2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế- xãhội huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An hội huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An
Thanh Chương là một huyện miền núi được thành lập từ năm 1729 khi chúa Trịnh Giang lên ngôi ( trước đó mang tên huyện Thanh Giang từ năm 1233), phía bắc giáp huyện Đô Lương và Anh Sơn, phía nam giáp huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh, phía đông giáp huyện Nam Đàn, phía tây giáp Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào có đường biên giới dài 53 km.
Diện tích tự nhiên của huyện là 1 128,8km2, toàn huyện chia làm 39 xã và 1 thị trấn; trong đó có 6 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn, 25 xã miền núi và 9 xã đồng bằng.
Nền kinh tế Thanh Chương đang từng bước phá thế độc canh, song tỷ trọng thu nhập chủ yếu vẫn từ kinh tế nông nghiệp. Phát triển đa dạng sản phẩm hàng hoá và quy mô sản xuất, quy mô hộ gia đình và nhóm hộ gia đình gắn với nông nghiệp nông thôn. Khôi phục và đầu tư chiều sâu cho du lịch, các ngành nghề truyền thống, ưu tiên phát triển sản xuất VLXD, sơ chế, chế biến nông lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng.
Thanh Chương là huyện kinh tế phát triển chậm do vậy ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của ngành giáo dục địa phương. Tuy một số đơn vị đã được công nhận đạt phổ cập giáo dục MN nhưng công tác duy huy động trẻ đạt phổ cập vẫn là điều khó khăn cho ngành giáo dục Thanh Chương. Trong những năm gần đây, chất lượng giáo dục đang có những chuyển biến tốt, chất lượng đại trà ngày một nâng lên, số bé khoẻ, bé ngoan ngày càng
tăng, học sinh đỗ vào các trường Cao đẳng, Đại học năm sau đều cao hơn năm trước.
2.2. Thực trạng giáo dục MN của huyện Thanh Chương
2.2.1. Tình hình chung về phát triển giáo dục huyện Thanh Chươngtỉnh Nghệ An tỉnh Nghệ An
- Thuận lợi.
Giáo dục Thanh Chương được soi sáng của nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; Đại hội Đảng bộ huyện Thanh Chương lần thứ XXIX, Nghị quyết TW2 khoá IX về chiến lược phát triển GD-ĐT trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Nhận thức của toàn Đảng, toàn dân và đội ngũ các thầy cô giáo về tầm quan trọng của GD-ĐT tiếp tục được nâng cao. Huyện uỷ, UBND đã có nhiều chủ trương, chính sách tăng cường đầu tư cho GD-ĐT của huyện thông qua việc quan tâm đầu tư CSVC trường học, quan tâm hơn đến đời sống đội ngũ GV, có chính sách thu hút GV về công tác, đặc biệt là các xã có nền kinh tế đặc biệt khó khăn.
- Khó khăn.
CSVC vẫn còn là một trong những vấn đề khó khăn của ngành giáo dục, toàn huyện có 400 lớp mầm non trong đó vẫn còn 67 phòng học tạm, học nhờ. Thiếu diện tích sân chơi, đồ dùng đồ chơi ngoài trời. Thiết bị trường học phần nhiều lạc hậu, thiếu. Thiếu các phòng chức năng.
GV hợp đồng lương thấp, chưa yên tâm công tác, xa nhà, điều này ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giảng dạy. Còn bộ phận GV chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.
Cơ chế chính sách xã hội, nhận thức của một bộ phận và cán bộ nhân dân còn bất cập so với yêu cầu cấp thiết của sự nghiệp GD-ĐT: chế độ thu hút đối
với giáo viên về công tác tại các khu vực đặc biệt khó khăn còn rất hạn chế, điều kiện tối thiểu cho đời sống GV ở các khu vực này còn thiếu thốn. Trình độ dân trí còn lạc hậu, nhân dân chưa quan tâm đúng mức tới việc học tập của con em trong gia đình.
