Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm HBV là 66%, HCV là 51,9%. Tỷ lệ bệnh nhân
đồng nhiễm HBV,HCV là 15,3%.
Tỷ lệ nhiễm HBV, HCV và đồng nhiễm cả HBV và HCV khá cao so với
nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Hà năm 2011 [9] tỷ lệ HBV là 37,91 %;
HCV là 8,5%. Tỷ lệ bệnh nhân trong 2 phác đồ nghiên cứu nhiễm HBV cao có lẽ là do TDF ưu tiên được sử dụng cho bệnh nhân đồng nhiễm HIV và
HBV. Từ kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục không an toàn không chỉ lây nhiễm HIV mà còn có nguy cơ cao lây nhiễm nhiều bệnh khác trong đó có viêm gan virus. Đồng nhiễm HIV, HBV và HCV ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, sự đáp ứng với điều trị ARV và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Do vậy việc tư vấn, truyền thông là hết sức
quan trọng để giảm thiểu sự lây lan HIV và các bệnh khác trong cộng đồng.
Đồng nhiễm HBV, HCV cũng làm cho tỷ lệ xuất hiện ADE cao hơn.
Kết quả từ hình 3.4 cho thấy nhóm bệnh nhân có ALAT/ASAT cao trước khi điều trị ARV thì xác suất gặp ADE cũng cao hơn nhóm ALAT/ASAT bình
thường. Tại thời điểm 24 tháng tỷ lệ gặp ADE của nhóm ALAT/ASAT cao trước khi điều trị là 56% (95% khoảng tin cậy là 44%-68%) trong khi nhóm ALAT/ASAT bình thường chỉ khoảng 22% (95% khoảng tin cậy là 15%-30%). Sự khác biệt giữa 2 nhóm là có ý nghĩa thống kê với p = 0,000 (< 0,05)
Con số này cao hơn tỷ lệ gặp tổn thương gan đã đề cập ở trong hình 3.2 (40,1%), sở dĩ như vậy vì trong nghiên cứu này thời gian theo dõi điều trị của
bệnh nhân rất khác nhau từ mà thuật toán thông thường không cho ta ước tính
một cách hợp lý.
Cũng từ đồ thị này ta có thể ước lượng xác suất gặp tổn thương gan ở bệnh nhân điều trị ARV sau 24 tháng xấp xỉ là 37,3%, trong khi xác suất tích lũy sau
84 tháng là 84,3%, tức là có đến 45,4% số bệnh nhân gặp tổn thương gan trong nghiên cứu đều xuất hiện tổn thương gan trong 24 tháng điều trị đầu tiên.