KẾT QUẢ TRỒNG LƯU GIỮ GIỐNG CÁC LOÀI KIM GIAO NÚI ĐẤT, SẾN MẬT, GÙ HƯƠNG

Một phần của tài liệu xây dựng vườn lưu trữ giống các loài kim giao núi đất ( nagaeia wallichiana c presl), sến mật (madhuca pasquier dubard h j) và gù hương (cinamomum balancae lecomte) ở vườn quốc gia tam đảo (Trang 29)

a. Sinh trưởng của tầng cây cao trong lâm phần rừng tự nhiên có loài Kim giao phân bố.

KẾT QUẢ TRỒNG LƯU GIỮ GIỐNG CÁC LOÀI KIM GIAO NÚI ĐẤT, SẾN MẬT, GÙ HƯƠNG

KIM GIAO NÚI ĐẤT, SẾN MẬT, GÙ HƯƠNG III.1. Loài Sến mật

III.1.14. Kỹ thuật trông

Trồng trong khoảng tháng ba đến tháng năm trong năm, vào những ngày râm mát hoặc có mưa; Trồng dưới tán rừng hoặc nơi có cây che bóng, trên đất còn tốt; Trước khi trồng, phát dọn theo rạch hoặc quanh hố với đường kính 1m; Hố đào kích cỡ 40x40x40cm hoặc 50x50x50cm, bón lót 0,5kg phân chuồng hoai mục và 0,1kg supe lân cho mỗi hố; Mật độ trồng: 1.500 cây/ha, cự ly 4x4m; Cách trồng: Mỗi hố đặt cây, lấp đất đầy, giậm chặt rồi tiếp tục lấp cao hơn miệng hố 4-5cm; Chăm sóc: 2 lần/năm, phát cây cỏ xâm lấn và vun xới quanh gốc đường kính 0,5m, kết hợp bón phân NPK.

III.1.15. Kết quả trông

Để nghiên cứu khả năng sinh trưởng của loài Sến mậtg dưới tán rừng tái sinh của khu vực Vườn thực vật. Chúng tôi đã tiến hành trồng 1.500 cây theo cách thức đã trình bày như trên. Cây con đem trồng có chiều cao 25 - 30cm, khỏe mạnh, trước khi trồng một tháng đã được đảo bầu, cây được trồng vào tháng 03/2013. Sau đó theo dõi và thu thập số liệu tại các thời điểm 03 tháng, 06 tháng và 09 tháng.

Kết quả thu được tại thời điểm 09 tháng sau khi trồng như sau: Tỷ lệ cây sống là 86,00%, chiều cao chồi chính trung bình đạt 15,22±1,16cm, tỷ lệ cây có từ hai chồi trở lên là 51,16%, một số cây đã xuất hiện chồi cấp 2 (9,30%). Từ đó, có thể kết luận rằng, tỷ lệ sống của cây Sến mật trồng tại khu vực rừng tái sinh của Vườn thực vật tương đối cao, cây sinh trưởng bình thường,… Điều này cho thấy, có thể bảo tồn và

lưu giữ giống của loài Sến mật tại Vườn thực vật. Số liệu cụ thể của quá trình theo dõi được trình bày tại bảng 6:

Bảng 6: Sự sinh trưởng và phát triển của Sến mật Thời gian

Chỉ tiêu

Sau 03 tháng Sau 06 tháng Sau 09 tháng

Tỷ lệ cây sống (%) 94,00 86,00) 86,00

Chiều cao chồi chính (cm) 9,91±1,53 12,63±1,17 15,22±1,16 Số chồi/cây 1 chồi/(tỷ lệ %) 41/(87,23) 29/(67,44) 21/(48,84) 2 chồi/(tỷ lệ %) 6/(12,77) 12/(27,91) 17/(39,53) >2 chồi/(tỷ lệ %) 0/(0,00) 2/(4,65) 5/(11,63) Sự ra chồi cấp 2/(tỷ lệ %) 0/(0,00) 3/(6,98) 4/(9,30) Sự ra hoa quả/(tỷ lệ %) 0/(0,00) 0/(0,00) 0/(0,00)

III.2. Loài Gù hương III.1.16. Kỹ thuật trông

Trồng trong khoảng tháng ba đến tháng năm trong năm, vào những ngày râm mát hoặc có mưa; Trồng dưới tán rừng hoặc nơi có cây che bóng, trên đất còn tốt; Trước khi trồng, phát dọn theo rạch hoặc quanh hố với đường kính 1m; Hố đào kích cỡ 40x40x40cm hoặc 50x50x50cm, bón lót 0,5kg phân chuồng hoai mục và 0,1kg supe lân cho mỗi hố; Mật độ trồng: 1.500 cây/ha, cự ly 4x4m; Cách trồng: Mỗi hố đặt cây, lấp đất đầy, giậm chặt rồi tiếp tục lấp cao hơn miệng hố 4-5cm; Chăm sóc: 2 lần/năm, phát cây cỏ xâm lấn và vun xới quanh gốc đường kính 0,5m, kết hợp bón phân NPK.

