Những nghiên cứu về kẻ thù tự nhiên.

Một phần của tài liệu thành phần sâu hại lạc và thiên địch của chúng, đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu xanh (helicoverpa armigera hubner) và biện pháp phòng chống, vụ xuân năm 2010 tại huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 28)

Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Vượng (2000) [39] cho biết thành phần thiên ñịch của sâu hại lạc khá phong phú. Trên một số loài sâu hại: Bọ trĩ, rầy xanh, sâu xanh, sâu khoang, rệp và sâu cuốn lá lạc ở một số vùng trồng lạc phía Bắc ñã thu ñược 16 loài. Trong ñó có 9 loài bắt mồi ăn thịt (BMAT) gồm Paederus sp., Coccinella transversalis Thumb, Micraspis discolor Fabr., Chlaenius sp., Paranasoona cirfrans Heimer, Clubiona japonica Boes et Str, Ummeliata insecticepts Boes et Str, Pardosa venatris

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ... 18 Ichneumon sp., Exorista xanthopis, Paribaea orbata, Beckrina sp. và 2 loài vi sinh vật là Paecilomyces fumosoroseusNuclear Polyedrosis Virus gây bệnh hại côn trùng. Ngoài ra còn có một số vi sinh vật ký sinh với tỷ lệ cao nhưng vẫn chưa có cơ hội ñịnh loại.

Theo Nguyễn Thị Chắt và ctv (1996a) [5] tại Tràng Bản - Tây Ninh và Củ Chi - Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy trên ñồng lạc ñộng vật ăn mồi phần lớn là nhện lớn, bọ rùa và chủ yếu tập trung vào thời gian nửa ñầu của vụ. Về ký sinh thì ña dạng hơn bao gồm ong kén trắng, ong kén vàng, nấm ký sinh màu trắng, màu xanh, vi khuẩn gây chết nhũn, virus gây chết treo vv. Ký sinh chủ yếu tập trung vào nửa sau của vụ ñậu. Ngoài ra tác giả còn cho biết trứng sâu khoang không bị ký sinh nhưng ấu trùng bị ký sinh 8%, chết do các nguyên nhân khác 66%.

Nguyễn ðức Khánh (2002) [18] cho biết lạc vụ xuân ở Hà Tĩnh có 13 loài thiên ñịch, trong ñó có 7 loài BMAT, 2 loài ong ký sinh, 4 loài thuộc nhóm vi sinh vật ký sinh. Trong 13 loài trên có 2 loài mức ñộ phổ biến cao bọ

rùa ñỏ (Micraspis sp.), bọ ba khoang hai chấm trắng (Ophionae ishii Habu). Trịnh Thạch Lam (2006) [23] thu ñược 22 loài thiên ñịch sâu hại lạc ở

Nghệ An. Các loài phổ biến là bọ cánh cộc, bọ rùa ñỏ, nhện sói.

Lê Văn Ninh (2002) [28] ở Thanh Hóa ghi nhận ñược 19 loài thuộc 5 bộ, 11 họ, trong ñó có 18 loài thuộc BMAT và 1 loài côn trùng ký sinh. Bộ có số lượng lớn nhất là bộ cánh cứng (10 loài) tiếp theo là bộ nhện lớn (4 loài), bộ cánh da (2 loài), bộ 2 cánh (2 loài) và bộ cánh màng (1 loài). Các loài xuất hiện nhiều là bọ rùa ñỏ (Micraspis discolor Fabr.), bọ cánh cộc nâu (Paederus fuscipes Curtis), bọ ñuôi kìm nâu dài (Labidura riparia Pallas), ruồi ăn rệp (Epistrophe balteata Deregeer). Ở Thanh Hóa, Trương Khắc Minh (2007) [26] cũng ghi nhận ñược 18 loài thiên ñịch trên cây lạc.

Phạm Thị Vượng (1996b) [37] cho biết ở 3 ñịa phương Nghệ An, Hà Tây, Hà Bắc tỷ lệ sâu non sâu khoang bị ký sinh ñều rất thấp, tỷ lệ ký sinh cao

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ... 19

nhất vào tháng 5/1994 là 4,91% (tại Hà Tây), 4,39% (tại Nghệ An) và 2,98%( tại Hà Bắc).

