Những khía cạnh văn hóa

Một phần của tài liệu Luận văn kinh doanh quốc tế phân tích thị trường úc và chiến lược thâm nhập thị trường (Trang 40)

Khoảng cách quyền lực

Theo phân tích của Geert Hofstede, chỉ số khoảng cách quyền lực (PDI) của Australia là 36, tương đối thấp so với mức trung bình của thế giới là 55.

Lẫn tránh rủi ro

Chỉ số lẩn tránh rủi ro (UAI) của Australia là 43, tương đối thấp so với thế giới là 71. Điều này có nghĩa là ở Australia, người ta sẵn lòng để đương đầu với rủi ro.

Chủ nghĩa cá nhân

Chỉ số nghĩa cá nhân (IDV) cho Australia là 90, số điểm cao thứ hai của bất cứ quốc gia nào trong cuộc khảo sát của Hofstede, phía sau bảng xếp hạng Mỹ là 91, cao hơn rất nhiều so với bình quân thế giới là 43 điểm.

Sự cứng rắn

Chỉ số cứng rắn (MAS) của Australia là 61 cao hơn so với bình quân thế giới là 50. Điều này dẫn chứng cho thấy mặc dù đất nước Australia tôn trọng quyền bình đẳng nhưng xét về khía cạnh quản lý, người dân vẫn thích được nam quản lý nhiều hơn so với nữ quản lý.

CHƯƠNG 5

Phương thức thâm nhập hàng Việt Nam vào thị trường Australia

Như ta đã phân tích môi trường vĩ mô của Australia, ta có thể thấy rằng để xâm nhập thị trường này, Việt Nam sẽ phải vượt qua nhiều thách thức và cơ hội bằng cách tận dụng những điểm mạnh của mình trên cơ sở khắc phục những khuyết điểm một cách tốt nhất.

Khó khăn thứ nhất đó là thị hiếu, phong cách tiêu dùng, ngôn ngữ, văn hoá kinh doanh của mỗi nước, mỗi vùng khác nhau. Nhiều mặt hàng mới của Việt Nam có triển vọng thâm nhập vào thị trường Australia như nhựa gia dụng, đồ gỗ, hàng may mặc, hải sản, … Tuy nhiên, khi xuất khẩu những mặt hàng này, Việt Nam cần phải biết rằng đối với những nhà cung cấp mới và mặt hàng mới, các nhà tiêu thụ ở Australia đã quen với tập quán là được giảm giá khoảng 5% so với giá thị trường. Đây thực sự là thách thức lớn nhất đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam, vì hàng của Việt Nam thường đắt hơn hàng cùng loại của Trung Quốc trên thị trường Australia.

Khó khăn thứ 2 là thị trường Australia có nhiều quy định kỹ thuật khá khắt khe với mục đích là bảo vệ tốt nhất sức khoẻ con người, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững... Đối với các mặt hàng lương thực thực phẩm, các chuyên gia thương mại cảnh báo rằng, Australia là một nước có tiêu chuẩn về vệ sinh và kiểm dịch rất nghiêm ngặt, nên các nhà xuất khẩu của Việt Nam cần hết sức thận trọng để không bị đình chỉ nhập khẩu và không bị “bất tín” với khách hàng. Ngoài ra, Australia còn áp dụng nhiều biện pháp tự vệ và chính sách bảo hộ, chống bán phá giá. Và cũng như tất cả các quốc gia trên thế giới, Australia lập ra các hàng rào thương mại nhằm mục đích hạn chế nhập khẩu.

Từ năm 2005, hàng may mặc và giày dép của Việt Nam xuất khẩu sang Australia sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn với hàng của Trung Quốc do Australia sẽ bãi bỏ hạn ngạch đối với hai nhóm hàng này của Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Luận văn kinh doanh quốc tế phân tích thị trường úc và chiến lược thâm nhập thị trường (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w