Bên cạnh những ưu điểm kể trên ta cũng không thể bỏ qua những khuyết điểm mà Việt Nam đang mắc phải. Khuyết điểm thứ nhất chính là chất lượng của sản phẩm, với công nghệ chưa phát triển đủ mạnh, chất lượng sản phẩm Việt Nam
vẫn còn nhiều hạn chế, sai sót. Đây là một trở ngại rất lớn khi Việt Nam gia nhập vào một thị trường tương đối khó tính về chất lượng sản phẩm như Australia. Khuyết điểm thứ hai là về phía các doanh nghiệp, hầu hết doanh nghiệp Việt Nam đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, khả năng tài chính lẫn kinh nghiệm chưa cao nên chưa có những chiến lược xâm nhập phù hợp dễ gây nên những thất bại trên thị trường nước ngoài.
5Các sản phẩm mà Việt Nam có thể
thâm nhập vào thị trường nước Australia
Theo phân tích ở trên, Việt Nam có thể thâm nhập thị trường Australia bằng những mặt hàng mũi nhọn sau đây: đó là những mặt hàng nông nghiệp, thủy hải sản, hàng may mặc, giày dép… Bởi đây là những mặt hàng mà Việt Nam đang có nhiều lợi thế và nếu có thể cải thiện tốt hơn chất lượng của sản phẩm đúng với tiêu chuẩn của Australia đề ra thì rõ ràng việc thâm nhập vào thị trường này là rất tiềm năng.
6Các phương thức thâm nhập thị trường
mà Việt Nam có thể sử dụng:
Đây là hình thức phổ biến mà doanh nghiệp Việt Nam thường xuyên áp dụng để xâm nhập thị trường nước ngoài. Điểm mạnh của phương thức này là vốn và chi phí ban đầu thấp, có thể giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam thu thập thêm nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong kinh doanh. Bên cạnh đó, phương thức này mang lại cho doanh nghiệp ít nhiều những bất lợi như chi phí vận chuyển cao, rào cảng thương mại của các nước còn tương đối khắc khe.
Liên doanh
Phương thức này có nhiều ưu điểm là có thể chia sẽ rủi ro, kết hợp nguồn lực của doanh nghiệp Việt Nam với sự am hiểu thị trường của doanh nghiệp tại nước sở tại, chẳng nhựng vậy mà còn giảm thiểu được rủi ro về mặt kinh tế do không am hiểu thị trưởng. Tuy nhiên vẫn có một nhược điểm đó là gặp khó khăn trong vấn đề kiểm soát liên doanh đó bởi vấn đề này phụ thuộc nhiều vào tỷ lệ vốn góp, cho nên muốn đạt lợi thế trong phương thức này, bắt buộc doanh nghiệp Việt Nam phải có một tiềm lực mạnh mẽ về tài chính và kinh nghiệm.
Đầu tư
Bởi Australia và Việt Nam cùng là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế bao gồm: Liên Hiệp quốc (the United Nations – US), Tổ chức Thương mại Thế giới (the World Trade Ỏganisation – WTO), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (the Asia Pacific Economic Co-operatio-APEC), Diễn đàn Khu vực của Hiệp hôi các Quốc gia Đông Nam Á (the Association of Southeast Asian Nations _ASEAN) Regional Forum (ARF)… Song song đó, Việt Nam và Australia đã có mối quan hệ ngoại giao phát triển tốt đẹp. Điều này tạo thuận lợi cho những doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Australia. Môi trường chính trị của Australia gần đây tuy bất ổn định nhưng đang dần hồi phục.Vì vậy, nhìn chung Australia có một môi trường chính trị khá ổn định để các nhà đầu tư nước ngoài bớt lo
ngài khi đầu tư vào. Hệ thống pháp luật minh bạch tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư vào Australia.Tuy nhiên, Ở Australia còn tồn tại hai hệ thống pháp luật Liên bang và tiểu bang. Do đó, các nhà đầu tư phải nghiên cứu kỹ luật pháp trong việc đầu tư kinh doanh vào nước này. Sự khác biệt nền chính trị giữa Việt Nam và Australia dẫn đến sự khác biệt về luật pháp. Vì thế, các nhà đầu tư cần phải nắm rõ luật pháp, đặt biệt là luật pháp của từng bang khi đầu tư vào. Ngoài ra, Chính phủ Australia cũng có những chính sách bảo hộ các nhà đầu tư trong nước gây khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Tại sao lại không dùng những phương thức chuyển nhượng, đại lý đặc quyền và liên minh chiến lược?
Các phương thức này đòi hỏi Việt Nam phải có thế mạnh về công nghệ cũng như thương hiệu sản phẩm và phải có đủ khả năng để mang lại những lợi ích mà đối tác bên kia mang lại. Với hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện tại là doanh nghiệp vừa và nhỏ, không mạnh về thương hiệu, công nghệ cũng như là tiềm lực tài chính. Nếu áp dụng phương thức này là khá rủi ro và không mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thế cạnh tranh.
