng của một proton xác định.

Ngoài ra, người ta còn sử dụng phổ X-RAY (nhiễu xạ Rơnghen) để xác định cấu trúc không gian của toàn bộ phân tử của hợp chất kết tinh ở dạng đơn tinh thể. Vì yêu cầu tiên quyết là cần phải có đơn tinh thể nên phạm vi sử dụng của phổ này rất hạn chế. Đây là một điều kiện không phổ biến đối với các hợp chất hữu cơ.

Ngoài việc sử dụng các loại phổ, người ta còn sử dụng kết hợp các phương pháp chuyển hóa hóa học cũng như các phương pháp phân tích, so sánh, kết hợp khác. Đặc biệt đối với các phân tử nhiều mạch nhánh dài, tín hiệu phổ NMR bị chồng lấp nhiều, khó xác định chính xác được chiều dài các mạch, cũng như đối với các phân tử có các đơn vị đường thì việc xác định chính xác loại đường cũng như cấu hình đường thông thường phải sử dụng phương pháp thủy phân rồi xác định bằng phương pháp so sánh LC-MS hoặc GC-MS với các đường chuẩn dự kiến.

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu.

Mẫu lá cây Kháo (Phoebe tavoyana) được thu hái tại vườn Quốc gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc vào tháng 8 năm 2011 và được giám định bởi PGS.TS.Ninh Khắc Bản, Viện Hóa Sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam giám định. Mẫu tiêu bản được lưu giữ tại Viện Hóa học.

2.2. Phương pháp phân lập các hợp chất.

2.2.1. Sắc kí lớp mỏng (TLC) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực hiện trên bản mỏng tráng sẵn DC-Alufolien 60 F254 và RP18 F254 (Merck-Đức). Các vết chất được phát hiện bằng đèn tử ngoại ở hai bước sóng 254 và 365 nm hoặc dùng thuốc thử là dung dịch H2SO4 10% phun đều lên bản mỏng rồi sấy ở nhiệt độ cao cho đến khi hiện màu.

2.2.3. Sắc kí cột (CC)

Được tiến hành với chất hấp phụ là Silica gel pha thường và pha đảo. Silica gel pha thường có cỡ hạt là 0,040-0,063 mm (240-430 mesh). Silica gel pha đảo OSD hoặc YMC (30-50 m, FuJisilisa Chemical Ltd). Phát hiện chất bằng đèn tử ngoại ở hai bước sóng 254 nm và 368 nm hoặc dùng thuốc thử là dung dịch H2SO4 10% được phun đều lên bản mỏng, sấy khô rồi hơ nóng từ từ đến khi hiện màu.

2.3. Phương pháp xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR): Được đo trên máy Bruker AM500 FT-NMR Spectrometer, Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

2.4. Dụng cụ và thiết bị

2.4.1. Dụng cụ và thiết bị tách chiết

Các dụng cụ và thiết bị dùng cho tách chiết và tinh chế chất sạch được sử dụng bao gồm:

+ Bình chiết 30 lít

+ Máy cô quay chân không

+ Đèn tử ngoại hai bước sóng 254 và 368 nm + Tủ sấy chân không

+ Máy sấy + Micropipet

+ Bình sắc ký loại phân tích và điều chế

+ Cột sắc ký pha thường và pha ngược các loại đường kính + Dung dịch thuốc thử

+ Bếp điện

2.4.2. Dụng cụ và thiết bị xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất.

Máy phổ cộng hưởng từ hạt nhân NMR AM500 FT-NMR spectrometer.

2.5. Hoá chất

+ Silica gel 60 (0,04 - 0,063 mm) Merck.

+ Silica gel pha đảo ODS hoặc YMC (30 - 50 m, FuJisilisa Chemical Ltd).

+ Bản mỏng tráng sẵn pha thường DC-Alufolien 60 F254 (Merck 1,05715). + Bản mỏng tráng sẵn pha ngược RP18 F254s (Merck).

+ Bản mỏng điều chế pha thường DC-Alufolien 60 F254 (Merck).

+Các loại dung môi hữu cơ như metanol, etanol, etyl axetate, clorofoc, hexan, axetone, v.v...

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 3.1. Phân lập các hợp chất

Lá cây Kháo được phơi khô, nghiền thành bột (5 kg), ngâm chiết với metanol ba lần, thu được 300 g cặn chiết metanol. Cặn metanol được hoà tan vào 2 lít nước cất và chiết lần lượt bằng hexan, clorofoc và etyl axetat. Sau khi loại dung môi dưới áp suất thấp thu được cặn hexan (50 g), clorofoc (90 g), etylaxetat (75 g) và nước (65 g).

