Nghiên cứu của L.K.Cheng & Y.K.Kwan (2000) thực hiện bằng cách ước
tính các tác động của các yếu tố quyết định FDI trong 29 khu vực của Trung Quốc
1985- 1995 cho thấy các nhân tốnhư quy mô thịtrường rộng lớn, cơ sở hạ tầng tốt,
chính sách ưu đãi có tác động tích cực đến thu hút FDI; trong khi đó, chi phí tiền
lương lại có tác động ngược lại.
Còn trong các nghiên cứu của Asiedu (2002, 2003) về các nhân tốảnh hưởng
đến thu hút FDI tại khu vực các nước Châu Phi, thì các nhân tốnhư: nguồn lợi cao
từ việc đầu tư, tài nguyên thiên nhiên phong phú, cơ sở hạ tầng tốt hơn, cơ chế chính sách ưu đãi của địa phương đã thúc đẩy FDI. Ngược lại, vấn đề tham nhũng
Kết quả nghiên cứu của Ali, Shaukat & Wei Guo (2005) về các nhân tố
quyết định đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc cũng chỉ ra
các nhân tốtác động tích cực đến FDI đối với địa phương, đó là: quy mô thịtrường
lớn, chi phí lao động thấp, cơ chế và các chính sách khuyến khích đầu tư, dân số đông, nền kinh tế phát triển nhanh và lợi nhuận đầu tư cao.
Một nghiên cứu khác của Craig Young (2005) đã tiến hành khảo sát, phân
tích đánh giá vai trò của hoạt động tiếp thị địa phương đối với FDI tại các nước
Trung và Đông Âu. Kết quả nghiên cứu cho thấy tiếp thị địa phương đang ngày
càng trở nên quan trọng đối với các công ty đa quốc gia; đồng thời cũng là chìa
khóa để tạo ra sự khác biệt và lợi thế thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các quốc gia đã tiến hành nghiên cứu.
Gần đây, nghiên cứu của N.Karim (2012) được thực hiện bằng cách phân
tích dòng vốn FDI trên 13 tiểu bang và 01 vùng lãnh thổ liên bang ở Malaysia trong
các năm 1990, 1995, 2000 và 2005. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 05 nhân tố tác động tích cực đến FDI đó là: mức độ tập trung sản xuất, năng suất và chất
lượng lao động, chỉ sốđánh giá năng lực điều hành, tổng sản phẩm quốc nội và điều kiện cơ sở hạ tầng.