PHẦN II
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VI MÔ
Chương 1: Phân tích thị trường tôm tại Australia
Chương 2: Phân tích đối thủ cạnh tranh về mặt hàng tôm tại thị trường Australia – Thái Lan
Chương 3: Phân tích nguồn tôm tại thị trường Việt Nam
CHƯƠNG 1
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG TÔM TẠI AUSTRALIA
1Tình hình sản xuất và nhập khẩu
Nguồn cung cho thị trường trong nước:
Cũng như đa số các nước khác, nguồn cung tôm ở Australia cũng đến từ 2 nguồn chính đó là tự sản xuất – Đánh bắt ngoài tự nhiên và nuôi trồng - và nhập khẩu. Trong đó, khối lượng tôm nhập khẩu chiếm tỷ trọng cao hơn so với sản lượng tôm trong nước. Ngoài ra, ta còn có thể thấy một đặc điểm ở đây, dù Australia nhập khẩu tôm rất nhiều và cũng có xuất khẩu nhưng kim ngạch xuất khẩu lúc nào cũng cao hơn so với nhập khẩu.
Đối với sản lượng tôm đánh bắt ngoài tự nhiên:
Từ biểu đồ, ta nhận thây rằng sản lượng tôm đánh bắt từ tự nhiên ở Australia có nguồn gốc đa phần là từ Queensland- sản lượng tôm qua các năm 2005-2009 ở đây luôn có tỷ trọng khá cao - sản lượng trung bình từ 2005 – 2009 là 12,016,25 tấn. Các chủng loại tôm chủ yếu được đánh bắt ở đây là King prawn, tiger prawn, Endeavour prawn, và banana prawn.
Tiếp sau Queensland đó là Western Australia với sản lượng trung bình từ 2005- 2009 là 3989,5 tấn. Với các chủng loại chủ yếu: Western rock lobster, king prawn, tiger prawn, Endeavour prawn, và banana prawn.
Đánh giá về sản lượng tôm đánh bắt của Australia từ 2005 – 2009: Từ biểu đồ, ta nhận thấy sản lượng tôm có xu hướng tăng qua các năm nhưng ở đây có 1 điểm đáng chú ý đó là sản lượng tôm trong khoảng thời gian từ 2006-2007 có sự sụt giảm đáng kể.
Đối với sản lượng tôm do nuôi trồng
Queensland là nơi có sản lượng tôm cao nhất ở Úc, điều này có thể dễ dàng giải thích được việc này vì điều kiện khí hậu ở đây khá thuận lợi cho việc nuôi trồng tôm, ví dụ như lượng mưa hàng năm phân bổ ở đây cũng khá cao …
Có 4 chủng loại tôm được nuôi trồng chủ yếu ở Australia đó là black tiger prawns (P. monodon), Kuruma prawns (M. japonicus), brown tiger prawns (P. esculentus) and banana prawns (F. merguiensis). Trong đó, black tiger prawns là chủng loại chủ yếu. Sản lượng tôm nuôi trồng chiếm khoảng 16% trong tổng sản lượng tôm tiêu thụ trên thị trường nước Australia (ABARE 2006)
Đánh giá về sản lượng tôm được nuôi trồng ở Australia từ năm 2005 – 2009:
Nhìn chung, sản lượng tôm có xu hướng tăng. Nhưng có điểm chú ý ở đây là sản lượng tôm từ 2006 – 2008 có sự sụt giảm, nguyên nhân ở đây có thể đó là do hiện tượng ấm lên và phân phối lượng mưa có sự thay đổi đáng kể trong khoảng thời gian này (Theo báo cáo về môi trường 2006 của Australia). Sản
lượng trung bình từ 2005 – 2009 vào khoảng 22536,75 tấn. Cụ thể: năm 2005 sản lượng tôm vào khoảng 3474.5 tấn.
Kết luận
Về sản lượng tôm, ta nhận thấy: Giữa tôm được đánh bắt ngoài tự nhiên và tôm được nuôi trồng thì tôm đánh bắt ngoài tự nhiên chiếm tỷ trọng cao hơn. Cụ thể, ta có thể thấy được số liệu đánh bắt trung bình từ năm 2005 – 2009 là 22536.75 tấn, còn sản lượng tôm nuôi trồng thì vào khoảng 3474.5 tấn
Ngoài ra, về phân bố khu vực sản xuất tôm, ta nhận thấy: Sản lượng tôm chủ yếu có xuất xứ từ Queensland và 1 phần khác là từ vùng Western Australia và New South Wale.