2.2.2. Chất lượng giáo dục MN
* Về quy mô trường lớp
Trải qua gần 25 năm đổi mới, cùng với sự tiến bộ của giáo dục cả nước, sự nghiệp giáo dục của tỉnh Nghệ An nói chung và huyện Thanh Chương nói riêng ngày càng được phát triển vững chắc. Hệ thống trường, lớp được xây dựng phân bố rộng khắp toàn huyện, đáp ứng được yêu cầu học tập của nhân dân.
Năm học 2011-2012 toàn huyện có 41 trường MN; Trong đó có 34 trường hạng 1; 7 trường hạng 2. Tổng số nhóm, lớp: 400; tổng số học sinh: 10 114 cháu ở cả 2 độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo, thực hiện đúng chủ trương của Bộ giáo dục Đào tạo là không để HS phải đi học xa quá 5-7 km vì vậy xã nào trong huyện cũng có một trường MN, riêng xã Thanh Đức còn có 2 trường mầm non. Toàn huyện có 1 trường MN trọng điểm chất lượng cao.
Bảng 1: Về quy mô lớp học, số lượng học sinh trong toàn huyện năm học 2011-2012
TT Trường Số lớp Số học sinh TS NT MGB MGN MG L TS Nữ NT MGB MGN MGL 1 Cát Văn 9 2 2 2 3 229 97 40 60 51 78 2 Phong Thịnh 9 2 2 2 3 238 99 38 68 56 76 3 Thanh Nho 10 3 2 2 3 253 101 56 64 53 80 4 Thanh Hoà 10 3 2 2 3 255 100 56 65 54 80 5 Thanh Đức 1 9 2 2 2 3 238 98 38 66 53 81 6 Thanh Đức 2 10 3 2 2 3 256 102 58 62 61 75 7 Hạnh Lâm 10 3 2 2 3 259 101 57 62 60 80
TT Trường Số lớp Số học sinh TS NT MGB MGN MG L TS Nữ NT MGB MGN MGL 9 Thanh Mỹ 9 2 2 2 3 231 107 40 58 57 76 10 Thanh Liên 10 3 2 2 3 260 106 64 64 60 72 11 Thanh Tiên 9 2 2 2 3 230 115 38 62 51 79 12 Thanh Lĩnh 10 2 3 2 3 239 102 38 70 57 74 13 Thanh Hương 10 2 3 2 3 245 101 35 74 58 78 14 Hương Tiến 9 2 2 2 3 234 103 38 60 60 76 15 Thanh Thịnh 11 3 2 3 3 259 104 57 58 70 74 16 Thanh An 10 3 2 2 3 251 100 54 61 61 75 17 Thanh Chi 9 2 2 2 3 234 98 37 62 61 74 18 Thanh Khê 10 3 2 2 3 241 99 54 61 60 76 19 Thanh Thủy 12 3 3 3 3 286 110 71 68 71 76 20 Võ Liệt 9 2 2 2 3 255 108 55 62 59 79 21 Thanh Long 9 2 2 2 3 232 106 37 60 60 75 22 Thanh Hà 10 2 2 3 3 256 107 60 51 66 79 23 Thanh Tùng 9 2 2 2 3 229 99 30 60 61 78 24 Thanh Giang 9 2 3 2 2 229 106 26 68 59 76 25 Thanh Mai 9 2 2 2 3 225 101 36 58 56 75 26 Đặng T Mai 10 2 3 2 3 223 101 37 58 58 70 27 Thanh Lâm 9 2 2 2 3 239 103 42 62 59 76 28 Thanh Hưng 8 2 2 2 2 233 100 46 59 50 78 29 Thanh Văn 11 3 3 2 3 263 112 54 69 60 80 30 Thanh Tường 11 3 2 3 3 266 122 57 58 74 77 31 Thanh Phong 10 3 2 2 3 254 108 55 60 61 78 32 Thị Trấn 13 4 3 3 3 295 106 76 70 71 78 33 Thanh Đồng 10 3 2 2 3 253 110 54 60 60 79 34 Đồng Văn 9 2 2 2 3 253 104 45 68 68 72 35 Thanh Ngọc 11 3 2 3 3 272 112 57 69 72 74 36 Ngọc Sơn 10 3 2 2 3 251 105 54 62 61 74 37 Xuân Tường 9 2 2 2 3 234 110 42 55 60 77
