Khả năng phân giải cellulose của 6 chủng xạ khuẩn trên môi trường CMC 1% trong

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng đối kháng của xạ khuẩn đối với nấm rhizoctonia solani kũhn gây bệnh đốm vằn hại lúa trong điều kiện phòng thí nghiệm (Trang 35)

CMC 1% trong điều kiện phòng thí nghiệm

Khả năng phân giải cellulose của các chủng xạ khuẩn khảo sát được trình bày ở bảng 3.3 cho thấy:

Ở thời điểm 2 NSKC, các chủng xạ khuẩn có bán kính phân giải cellulose biến thiên trong khoảng 4-5,75 mm, trong đó chủng xạ khuẩn TO-VL44 có bán kính vòng phân giải cellulose cao nhất là 5,75 mm khác biệt ý nghĩa với chủng BM- VL89 có bán kính vòng phân giải cellulose là 4 mm, tuy nhiên đối với các chủng TO-VL22, TO-VL52, TO-VL59, TB-VL68 không có khác biệt ý nghĩa.

Bảng 3.4 Bán kính vòng phân giải cellulose (mm) của xạ khuẩn trên môi trường CMC 1% qua 2 và 4 ngày sau khi nuôi cấy

Chủng xạ khuẩn

Bán kính vòng phân giải cellulose (mm) qua các thời điểm

2 NSKC 4 NSKC Trung bình TO-VL22 5,50 ab 8,00 ab 6,75 TO-VL44 5,75 a 9,75 a 7,75 TO-VL52 5,25 ab 9,00 ab 7,13 TO-VL59 4,25 ab 7,25 b 5,75 TB-VL68 4,50 ab 8,25 ab 6,38 BM-VL89 4,00 b 8,00 ab 6,00 Mức ý nghĩa * * ns CV(%) 20,65 16,47 37,83

Ghi chú: Trong cùng một cột, những số có cùng chữ số theo sau thì khác biệt không ý nghĩa qua kiểm định Duncan ở mức ý nghĩa 5 %.

Ở thời điểm 4 NSKC, các chủng xạ khuẩn đều có bán kính vòng phân giải cellulose tăng. Trong đó chủng TO-VL44 có bán kính phân giải cellulose là 9,75

25

mm cao nhất khác biệt ý nghĩa với chủng TO-VL59 có bán kính vòng phân giải cellulose là 7,25 mm, tuy nhiên so với các chủng còn lại không có khác biệt ý nghĩa. Vi sinh vật phân hủy cellulose phải có một hệ enzyme gọi là hệ enzyme cellulase. Theo Nguyễn Đức Lượng và Cao Cường, (2003), cellulase là enzyme thủy phân cellulose, các enzyme này xúc tác cho quá trình chuyển hóa cellulose thành các sản phẩm hòa tan (Trích dẫn Nguyễn Hoàng Phúc, 2010).

Qua thí nghiệm, các chủng xạ khuẩn đối kháng với nấm Rhizoctonina solani

có khả năng phân giải cellulose cho thấy các chủng xạ khuẩn ức chế sự phát triển

của nấm Rhizoctonina solani có liên quan đến khả năng tiết enzyme cellulase .

Tương tự các nghiên cứu gần đây, các chủng xạ khuẩn có khả năng đối

kháng với nấm Colletotrichum spp. (Hoàng Trọng Nam, 2013), với nấm Pyricularia

oryzae Carava (Đinh Ngọc Trúc, 2003) đều có khả năng phân giải cellulose.

Tóm lại, khả năng phân giải cellulose ở 6 chủng xạ khuẩn TO-VL22, TO- VL44, TO-VL52, TO-VL59, TB-VL68 và BM-VL89 với bán kính phân giải trung bình từ 5,75-7,75 mm. Trong đó chủng xạ khuẩn TO-VL44 có bán kính phân giải cellulose cao với bán kính phân giải trung bình là 7,75 mm, tuy nhiên không có sự khác biệt ý nghĩa với các chủng còn lại.

Hình 3.3: Bán kính vòng cơ chất bị phân giải bởi các chủng xạ khuẩn trên môi trường CMC ở thời điểm (A) 2 NSKC và (B) 4 NSKC

TO-VL44 BM-VL89 TO-VL59 BM-VL89 TO-VL44 TO-VL59 A B

26

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng đối kháng của xạ khuẩn đối với nấm rhizoctonia solani kũhn gây bệnh đốm vằn hại lúa trong điều kiện phòng thí nghiệm (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)