0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Tác động tại kiểu vùng sinh thái ven đô thị

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN VỚI VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN (Trang 28 -31 )

Các tài nguyên thiên nhiên (TNTN) chính tại KVST ven đô bao gồm: - TN đất: đo thị Việt Nam th−ờng có một phần ven đô khá lớn, tại đó tiềm năng đất có nh−ng hạn chế, đã đ−ợc khai thác theo ph−ơng thức thâm canh trong một thời gian dài. Đã và đang có hiện t−ợng thoái hóa đất, tuy nhiên với các biện pháp khoa học và kỹ thuật thích hợp, nông dân ven đô đã từng b−ớc hạn chế xu thế này. Xét theo diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu ng−ời thì tại KVST này tài nguyên đất rất hạn chế. áp lực dân số, công nghiệp hóa, đô thị hóa, phát triển các công trình cơ sở hạ tầng đang làm cho sự hạn chế này trở thành nguyên nhân của nhiều khó khăn và gay cấn về kinh tế xã hội. Nông dân thiếu đất, thiếu việc làm. Những hứa hẹn về việc làm tại các nhà máy, xí nghiệp lớn xây dựng trên đất sản xuất tr−ớc đây của họ th−ờng không đ−ợc đáp ứng.

- TN n−ớc: vùng nội thành có n−ớc sinh hoạt và công nghiệp do các nhà máy n−ớc cung cấp. Vùng ven đô do có l−ợng m−a lớn, nên cũng nh− ở các KVST khác tiềm năng n−ớc tại đây phong phú, nh−ng do phân bố không đều theo thời gian nên về mùa khô, có tình trạng khô hạn kéo dài, thiếu n−ớc trầm trọng cho nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt của dân; về mùa m−a lũ lụt, úng ngập năm nào cũng xẩy ra.

- TN đa dạng sinh học tự nhiên không nhiều, một số giống loài cây con quý đang tiếp tục bị mai một một do không đ−ợc sử dụng hợp lý và bảo vệ thích hợp. Gần đây đã có những cố gắng bảo vệ và phát triển một số giống loài đã đ−ợc nuôi trồng có giá trị, thu đ−ợc một số kết quả tốt.

- TN khoáng sản th−ờng không có gì đáng kể.

- TN năng l−ợng chủ yếu do các công ty năng l−ợng cung cấp. Có một ít tiềm năng về năng l−ợng mặt trời, gió nh−ng ch−a đ−ợc khai thác vì lý do kỹ thuật và kinh tế. Chất đốt khoáng sản và thực vật đ−ợc sử dụng phổ biến. Gần đây năng l−ợng khí sinh học đã đ−ợc phát triển ở một số vùng ven đô.

- TN cảnh quan, văn hóa, lịch sử rất phong phú, đã đ−ợc khai thác một phần, nh−ng ch−a đ−ợc tận dụng, tiềm năng còn nhiều.

Những chính sách đã có tác động mạnh đến việc sử dụng TNTN tại KVST này là:

- Chính sách xây dựng phát triển kinh tế theo h−ớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, quản lý nền kinh tế theo cơ chế thị tr−ờng theo định h−ớng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu.

- Chính sách chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát triển thủ công nghiệp, công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn, giao đất cho các hộ ,

- Chính sách phát triển mạnh hệ thống kết cấu hạ tầng về giao thông, năng l−ợng,

- Chính sách xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm ở nông thôn ven đô nơi hiện nay đất chật, ng−ời đông, việc làm thiếu thốn.

- Chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, kiểm soát di dân nông thôn vào đô thị và nông thôn đi tới các vùng còn có tiềm năng đất đai,

- Chính sách phát triển giáo dục, đào tạo, văn hóa, y tế, vệ sinh, n−ớc sạch cho vùng nông thôn.

Các chính sách này đã, đang và sẽ có những tác động sau đây tới TNTN của KVST ven đô:

Tác động tiêu cực:

- Sức ép của dân số, việc làm, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa đang có áp lực rất mạnh lên TN đất, tài nguyên cơ bản của nông thôn ven đô. Thiếu hụt về tài nguyên đất đã và sẽ có những tác động hết sức quan trọng về môi tr−ờng thiên nhiên cũng nh− xã hội nông thôn ven đô.

- Tài nguyên n−ớc sẽ đ−ợc sử dụng nhiều hơn, nguồn n−ớc mặt, n−ớc ngầm đều có nguy cơ bị ô nhiễm nặng do dân số tăng nhanh, công nghiệp hoá, đô thị hoá, phát triển mạng l−ới giao thông.