III.1.17. Kết quả trông

Số lượng cây Gù hương giống được trồng tại Vườn thực vật là 1.500 cây theo cách thức đã được trình bày như trên. Các cây con đem trồng khỏe mạnh, cao 20 - 25cm, có 5 - 6 cặp lá, bộ rễ phát triển đầy đủ, không bị sâu bệnh. Cây được trồng vào tháng 03/2013. Số liệu về sự sinh trưởng và phát triển của Gù hương được thu thập vào các thời điểm 03 tháng, 06 tháng, 09 tháng sau khi trồng. Các số liệu được trình bày cụ thể tại bảng 7:

Thời gian Chỉ tiêu

Sau 03 tháng Sau 06 tháng Sau 09 tháng

Tỷ lệ cây sống (%) 71,55 63,79 56,90

Chiều cao chồi chính (cm) 22,74±2,37 37,23±2,72 48,24±1,84 Số chồi/cây 1 chồi/(tỷ lệ %) 41/(49,40) 19/(25,68) 13/(19,70 2 chồi/(tỷ lệ %) 27/(32,53) 38/(51,35) 32/(48,48) >2 chồi/(tỷ lệ %) 15/(18,07) 17/(22,97) 21/(31,82) Sự ra chồi cấp 2/(tỷ lệ %) 18/(21,69) 39/(52,70) 52/(78,79) Sự ra hoa quả/(tỷ lệ %) 0/(0,00) 0/(0,00) 0/(0,00)

Tại thời điểm 09 tháng sau khi trồng, tỷ lệ sống của cây là 56,90%; chiều cao chồi chính trung bình đạt 48,24±1,8cm; số cây có từ 3 chồi trở lên là 31,82%; tỷ lệ cây xuất hiện chồi cấp 2 là 78,79%. Ngoài ra, chúng tôi chưa nhận thấy sự ra hoa, kết quả ở cây Gù hương khi trồng tại Vườn thực vật.

Mặc dù số lượng cây giống không nhiều cũng như thử nghiệm chưa được lặp lại nhiều lần ở các thời điểm khác nhau. Nhưng bước đầu khẳng định, có thể bảo tồn loài Gù hương trong điều kiện sống của khu vực Vườn thực vật. Tuy nhiên, các quan sát thực tế cho thấy, nhiều cây sau khi trồng có hiện chết do bị mối xông. Do vậy, trong tương lai cần có các thử nghiệm khác để tìm hiểu về chất lượng cây giống, các yếu tố sinh thái, sâu bệnh hại,… nhằm nâng cao khả năng bảo tồn của Gù hương dưới tán rừng.

III.2. Loài Kim giao núi đất III.2.1. Kỹ thuật trông

Trồng trong khoảng tháng ba đến tháng năm trong năm, vào những ngày râm mát hoặc có mưa; Trồng dưới tán rừng hoặc nơi có cây che bóng, trên đất còn tốt; Trước khi trồng, phát dọn theo rạch hoặc quanh hố với đường kính 1m; Hố đào kích cỡ 40x40x40cm hoặc 50x50x50cm, bón lót 0,5kg phân chuồng hoai mục và 0,1kg supe lân cho mỗi hố; Mật độ trồng: 1.500 cây/ha, cự ly 4x4m; Cách trồng: Mỗi hố đặt cây, lấp đất đầy, giậm chặt rồi tiếp tục lấp cao hơn miệng hố 4-5cm; Chăm sóc: 2 lần/năm, phát cây cỏ xâm lấn và vun xới quanh gốc đường kính 0,5m, kết hợp bón phân NPK.

III.2.2. Kết quả trông

Số cây được trồng thử nghiệm tại Vườn thực vật là 1.500 cây, cây giống đem trồng có bộ rễ phát triển, không sâu bệnh, không cụt ngọn, chiều dài thân từ 20 - 30cm. Thời điểm trồng vào tháng 03/2013, theo cách thức đã được trình bày như trên.

Số liệu về sự sinh trưởng và phát triển của Kim giao núi đất được thu thập vào các thời điểm 03 tháng, 06 tháng, 09 tháng sau khi trồng. Số liệu theo dõi sau khi trồng của loài này, được trình bày cụ thể tại bảng 8:

Bảng 8: Sự sinh trưởng và phát triển của Kim giao núi đất Thời gian

Chỉ tiêu

Sau 03 tháng Sau 06 tháng Sau 09 tháng

Tỷ lệ cây sống (%) 95,70 95,70 95,70

Chiều dài chồi chính (cm) 5,63±2,24 13,52±2,12 17,37±1,73 Số chồi/cây 1 chồi/(tỷ lệ %) 21/(23,60) 14/(15,73) 11/(12,36) 2 chồi/(tỷ lệ %) 42/(47,19) 38/(42,70) 29/(32,58) >2 chồi/(tỷ lệ %) 26/(29,21) 37/(41,57) 49/(55,06) Sự ra chồi cấp 2/(tỷ lệ %) 41/(46,07) 63/(70,79) 77/(86,52) Sự ra hoa quả/(tỷ lệ %) 0/(0,00) 0/(0,00) 0/(0,00)

Thực tế cho thấy, Kim giao núi đất là loài tương đối dễ sống, tuy nhiên để cho cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt thì cây cần được trồng tại ở môi trường có độ ẩm cao và râm mát. Tại thời điểm 18 tháng sau khi trồng, tỷ lệ sống của cây Kim giao núi đất là 95,70%; chiều cao chồi chính trung bình của cây trồng là 17,37±1,73cm; số cây trồng có từ 3 chồi trở lên là 55,06%; tỷ lệ cây trồng xuất hiện chồi cấp 2 là 86,52%. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi chưa nhận thấy sự ra hoa của cây trồng.

Trong tương lai, các loài cây được gây trồng tại đây sẽ tạo nên vườn giống đóng vai trò nguồn cung cấp vật liệu giống, cây giống cho các chương trình tái tạo vốn rừng; cũng như các chương trình xây dựng, mở rộng các mô hình bảo tồn, phát triển cây có giá trị kinh tế nhằm đáp ứng các mục tiêu kinh tế - xã hội của vùng đệm.

Một phần của tài liệu xây dựng vườn lưu trữ giống các loài kim giao núi đất ( nagaeia wallichiana c presl), sến mật (madhuca pasquier dubard h j) và gù hương (cinamomum balancae lecomte) ở vườn quốc gia tam đảo (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w