TT Trường Số lớp Số học sinh TS NT MGB MGN MG L TS Nữ NT MGB MGN MGL 38 Thanh Dương 11 3 2 3 3 253 110 54 56 68 75 39 Thanh Lương 11 3 3 2 3 251 108 55 61 60 75 40 Thanh Yên 9 2 2 2 3 234 115 43 56 59 76 41 Thanh Khai 9 2 3 2 2 240 108 37 65 61 77 Tổng cộng 400 101 91 89 11 9 10114 7651 1963 2543 2469 3139
* Số lượng, chất lượng học sinh
Trải qua gần 25 năm đổi mới, giáo dục MN Thanh Chương đã đạt được sự phát triển tương đối vững chắc, bước đầu đi vào ổn định đáp ứng được nhu cầu của nhân dân huyện Thanh Chương, số lượng học sinh tăng ổn định, chất lượng đội ngũ, chất lượng chăm sóc giáo dục các cháu ngày càng được nâng cao; Tỷ lệ trẻ được tổ chức ăn ở bán trú ngày càng cao.
- Về số lượng học sinh qua các năm học.
Bảng 2: Số lượng học sinh MN huyện Thanh Chương qua 6 năm học
Năm học 2006-2007 2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012
Số HS 12 894 12 201 11 657 11 123 10 678 10 114
(Nguồn: Nghiệp vụ MN – Phòng GD-ĐT huyện Thanh Chương)
Số liệu trong bảng trên cho thấy, số HS MN từ năm học 2006-2007 cho đến năm học 2011-2012 có chiều hướng giảm xuống và đi vào ổn định.
Về sự phân bố học sinh MN trên toàn huyện: số HS MN tập trung nhiều nhất ở các vùng kinh tế phát triển, địa bàn lớn và các xã có truyền thống hiếu học như: Thị Trấn, Đồng Văn, Thanh Thuỷ, Thanh Lĩnh...các xã có số lượng HS ít nhất là Thanh Hòa, Thanh Tường, Thanh Long...Theo số liệu điều tra phổ cập MN, tốc độ phát triển số lượng HS MN tương đương so với tốc độ
phát triển dân số trong độ tuổi từ 0 - 5 tuổi. Điều này chứng tỏ nhu cầu học tập của con em huyện Thanh Chương ngày càng tăng mạnh.
-Về chất lượng giáo dục.
Chất lượng GD-ĐT bậc học MN ngày càng tăng, số học sinh 5 tuổi xếp loại khá giỏi qua khảo sát đánh giá trẻ 5 tuổi theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi ngày càng cao, kết quả HS được công nhận hoàn thành chương trình phổ cập cho trẻ 5 tuổi hàng năm đều đạt trên 98%. Tỷ lệ bé khoẻ, bé ngoan bình quân đạt > 90%; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm từ 2006-2007 là 13,5% xuống năm 2011-2012 còn 8,9 %.
Bảng 3:Chất lương chăm sóc giáo dục trẻ trong những năm gần đây:
Năm học 2006-2007 2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành phổ cập 98,2 99,5 99,0 100 99,8 99.8 Tỷ lệ bé ngoan 92 92,5 92 95 94,5 95 Tỷ lệ trẻ bán trú 32 45 54 58 65 74 Tỷ lệ SDD 13,5 13,0 12,3 11,5 10,2 8,9
Như vậy, nhìn chung chất lượng hai mặt giáo dục của bậc MN trong năm năm trở lại đây của huyện Thanh Chương đã có sự chuyển biến đáng kể; chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng được nâng cao; tỷ lệ trẻ ăn ở bán trú tăng nhanh và đặc biệt là 15/15 trường đạt chuẩn quốc gia đều tổ chức ăn ở bán trú 100%