Tiêu chuẩn trong nước
Tôm chỉ được mua từ các trang trại có đảm bảo âm tính với các loại virus WSSV, YHV, IHHNV, NHPB và TSV, môi trường nuôi trồng vệ sinh và phải có hệ thống giám sát, phòng bệnh thường xuyên. Quá trình chế biến và đóng gói trong điều kiện hạn chế lây nhiễm virus đến mức thấp nhất.
Nhập khẩu
Tôm nhập khẩu ở Australia đa phần có nguồn gốc từ Thái Lan, New Zealand, Việt Nam và Trung Quốc. Qua các năm từ 2005 – 2009, khối lượng tôm nhập khẩu từ Thái Lan luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với khối lượng tôm nhập khẩu từ các nước khác. Từ biểu đồ hình bên, ta thấy: Sản lượng tôm nhập khẩu ở các nước đều có xu hướng tăng theo thời gian và đặc biệt là sản lượng tôm nhập khẩu từ Thái Lan có xu hướng tăng nhanh hơn so với các nước khác.
Tôm được xuất khẩu sang Australia có 2 loại: tôm nguyên liệu và tôm đã qua chế biến. Tôm nguyên liệu có thể là tôm nguyên con, không đầu, cutlet (Lột vỏ, bỏ đầu, chừa đuôi) và một số loại khác. Tôm đã qua chế biến: tôm nguyên con, không đầu, cutlet và 1 số loại khác.
Trong cơ cấu khối lượng tôm tiêu thụ ở nước Australia thì khối lượng tôm từ nhập khẩu chiếm ưu thế (Khoảng 60% - Theo ABARE) Lý do có thể là vì sản lượng tôm của Australia không nhiều và 1 phần trong số đó còn được dùng cho xuất khẩu.
2Người tiêu dùng
Xu hướng tiêu dùng chung
Người tiêu dùng Australia thường có thói quen quan tâm nhiều đến việc tương xứng giữa chất lượng sản phẩm và giá trị của loại sản phẩm đó. Đối với các sản phẩm nhập khẩu, khách hàng đã rất quen thuộc và chấp nhận nhưng nếu họ cảm thấy sản phẩm trong nước có sự tương xứng giữa giá trị và chất lượng thì họ thường có xu hướng lựa chọn sản phẩm trong nước hơn là sản phẩm nhập khẩu, và đặc biệt, khi người Australia mua hàng họ chỉ chú trọng đến các yếu tố như là chất lượng, giá cả, kiểu dáng,… mà không chú trọng lắm đến nguồn gốc xuất xứ
Một xu hướng khác đó là người tiêu dùng theo hướng chọn những sản phẩm mang tính chất tiện dụng, tốt cho sức khỏe và chất lượng cao.
Ngày nay, người tiêu dùng không còn chú tâm nhiều đến bên thuộc tính lý tình như vẻ bề ngoài, cảm nhận về mùi vị … mà càng lúc càng chú trọng đến các thuộc tính cảm tính như là thành phần tự nhiên của sản phẩm, tác động đến môi trường trong quá trình sản xuất hay tính bền vững.
Xu hướng tiêu dùng các sản phẩm từ tôm
Đối với các sản phẩm tôm nhập khẩu vào Australia, ta có thể thấy có 2 địa điểm phân phối chính đó là nhà hàng và các địa điểm bán lẻ
Trong giáng sinh, tôm được xem là một món ăn truyền thống của người Australia. Vì vậy, vào thời điểm này cầu về tôm có xu hướng tăng cao và chính điều này cũng ảnh hưởng không ít đến giá tôm
Ngoài ra, từ biểu đồ hình bên ta nhận thấy xu hướng người tiêu dùng càng ngày càng chọn phương án tiện lợi hơn, họ chuộng sử dụng tôm đã qua chế biến hơn so với khoảng thời gian trước kia.
Ước lượng tổng nhập khẩu của tôm đông lạnh (Tấn)
Từ biểu đồ, ta thấy: Trong các chủng loại tôm được nhập khẩu sang Australia thì
sao khối lượng tôm của Thái Lan chiếm đa phần trong khối lượng tôm được nhập khẩu sang Australia (Vì Thái Lan chú trọng nuôi loại tôm này nhiều)
Xét về 2 loại tôm xuất khẩu sang Australia (Tôm qua chế biến và tôm nguyên liệu)
Đối với tôm nguyên liệu:
Nhu cầu về sản phẩm tôm thẻ chân trắng đối với các loại mặt hàng thì thịt tôm được ưa chuộng hơn cả, tiếp đến đó là Cutlets (Tôm không đầu, bỏ vỏ, chừa đuôi); còn đối với các chủng loại khác thì mặt hàng được ưa chuộng nhất lại là Cutlets ngoài ra các loại mặt hàng khác cũng không có sự chênh lệch nào là đáng kể.