Hình 3.1: Sơ đồ chiết các phân đoạn từ lá cây Kháo (Phoebe tovoyana) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chiết MeOH Lá cây Kháo (Phoebetavoyana ) (5 kg)

CÆn Hexan (50 g) CÆn MeOH (300 g) Hexan: nước 1/1 CHCl3: nước 1/1 Bổ sung CHCl3 Líp n- ước Lớp nước CÆn CHCl3 (90 g)

EtOAc: nước 1/1 Lớp nước

CÆn EtOAc (75 g)

CÆn nước (65 g)

Lá cây Kháo (Phoebe tavoyana ) (5 kg) Chiết MeOH Lá cây Kháo (Phoebe tavoyana ) (5 kg)

CÆn Hexan (50 g) CÆn MeOH (300 g) Hexan: nước 1/1 CHCl3: nước 1/1 Bổ sung CHCl3 Líp n- ước EtOAc: nước 1/1 Chiết MeOH Lá cây Kháo (Phoebe tavoyana ) (5 kg)

Lớp nước CÆn Hexan (50 g) CÆn MeOH (300 g) Hexan: nước 1/1 CHCl3: nước 1/1 Bổ sung CHCl3 Líp n- ước EtOAc: nước 1/1 Chiết MeOH Lá cây Kháo (Phoebe tavoyana ) (5 kg)

CÆn CHCl3 (90 g) CÆn EtOAc (75 g) CÆn nước (65 g) Lớp nước CÆn Hexan (50 g) CÆn MeOH (300 g) Hexan: nước 1/1 CHCl3: nước 1/1 Bổ sung CHCl3 Líp n- ước EtOAc: nước 1/1 Lá cây Kháo (Phoebe tavoyana ) (5 kg)

Cặn nước được cho qua cột trao đổi ion sử dụng hạt Diaion HP-20 với hệ dung môi rửa giải là MeOH/H2O với độ phân cực giảm của dung môi từ nước tới metanol thu được các phân đoạn F6 (25 % MeOH, 10,5 g), F7 (50% MeOH, 18,5 g), F8 (75 % MeOH, 15,0g) và F9 (MeOH 100%, 20,0 g).

Phân đoạn F7 (50% MeOH, 18,5 g) lần lượt tiến hành sắc ký cột pha đảo YMC RP 18 hệ dung môi metanol/nước (1/2, v/v) và sắc ký cột silicagel pha thường với hệ dung môi rửa giải là clorofoc/metanol/axit formic (40/10/1, v/v/v) thu được hợp chất 1 (16 mg) và hợp chất 2 (10 mg).

Phân đoạn F8 (75% MeOH, 10,5 g) lần lượt tiến hành sắc ký cột silicagel pha thường với hệ dung môi rửa giải là clorofoc/axeton/axit formic (10/50/1, v/v/v) và sắc ký cột pha đảo YMC RP 18 hệ dung môi metanol/nước (2/5, v/v) thu được hợp chất 3 (12 mg).

Hình 3.2 : Sơ đồ phân lập các hợp chất từ cặn nước của lá cây Kháo

(Phoebe tovoyana)

Như vậy, có 3 hợp chất được phân lập từ phần cặn chiết nước của lá cây Kháo (Phoebe tovoyana).

3.2. Hằng số vật lý và các dữ kiện phổ của các hợp chất. 3.2.1. Hợp chất 1. 3.2.1. Hợp chất 1. Cặn nước (65 g) Diaion HP-20 CC Metanol/nước: 25% - 100% F9 (20,0 g) F6 (10,5 g) F7 (18,5 g) 1. YMC RP- 18 CC Metanol/H2O: 1/2 2. Silica gel CC Cloroform/ metanol/ axit formic: 40/10/1 1 (16 g) (16 mg) 2 (10 g) F8 (15,0 g) 3 (12 g) (12 mg) 1. Silica gel CC Cloroform / axeton/ axit formic: 10/50/1 2. YMC RP-18 CC Metanol/ H2O: 1/1

Hợp chất được phân lập ở phân đoạn nước, dưới dạng bột màu vàng, M = 432 1H-NMR (500MHz, CD3OD): 6.68 (1H, s, H-3), 6.43 (1H, s, H-8), 7.88 (2H, d, J = 8.5 Hz, H-2′, H-6′), 6.92 (2H, d, J = 9.0 Hz, H-3′, H-5′),), 4.60 (1H, d, J = 10.0 Hz, H-1′′). 13C-NMR(125Hz, CD3OD)163.04 (C-2), 102.27 (C-3), 181.43(C-4), 156.47 (C-5), 108.08 (C-6), 163.04 (C-7), 94.05 (C-8), 161.57 (C-9), 102.39 (C-10), 120.87(C-1′), 128.23(C-2′), 116.03 (C-3′), 160.64 (C-4′), 116.03 (C-5′), 128.23 (C-6′), 79.0 (C-1′′), 73.28 (C-2′′), 70.55 (C-3′′), 70.12 (C-4′′), 81.39 (C-5′′), 63.37 (C-6′′). 3.2.2. Hợp chất 2.

