Nghiên cứu của Junichi Mori (2005) đã phân tích tầm quan trọng và ảnh
hưởng của việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ đối với sự phát triển của
ngành công nghiệp ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng việc hình thành
các ngành công nghiệp phụ trợ là con đường để ngành công nghiệp của Việt Nam
phát triển, cũng như thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
đầu tư vào lĩnh vực này.
Nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Toàn (2010) về các nhân tốtác động đến việc
thu hút FDI vào một địa phương của Việt Nam, sau khi nghiên cứu tổng quan các
vấn đề lý luận và thực hiện phỏng vấn 300 bảng câu hỏi điều tra các công ty có vốn
đầu tư nước ngoài tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, tác giảđã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm đầu tư FDI, đó là: cơ
Theo Nguyễn Đình Sang (2011), “Nghiên cứu môi trường đầu tư và các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào các KCN tỉnh Bình Phước”, luận văn thạc sĩ kinh tế trường Đại học Kinh tế TP. HCM. Qua việc đo lương mức độ hài lòng của các
doanh nghiệp vềmôi trường đầu tư tại các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Phước, tác giả
đã xác định được 6 yếu tố tác động đến sự thỏa mãn của các nhà đầu tư theo thứ tự
giảm dần là: (1) tính năng động của lãnh đạo và chất lượng dịch vụ công, (2) mặt bằng và chính sách đầu tư, (3) cơ sở hạ tầng, (4) chất lượng môi trường sống, (5) lợi
thế ngành đầu tư và (6) chi phí đầu vào cạnh tranh. Các yếu tốkhác như: nguồn nhân
lực, thương hiệu địa phương không tác động đến sự thỏa mãn của nhà đầu tư.
Theo Đinh Phi Hổ (2012) trong việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng thu hút
đầu tư vào các KCN Việt Nam cho rằng có 8 yếu tốảnh hưởng: (1) Cơ sở hạ tầng;
(2) chế độ chính sách đầu tư; (3) Môi trường sống và làm việc; (4) Lợi thế ngành
đầu tư; (5) Chất lượng dịch vụcông; (6); Thương hiệu địa phương; (7) Nguồn nhân lực; (8) Chi phí đầu vào cạnh tranh.
Theo Nguyễn Thành Trung (2008), “ Improvement ofinvestment quality of
VN – Singapore industrial park”, luận văn thạc sĩ quản lý chất lượng, chương trình
liên kết đào tạo giữa Đại học Mở Tp Hồ Chí Minh và Đại học Nam Toulon – Var,
đã đưa ra 8 yếu tố được cho là có ảnh hưởng đến chất lượng của một KCN, bao gồm: (1) Vị trí địa lý; (2) cơ sở hạ tầng; (3) dịch vụ hỗ trợ; (4) nguồn nhân lực; (5)
công nghiệp hỗ trợ; (6) quản lý nhà nước; (7) thị trường tiêu thụ sản phẩm; (8) chi
phí đầu tư.
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào
các KCN tại TP. Cần Thơ, Nguyễn Thị Ninh Thuận và Bùi Văn Trịnh (2012) đã sử
dụng các biến: Chính sách ưu đãi; vị trí đất đai; cơ sở hạ tầng; điện nước, xử lý
nước thải; nguyên liệu; lao động. Qua phân tích tương quan giữa các biến, tác giả đã rút ra 2 nhân tố chính, nhân tố1 “Chính sách thu hút và điều kiện cơ sở vật chất
KCN” (gồm các biến: Chính sách ưu đãi; cơ sở hạ tầng; điện nước, xử lý nước
thải), nhân tố 2 “Vị trí và các yếu tố đầu vào của KCN” (gồm các biến: vị trí đất đai; nguyên liệu; lao động). Kết quả nghiên cứu, cho thấy cả 2 nhân tốtrên đều ảnh