Từ kết quả Bảng 3.5 cho thấy, ở thời điểm 12 TSKCX thì các liều chiếu xạ tia gamma khác nhau đã tạo ra các dạng hình thái lá khác biệt rất rõ với 7 dạng biến dị. Dạng 1: lá dài, ít xẻ thùy và xẻ thùy sâu; dạng 2: lá nhỏ, dày, ít gân và không xẻ thùy; dạng 3: lá tròn, không xẻ thùy; dạng 4: lá dài và lá bị cuốn lại; dạng 5: lá nhỏ, ít xẻ thùy; dạng 6: lá dày, gân to, gân nổi rõ; dạng 7: lá tròn, dày (Hình 3.2). Các liều chiếu xạ 10, 20, 30 và 40 Gy cho nhiều dạng biến dị hình thái lá. Liều chiếu 30 Gy có tổng tỷ lệ các dạng biến dị hình thái lá cao nhất là 58,4%, trong 6 dạng hình thái biến dị thì hình thái 4 có tỷ lệ biến dị cao nhất 41%. Dạng biến dị phổ biến nhất là dạng hình thái 4: lá dài và bị cuốn lại với tỷ lệ biến dị là 64,9%. Liều chiếu xạ 50 Gy có tổng tỷ lệ biến dị hình thái lá thấp nhất, và có ít dạng biến dị với 3 dạng hình thái so với các liều chiếu 10, 20, 30, 40 Gy có 6 dạng hình thái. Theo Bal & Abak (2007), ở cây cà chua, các dạng đột biến khác nhau có thể được xác định rõ dựa trên kiểu hình của nó. Phần lớn là các thay đổi về hình dạng, kích thước, màu sắc và sự phân bố hệ gân của lá cũng như chiều cao cây và số lượng trái trên cây. Trong thí nghiệm này, các dạng biến dị được ghi nhận dựa trên những thay đổi về hình thái lá.
22
Bảng 3.5 Ảnh hưởng của liều chiếu xạ lên tỷ lệ cây có biến dị hình thái lá (%) ở 12 tuần sau khi chiếu xạ
Liều chiếu xạ (Gy) Các dạng biến dị Tổng số (%) 1 2 3 4 5 6 7 10 1,6 0,3 0,3 15,1 - 2,8 2,2 22,3 20 4,4 - 0,4 8,0 0,4 0,8 0,4 14,4 30 8,4 1,2 3,6 41 2,4 1,8 - 58,4 40 2,4 - 1,6 0,8 4,0 4,0 0,8 13,6 50 1,6 - - - 6,4 3,2 - 11,2 Tổng các dạng 18,4 1,5 5,9 64,9 13,2 12,6 3,4 Ghi chú
Hình thái 1: lá dài,ít xẻ thùy,xẻ thùy sâu. Hình thái 2: lá nhỏ,dày,ít gân, không xẻ thùy. Hình thái 3: lá tròn, không xẻ thùy.
Hình thái 4: lá dài, lá bị cuốn lại. Hình thái 5: lá nhỏ,ít xẻ thùy. Hình thái 6: lá dày, gân to,gân nổi rõ. Hình thái 7: lá tròn, dày.
Kết quả thí nghiệm cho thấy, tia gamma từ 10-50 Gy đã làm tăng tỷ lệ mô sẹo chết, nghiệm thức 40 Gy có tỷ lệ mô sẹo chết nhiều nhất là 78,3%. Tỷ lệ mô sẹo tái sinh chồi và chiều cao chồi bị giảm khi tăng liều chiếu xạ, chứng tỏ tia gamma ảnh hưởng đến quá trình tái sinh chồi và chiều cao chồi. Phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lê Ngọc Hoa (2012), cho thấy tỷ lệ tái sinh chồi từ mô sẹo và chiều cao chồi ở nghiệm thức đối chứng cao nhất và thấp nhất ở nghiệm thức 40 Gy. Liều chiếu xạ 30 Gy có tỷ lệ biến dị cao nhất đạt 58,4% và dạng hình thái 4 là dạng biến dị thường gặp nhất. Tóm lại, tia gamma ảnh hưởng đến quá trình tái sinh chồi, tỷ lệ mô sẹo chết, sự sinh trưởng và tạo biến dị của chồi tái sinh.
23
a thấy…
Đối chứng Hình thái 1 Hình thái 2
Hình thái 3 Hình thái 4 Hình thái 5
Hình thái 6 Hình thái 7
24