Chiều cao chồi

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng tái sinh chồi, sự sinh trưởng và tạo biến dị của chồi cà chua sau khi chiếu xạ tia gamma (Trang 34)

Kết quả Bảng 3.4 cho thấy, tại thời điểm 3 TSKCX, nghiệm thức đối chứng có chiều cao chồi cao nhất và khác biệt có ý nghĩa ở mức 1% so với các nghiệm thức có chiếu xạ. Ở thời điểm 4 TSKCX, có sự gia tăng chiều cao chồi giữa các nghiệm thức, nghiệm thức không xử lý tia gamma có chiều cao chồi cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% so với các nghiệm thức không xử lý tia gamma, nghiệm thức 40 và 50 Gy có chiều cao chồi thấp nhất (0,5 cm) nhưng không khác biệt thống kê so với nghiệm thức 20 Gy.

21

Ở 5 và 6 TSKCX, chiều cao chồi có sự gia tăng ở tất cả các nghiệm thức. Trong đó, nghiệm thức không xử lý có chiều cao chồi cao nhất cho đến 6 TSKCX (2,1 chồi), khác biệt ý nghĩa ở mức 1% so với các nghiệm thức xử lý tia gamma từ 10-50 Gy. Kết quả cho thấy chiều cao chồi giảm khi tăng liều chiếu xạ. Phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lê Ngọc Hoa (2012), nghiệm thức đối chứng có chiều cao chồi cao hơn các nghiệm có chiếu xạ tia gamma và liều chiếu 40 Gy có chiều cao chồi thấp nhất.

Bảng 3.4 Ảnh hưởng của liều chiếu xạ lên chiều cao chồi ở 3, 4, 5, 6 tuần sau khi chiếu xạ

Liều chiếu xạ (Gy)

Tuần sau khi chiếu xạ

3 4 5 6 0 1,0 a 1,2 a 1,6 a 2,1 a 10 0,7 b 0,9 b 1,1 b 1,5 b 20 0,5 d 0,6 d 0,7 cd 0,7 cd 30 0,6 c 0,7 c 0,8 c 0,9 c 40 0,5 d 0,5 d 0,6 d 0,6 d 50 0,5 d 0,5 d 0,6 d 0,6 d F ** ** ** ** CV (%) 7,0 11,2 18,1 15,0

Ghi chú:Các số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan; (**): khác biệt có ý nghĩa 1%.

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng tái sinh chồi, sự sinh trưởng và tạo biến dị của chồi cà chua sau khi chiếu xạ tia gamma (Trang 34)