Đối với tôm đã qua chế biến
Nhu cầu về mặt hàng từ tôm thẻ chân trắng được khách hàng ưa chuộng là tôm nguyên con; còn đối với các chủng loại khác thì đó lại là thịt tôm.
Nhu cầu của khách hàng đối với mỗi chủng loại tôm khác nhau là khác nhau. Vì vậy, những nhà nhập khẩu cần chú ý đến các nhu cầu này để có thể đáp ứng 1 cách tốt nhất những nhu cầu của người tiêu dùng. Ngoài ra, nhu cầu về tôm còn có sự khác biệt về thời điểm và đây cũng chính là 1 điểm cần chú ý.
3Những tiêu chuẩn về nhập khẩu
Tiêu chuẩn về trọng lượng:
Trọng lượng phải >15g/con. Đối với những con tôm có trọng lượng <15g thì phải là tôm loại không đầu
Cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu phải đảm bảo:
Tôm xuất khẩu nguyên liệu phải là tôm không bị bệnh hoặc trong diện nghi ngờ bệnh và được thu hoạch sớm
Tôm phải được kiểm tra, xử lý, kiểm định, phân loại dưới sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền
Ngoài ra, sản phẩm còn phải đảm bảo những yêu cầu sau:
Tôm nguyên liệu, không đầu, không vỏ, khi đóng gói phải ghi trên bao bì là “for human consumption only- not to be used as bait or feed for aquatic animals”
Đối với tôm nguyên liệu thì phải đảm bảo trọng lượng mỗi con >15g và bao bì phải thể hiện được sự phân loại về trọng lượng của mỗi loại khác nhau
Giấy chứng nhận phải thể hiện trên giấy tờ và có ký, đóng dấu giáp lai ở mỗi trang bởi cơ quan có thẩm quyền
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH VỀ MẶT HÀNG TÔM TẠI TRƯỜNG
AUSTRALIA – THÁI LAN
1 Sản phẩm
Australia là thị trường ưu tiên thứ 2, sau các thị trường chính là Mỹ, Nhật và EU, chiếm 3% sản lượng tôm xuất khẩu của Thái lan. Tại Australia, giá trị xuất khẩu tôm của Thái Lan chiếm đến 27% thị phần, trở thành nước xuất khẩu tôm lớn nhất vào Australia, trong khi Việt Nam chỉ đứng thứ 4 với 11%.
Xét giai đoạn 2005 – 2010, sản lượng và giá trị xuất khẩu của Thái Lan vào Australia có những biến động khá lớn trong giai đoạn 2005 – 2007 sau đó ổn định dần từ 2008 đến nay. Giai đoạn 2005 – 2007 thể hiện sự thay đổi vị trí khá rõ ràng giữa mặt hàng tôm đông lạnh với các sản phẩm tôm chế biến. Năm 2006 đánh dấu sự tăng vọt của lượng tôm xuất khẩu vào Australia của Thái Lan, từ 10.233 tấn (2005) lên 15.792 tấn (2006). Nguyên nhân của hiện tượng này bắt đầu từ sự mất giá của đồng USD do khủng hoảng tài chính của Mỹ cũng như việc nước này áp các loại thuế chống phá giá cho các nước xuất khẩu, thêm vào đó là hàng loạt các hàng rào thuế quan và yêu cầu chất lượng gắt gao từ EU đã làm cho các nước xuất khẩu tôm, đặc biệt là Thái Lan, bắt đầu tìm kiếm và đầu tư vào các thị trường mới, dễ tính và tiềm năng hơn. Hơn nữa, còn phải kể đến việc hiệp ước thương mại tự do (TAFTA) giữaThái Lan và Australia có hiệu lực vào năm 2005, Australia đã đưa tôm vào một trong các mặt hàng ưu tiên nhập
khẩu cho Thái Lan.Cũng trong năm này, sản lượng tôm chế biến tăng vọt ( 300% ) so với năm 2005, trong khi đó sản lượng tôm đông lạnh lại giảm mạnh ( 50% ) làm cho lượng tôm đông lạnh từ gấp 1/3 trở nên nhỏ hơn đến 4 lần so với tôm chế biến. Năm 2007, lượng tôm xuất khẩu của Thái Lan lại trượt mạnh gần 50% so với năm 2006 do việc Mỹ bắt đầu gia tăng trở lại lượng tôm nhập từ Thái Lan. Nhu cầu về lượng tôm chế biến của các thị trường xuất khẩu chính của Thái Lan như Mỹ, Nhật, EU khiến cho lượng tôm chế biến xuất sang Australia giảm mạnh ( 75% ). Thay vào đó, lượng tôm đông lạnh tăng nhẹ lên gần 10%.
Sau khi tiếp tục giảm vào năm 2008, cùng với sự phục hồi của kinh tế toàn cầu,