Qua những kết quả nghiên cứu trên thành phần thiên ñịch trên cây lạc rất phong phú, vai trò của chúng trong ñiều hòa số lượng là rất lớn. Chúng ta có thể lợi dụng thiên ñịch này vào công tác phòng trừ sâu hại nhằm ñảm bảo an toàn môi trường, giảm ñược chi phí phòng trừ và tăng hiệu quả sản xuất.

2.2.5. Những nghiên cứu về biện pháp phòng trừ.

Canh tác kỹ thuật là một trong những biện pháp phòng trừ dịch hại quan trọng, trong một số trường hợp nó có thể phòng trừ dịch hại một cách hoàn hảo mà không cần ñến sự hỗ trợ của các biện pháp khác [16].

Theo Phạm Thị Vượng (1997) [38], trồng xen hướng dương dẫn dụ sâu hại trên ruộng lạc với mật ñộ 1 cây/10m2 xung quanh ruộng lạc có tác dụng làm giảm thiệt hại, giúp nông dân giảm ñược số lần phun thuốc từ 1 - 3 lần/vụ, bảo vệ quần thể thiên ñịch.

Tại vùng trồng lạc Nam Thịnh - Diễn Châu - Nghệ An các giống lạc như ICGV 86031, 86162, 86510, 87453, 90224, 90227, 90228, 91172, 91173 từ ICRISAT ñều là những giống có phản ứng kháng vừa ñến kháng cao ñối với bọ trĩ và rầy xanh so với các giống của ñịa phương là Sen lai, Sen Nghệ

An. Giống ICGV 86510, 90224, 90228, 91173 có tiềm năng năng suất cao hơn các giống ñịa phương [38].

Từ cuối những năm 40 của thế kỷ trước sau khi thuốc trừ sâu hữu cơ ñặc biệt là thuốc clo hữu cơ (DDT) ra ñời thì người ta ñã gạt bỏ ñi các biện pháp khác thay bằng biện pháp hóa học ñể phòng trừ dịch hại cây trồng bởi

ñây là biện pháp ñem lại hiệu quả nhanh chóng, thuận tiện và dập tắt ñược nạn dịch có nguy cơ lan truyền [16].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ... 20

Việc sử dụng thuốc trừ sâu một cách phổ biến như hiện nay của nông dân trên ruộng lạc ñang là nguy cơ phá hủy môi trường sinh thái và làm tăng giá thành sản xuất lạc. Các nghiên cứu của Phạm Thị Vượng (1997) [38]: trên lạc sự gây hại của sâu ñục quả (Maruca testulalis) và bọ trĩ giữa các công thức phun thuốc (Wofatox và Bi58) và không phun thuốc không có sự sai khác nhau một cách hợp lý. Trong khi ñó nông dân phun tới 3 lần/ vụ bằng thuốc Wofatox thì thiệt hại sâu khoang, rầy xanh, sâu ñục quả cũng không có sự sai khác so với công thức trồng xen cây hướng dương.

Các vùng trồng lạc như Diễn Châu - Nghệ An, Việt Yên - Hà Bắc thí nghiệm triển khai phòng trừ sâu hại lạc tác giả Lê Văn Thuyết (1993) [29] ñã

ñề cập tới một số lần cần phun thuốc trừ sâu cho một vụ lạc và mật ñộ sâu khi nào cần dùng thuốc hóa học. Tác giả cho rằng nên phun thuốc phòng trừ sâu hại nhiều nhất là 2 lần/vụ, khi mật ñộ sâu chích hút và ăn lá cao thì mới có hiệu quả kinh tế (lãi 393.000ñ/ha), còn ngược lại phun thuốc trừ sâu khi mật

ñộ sâu thấp thì sản xuất có thể lỗ tới 133.000ñ/ha.

