nấm Rhizoctonia solani gây bệnh đốm vằn hại lúa trong điều kiện phòng thí
nghiệm
Mục tiêu thí nghiệm
Nhằm tìm ra chủng xạ khuẩn có khả năng đối kháng với chủng nấm
15 Gồm 2 thí nghiệm
− Thí nghiệm 1a: đánh giá nhanh khả năng đối kháng của các chủng xạ
khuẩn đối với nấm Rhizoctonia solani được thực hiện với một lần lặp lại.
− Thí nghiệm 1b: đánh giá khả năng đối kháng của các chủng xạ khuẩn được
chọn lọc ở thí nghiệm 1a với nấm Rhizoctonia solani với 5 lần lặp lại. Thí nghiệm
được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trong đó mỗi chủng xạ khuẩn được xem là một nghiệm thức.
Phương pháp thực hiện: thí nghiệm 1a và 1b được thực hiện với phương pháp giống nhau.
Bước 1: Nguồn nấm được cấy vào đĩa petri chứa 10 ml môi trường PDA. Khi nấm đã phát triển được khoảng 3 ngày thì dùng dụng cụ đục lỗ đường kính 5 mm đục lấy khoanh nấm từ đĩa nguồn chuyển vào giữa đĩa petri chứa 10 ml môi trường PDA.
Bước 2: Đặt khoanh nấm Rhizoctonia solani có đường kính 5 mm đối diện với
khoanh giấy thấm vô trùng tẩm huyền phù xạ khuẩn, đặt cách thành đĩa 1cm (hình 2.1).
Bước 3: Đĩa petri được để trong điều kiện nhiệt độ phòng.
Bước 4: Theo dõi và đánh giá khả năng đối kháng của các chủng xạ khuẩn với nấm bằng cách đo bán kính vòng vô khuẩn và tính hiệu suất đối kháng vào thời điểm 3, 4, 5, 6, 7, 9, 12, 14 NSKC.
Hình 2.1: Mô tả cách bố trí thí nghiệm thử đối kháng
Hiệu suất đối kháng (HSĐK):
100 HSĐ ĐC XK ĐC BKKL BKKL BKKL K
HSĐK: Hiệu suất đối kháng (%).
BKKLĐC: Bán kính khuẩn lạc nấm về phía đối chứng (mm). BKKLXK: Bán kính khuẩn lạc nấm về phía xạ khuẩn (mm).
Khoanh nấm
Rhizoctonia solani
Khoanh giấy thấm tẩm huyền phù xạ khuẩn Môi trường PDA
16
Xử lý số liệu và thống kê
Các số liệu được xử lý với phần mềm Microsoft Office Excel và phân tích bằng phần mềm thống kê MSTATC qua phép thử Duncan.