Hợp chất 2 thu được từ phân đoạn dịch nước dưới dạng bột màu vàng sẫm, M= 594. 1H-NMR (500Hz,CD3OD): 6,22 (1H, d, J=2,0 Hz, H-6), 6,42 (1H, d, J=2,0 Hz, H-8), 8,08 (1H, d, J=8,5 Hz, H-2′, H-6′), 6,91 (2H, d, J=8,5 Hz, H-5′, H-3′),5,14 (1H, d, J=7,5 Hz, H-1′′), 3,86 (1H, dd, J=7,5, 9,5 Hz, H-2′′), 3,63 (1H, t, J=9,5 Hz, H-3′′), 3,31 (1H, t, J=9,5 Hz, H-4′′), 3,27 (1H, m, H-5′′), 3,77 (1H, dd, J=3,0, 10,0 Hz, Ha-6′′), 3,57 (1H, dd, J=5,6, 10,0 Hz, Hb-6′′), 4,53 (1H, d, H- 1′′′), 1,14 (1H, d, J=6,0 Hz, H-6′′′). 13C-NMR(125Hz, CD3OD): 161,46 (C-2), 135,52 (C-3), 179,40 (C-4), 162,94 (C-5), 100,00 (C-6), 166,02 (C-7), 94,95 (C-8), 158,53 (C-9), 105,66 (C-10), 122,76 (C-1′), 132,37 (C-2′), 116,15 (C-3′), 159,43 (C-4′), 116,15 (C-5′), 132,37 (C-6′), 104,61 (C-1′′), 75,75 (C-2′′), 77,20 (C-3′′), 71,47 (C-4′′), 78,14 (C-5′′), 62,58 (C-6′′), 102,41 (C-1′′′), 72,31 (C-2′′′), 72,07 (C-3′′′), 73,90 (C-4′′′), 69,72 (C-5′′′), 17,90 (C-6′′′), 56,99 (OCH3). 3.2.3. Hợp chất 3.

Hợp chất 3 thu được từ phân đoạn cặn nước dưới dạng tinh thể hình kim có màu vàng, M= 594

1H-NMR (500MHz, CD3OD)  (ppm): 6,14 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-6), 6,31 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-8), 7,99 (1H, d, J = 9,0 Hz, H-2′), 6,82 (1H, dd, J = 2,0, 9,0 Hz, H-3′), 6,82 (1H, dd, J = 2,0, 9,0 Hz, H-5′), 7,99 (1H, d, J = 9,0 Hz, H- 6′), 5,23 (1H, d, J = 7,5 Hz, H-1′′), 3,47 - 3,52 (4H, H-2′′ - H-5′′), 4,21 (1H, dd, J = 5,5, 12,0 Hz, Ha-6′′), 4,33 (1H, dd, J = 2,5, 12,0 Hz, Hb-6′′), 6,07 (1H, d, J = 16,0 Hz, H-2′′′), 7,40 (1H, d, J = 16,0 Hz, H-3′′′), 7,31 (1H, d, J = 8,5 Hz, H- 5′′′), 6,80 (1H, dd, J = 2,0, 8,5 Hz, H-6′′′), 6,80 (1H, dd, J = 2,0, 8,5 Hz, H-8′′′), 7,31 (1H, d, J = 8,5 Hz, H-9′′′). 13C-NMR (125MHz, CD3OD)  (ppm): 159,4 (C-2), 135,2 (C-3), 179,4 (C-4), 162,9 (C-5), 100,3 (C-6), 166,0 (C-7), 94,9 (C-8), 158,4 (C-9), 105,6 (C-10), 122,7 (C-1′), 132,2 (C-2′), 116,8 (C-3′), 161,5 (C-4′), 116,8 (C-5′), 132,2 (C-6′), 104,1 (C-1′′), 78,0 (C-2′′), 75,7 (C-3′′), 71,7 (C-4′′), 75,8 (C-5′′), 64,3 (C-6′′), 168,8 (C-1′′′), 114,8 (C-2′′′), 146,5 (C-3′′′), 127,1 (C-4′′′), 131,1 (C-5′′′), 116,0 (C-6′′′), 161,1 (C-7′′′), 116,0 (C-8′′′), 131,1 (C-9′′′).

CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ 4.1. Xác định cấu trúc hóa học của hợp chất 1.

Hình 4.1.1: Cấu trúc hóa học của hợp chất 1

Hợp chất được phân lập ở phân đoạn nước, dưới dạng bột màu vàng đặc trưng của một flavon. Các phổ NMR của hợp chất này cho thấy đây là một flavon- glycozit với nhánh đường là glucopyranosyl.

Phổ 1H-NMR của 1 xuất hiện tín hiệu của một proton của vòng thơm (vòng A) bị thế tại δH 6.43 (1H, s), bốn proton của vòng thơm (vòng B) bị thế para tại δH 7.88 (2H, d, J = 8.5 Hz, -ortho) và δH 6.92 (2H, d, J = 9.0 Hz, -meta) và tín hiệu của 1 proton nối đôi thế 3 lần liên hợp với nhóm cacbonyl (vòng C) tại δH 6.68 (1H, s). Ngoài ra, các tín hiệu của một phần tử đường cũng được xác định trên phổ này. Trong đó, tín hiệu của một proton anomer xuất hiện tại δH 4.60 (1H, d, J =10.0 Hz), các tín hiệu proton oximetin và oximetilen trong khoảng δH 3.14 – 4.12 ppm

Hình 4.1.2: Phổ 1H-NMR hợp chất 1

Phổ 13C-NMR và DEPT của 1 xuất hiện tín hiệu của 21 cacbon, trong đó có một nhóm oximetillen tại δC 61.37 ppm, mười một nhóm metin trong đó 5 nhóm oximetin của phân tử đường được xác định từ δC 70.12, 70.55, 73.28, 79.08, 81.39 ppm, 5 nhóm metin vòng thơm δC 94.05, 116.07 (x 2C), 128.23 (x 2C) ppm và 1 nhóm metin của nối đôi được xác định tại vị trí cacbon cộng hưởng δC 102.27 ppm. Ngoài ra, còn xuất hiện tín hiệu cộng hưởng của một nhóm cacbonyl tại δC 181.43 ppm, 5 nhóm cacbon bậc bốn liên kết với nguyên tử oxi tại 163.04 (x 2C), 161.57, 160.64, 156.47 và 3 nhóm cacbon bậc 4 khác tại δC 120.87, 109.08, 102.39 ppm. Những tín hiệu trên gợi ý cho sự có mặt của một khung flavon có gắn phần tử đường glucose. Sự chuyển dịch về phía vùng trường cao của cacbon anomer δC 79.08/δH 4.60 (1H, d, J = 10.0 Hz) gợi ý cho cầu liên kết C-C với cấu hình của đường là C-β-D-glucopyranosyl.

Hình 4.1.4.Phổ DEPT hợp chất 1

So sánh số liệu phổ của 1 với các số liệu đã được công bố [19] cho hợp chất isovitexinta thấy hợp chất 1 chính là isovitexin một hợp chất đã được phân lập từ nhiều loài thực vật khác nhau.

Bảng 1: Số liệu phổ NMR của chất 1 và chất tham khảo 1 *C[19] *Ca, b DEPT Ha, c mult. (J in Hz) Aglycone: 2 163.8 163.04 C - 3 102.9 102.27 CH 6.68 (1H, s) 4 181.9 181.43 C - 5 156.9 156.47 C - 6 108.8 109.08 C 7 163.8 163.04 C - 8 94.2 94.05 CH 6.43 (1H, s) 9 161.3 161.57 C - 10 103.5 102.39 C - 1′ 121.2 120.87 C - 2′, 6′ 128.4 128.23 CH 7.88 (2H, d, 8.5 Hz) 3′, 5′ 116.3 116.03 CH 6.92 (2H, d, 9.0 Hz) 4′ 160.6 160.64 C - 6-O-β-D-glucopyranosyl: 1′′ 79.0 79.08 CH 4.60 (1H, d, 10.0 Hz) 2′′ 73.4 73.28 CH 3′′ 70.7 70.55 CH 4′′ 70.7 70.12 CH 5′′ 81.3 81.39 CH 6′′ 61.6 61.37 CH2

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Các hợp chất kaempferol phân lập từ lá cây kháo (phoebe tavoyana) (Trang 28)