- Thâm canh nông nghiệp, cho dù có vận dụng một số kỹ thuật mới, cũng sẽ sử dụng nhiều hóa chất nông nghiệp có tác dụng gây ô nhiễm đất, n−ớc, không khí, thực phẩm.

- Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, gia tăng các hoạt động chăn nuôi, thuỷ sản tại vùng ven đô có tác dụng gây ô nhiễm môi tr−ờng đất, n−ớc, không khí của vùng này.

- Việc xây dựng mạng l−ới đ−ờng giao thông sẽ làm gây ô nhiễm môi tr−ờng, gia tăng tai nạn ở nông thôn ven đô.

- Do công nghiệp hóa, đô thị hóa, và ảnh h−ởng của toàn quốc hóa, khu vực hóa, toàn cầu hóa về kinh tế, một số tài nguyên văn hóa, truyền thống nông thôn có thể bị mai một.

Tác động tích cực:

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa sẽ đem lại nhiều tiến bộ về kinh tế, văn hóa, giáo dục cho nông thôn ven đô. Thu nhập, mức sống vật chất và tinh thần của phần lớn nhân dân nông thôn ven đô sẽ đ−ợc nâng cao rõ rệt.

- Tuy vẫn có luồng di dân từ ven đô vào vùng nội thị và các khu công nghiệp, nh−ng do kinh tế nông thôn ven đo vẫn phát triển nên một bộ phận quan trọng nhân lực trẻ tuổi, có kiến thức khoa học và công nghệ, tay nghề sản xuất vẫn ở lại nông thôn ven đô. Nông thôn ven đô Việt Nam sẽ không có tình trạng nh− ở một số n−ớc nghèo là tất cả nhân lực trẻ tuổi đều bỏ quê ra thành thị, một mặt tạo nên cảnh tiêu điều ở nông thôn, một mặt hình thành một đội quân vô sản nghèo đói, góp phần gây ô nhiễm tại đô thị.

- Cảnh quan và môi tr−ờng các khu bảo tồn thiên nhiên, du lịch sinh thái, di tích văn hóa tại KVST này sẽ đ−ợc bảo vệ và cải thiện.

- Tình trạng cách ly, chia cắt của vùng ven đô đ−ợc khắc phục, giáo dục, văn hóa y tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của phần lớn nhân dân vùng này đ−ợc cải thiện rõ rệt.

Khung 5. Biến động tài nguyên và môi tr−ờng vùng ven đô

Do tác động của đô thị hoá và công nghiệp hoá, vùng nông thôn ven đô thị là nơi có những biến động mạnh về tài nguyên và môi tr−ờng. Hệ thống kinh tế - xã hội ven đô là một hệ thống hở, gắn bó và chịu ảnh h−ởng sâu sắc của vùng đô thị cận kề. Một mặt vùng ven đô là nguồn cung cấp l−ơng thựch, thực phẩm, nguyên liệu, sức lao động, quỹ đất cho đô thị. Mặt khác là nơi tiếp nhận các dòng vào xuất phát từ đô thị nh− hàng hoá, vốn, thông tin, lối sống, chất thải. Trong mối t−ơng tác đó, sự phát triển của nông thôn ven đô phụ thuộc vào những yêu cầu từ đô thị, lớn đến mức có tác giả gọi vùng ven đô là “thuộc địa”hoặc “hậu ph−ơng” của đô thị. Tuy nhiên trên thực tế, vùng đô thị bị phụ thuộc vào vùng ven đô hơn là ng−ợc lại. Sự gia tăng tỷ trọng thủ công nghiệp ở các xã ven đô đã làm phức tạp thêm các vấn đề môi tr−ờng. ở giai đoạn tr−ớc đây khi nông nghiệp là chính, vấn đề nổi cộm về môi tr−ờng chỉ là quản lý phân, rác và hoá chất bảo vệ thực vật. Hiện nay sự gia tăng xả thải phân - rác do phát triển chăn nuôi, tiếp tục bức xúc trong khi vấn đề hoá chất bảo vệ thực vật ở các làng thủ công có xu h−ớng giảm; bên cạnh đó các vấn đề ô nhiễm n−ớc, khí và môi tr−ờng nhân văn lại nẩy sinh và gia tăng do liên quan đến sản xuất các nghề phi nông nghiệp.

(Nguồn: Nguyễn Đình Hoè. Vấn đề giới trong sử dụng, quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi tr−ờng các kiểu vùng sinh thái nông thôn ven đô thị và ven biển. Kỷ yếu Hội thảo khoa học về môi tr−ờng nông thôn Việt Nam. Hà Nội, 2003)


Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN VỚI VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN (Trang 28 -31 )

×