Theo Nguyễn Thị Chắt (1996) [5, 6], các vùng trồng lạc phía Nam cần thận trọng trong việc sử dụng thuốc BVTV ñể trừ sâu. Thời ñiểm phun thuốc hợp lý nhất là giai ñoạn 30 ngày và 60 ngày sau gieo trồng. Trong 3 loại thuốc

ñã khảo nghiệm là (Atabron 5EC, Lenate 40SP và Centari WDG) trong phòng trừ sâu khoang thì Atabron 5EC nồng ñộ 0,05%, Lenate 40SP nồng ñộ 0,1%

ñều có khả năng phòng trừ sâu khoang trên lạc, còn riêng thuốc Centari WDG nồng ñộ 10 - 20g/8 lít nước (0,5 - 1 kg/ha) thì hiệu lực thuốc chỉ biểu hiện ở 4 - 5 ngày sau xử lý.

Phạm Thị Vượng (1996a, 2000, 2003), [36], [39], [40] cho rằng trên ruộng lạc các tỉnh phía Bắc chỉ nên phun thuốc sâu ở giai ñoạn 45 ngày tuổi nếu 100% số cây bị hại và 70 ngày tuổi nếu sâu hại 70% cây và mật ñộ 2 con/cây. Kết quả khảo nghiệm 3 loại thuốc (Kinalux, Sumicidin, NPV-BT)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ... 21

trong phòng trừ sâu khoang cho thấy thuốc Kinalux ở nồng ñộ 1,5 lít/ha có hiệu quả cao nhất ñạt 90 - 100% ở 1 - 4 ngày sau phun, NPV- BT có hiệu lực trừ sâu cao nhất sau 8 ngày ñạt 77,1%. Hiệu lực của thuốc BT ñối với sâu ñục quả cao nhất 22,4% và 44,45% ñối với sâu xanh. Tuy hiệu lực sâu không cao song tác hại của chúng ñối với quần thể thiên ñịch trên ruộng giảm 3 lần so với Sumicidin. ðối với rệp ñen (Aphis craccivora Koch) thì thuốc Ofatox cho hiệu lực cao nhất dạt 97,9% ở 3 ngày sau phun, tiếp theo là chế phẩm thảo mộc AV5 ñạt 85,76% ở 5 ngày phun và dầu khoáng HD3 ñạt 82,7% ở 1 ngày sau phun.

Ngoài các biện pháp trên thì việc sử dụng bẫy pheromon ñể dự tính dự

báo sự phát sinh của sâu hại ñể từ ñó quyết ñịnh thời ñiểm phòng trừ hiệu quả

cũng là một hướng ñi ñược nhiều nhà khoa học quan tâm. Năm 1990 Lương Minh Khôi [19], ñã thí nghiệm 7 loại pheromon ñối với sâu khoang do Liên Xô sản xuất và kết quả thu ñược cho thấy các loại pheromon ñều ít nhiều có tác dụng thu hút sâu khoang vào bẫy và có tính chuyên tính rất cao.

Kết quả sử dụng bẫy pheromon Phạm Thị Vượng [1997] [38] ở một số ñịa phương cũng cho thấy trong vụ xuân mật ñộ trưởng thành sâu khoang ở

vùng lạc Nghệ An, Hà Tây, Hà Nội có 2 cao ñiểm. Cao ñiểm thứ nhất là vào giai ñoạn cây lạc có hoa, cao ñiểm thứ 2 là vào giai ñoạn ñâm tia và vào chắc.

Ở cả 3 vùng vào cao ñiểm thứ 2 mật ñộ trưởng thành vào bẫy ñều lên tới trên 150 con/bẫy/tuần.

Qua kết quả nghiên cứu trên chúng ta thấy rằng việc nghiên cứu về sâu hại lạc và biện pháp phòng trừ ñã ñược nhiều nhà khoa học quan tâm. Hy vọng với kết quả ngiên cứu của chúng tôi sẽ góp phần không nhỏ vào chương trình bảo vệ sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lạc nói riêng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ... 22

3. VT LIU, NI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU

Một phần của tài liệu thành phần sâu hại lạc và thiên địch của chúng, đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu xanh (helicoverpa armigera hubner) và biện pháp phòng chống, vụ xuân năm 2010 tại huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)