Hoàn thiện chính sách thuế và các ưu đãi tài chính

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP THU hút FDI vào hà nội (Trang 31)

II. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT FDI VÀO HÀ NỘI

2.4.Hoàn thiện chính sách thuế và các ưu đãi tài chính

2. Giải pháp thu hút fdi vào Hà Nội

2.4.Hoàn thiện chính sách thuế và các ưu đãi tài chính

Hoàn chỉnh theo hướng điều chỉnh những bất hợp lý trong chính sách thuế hiện hành, bổ sung các ưu đãi thiết thực, có sức hấp dẫn cao đối với các lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư. Chính sách thuế và cơ chế ưu đãi tài chính là một trong những yếu tố chủ yếu cấu thành tnhs hấp dẫn của môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bởi vậy càn tiếp tục hoàn thiện nó theo hướng đảm bảo tính hệ thống, sự ổn định và phù hợp với các nước trong khu vực, nhanh chóng loại bỏ những hạn chế do chính sách thuế và cơ chế ưu đãi tài chính hiện hành gây ra. Cùng với việc thực hiện các giải pháp trên, Hà Nội phải ban hành nhiều hơn nữa các chính sách ưu đãi về kinh tế - tài chính cho các nhà ĐTNN đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, để khuyến khích họ tăng cường và mở rộng qui mô các dự án. Sau đây là một số biện pháp cụ thể cho công tác hoàn thiện :

Thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập công ty là hai đạo luật thuế được áp dụng trong giai đoạn đầu để đưa hoạt động thu thuế đối với các dự án đầu tư nước ngoài đi vào ổn định. Bộ phận chị trác nhiệm thu thuế cần thực thi tốt hai đaọ luật này, đồng thời nghiên cứu để đề xuất với chính phủ phương hướng bổ sung, sửa đổi cho phù hợp cới quy định của WTO.

Thực hiện nguyên tắc “không hồi tố”, giảm thuế lợi tức xuống 5% và cho phép các doanh nghiệp có vốn FDI có quyền lập quỹ dự phòng, miễn thuế giá trị gia tăng cho các phương tiện vận tải, không phân biệt được sản xuất ở Việt Nam hay nước ngoài và ngyueen, vật liệu nhập ngoại.

Xem xét giảm thuế suất đối với thuế thu nhập doanh nghiệp( hiện tại là 18% xuống còn 25% như một số nước trong khu vực) và tăng mức thu nhập phải chịu thuế đối người nước ngoài( giảm thuế thu nhập cá nhân từ 40% xuống còn 35% để tương đồng với các nước trong khu vực).

Tăng cường ưu đãi tài chính cho các nhà đầu tư thông qua việc áp dụng hệ thống giá hợp lý ( như giá điện, nước, cước vận tải bưu điện, hàng không). Cho phép bên Việt Nam trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nộp thuế chậm, được bảo lãnh để vay vốn góp vào dự án hoặc được liên kết để tăng khả năng tài chính.

Nghiên cứu và ban hành các qui định cụ thể để giải quyết nhanh khâu hoàn thuế cho các nhà đầu tư nước ngoài, tạo thuận lợi cho họ chuyển lợi nhuận về nước và tiến hành góp vốn dễ dàng, khấu trừ khoản thuế đầu vào khi họ mua hàng của các doanh nghiệp trong nước.

Hộ trợ cho các dự án đã được cấp giấy phép đầu tư, bằng cách cho hưởng mức thuế lợi tức mới, giá thuê đất mới và tiếp tục miễn, giảm thuế doanh thu cho những doanh nghiệp thực sự lỗ vốn.

Rà soát lại các chính sách thuế để sửa đổi những bát hợp lý, đảm bảo tính ổn định của các chính sách này, nhằm một mặt nâng cao hiệu lực pháp lí đối với lĩnh vực thuế, mặt khác làm yên tâm các nhà ĐTNN. Xem xét lại 12 sắc thuế từ 0 – 100% cùng với quy định thuế suất theo tỷ lệ nội địa hóa với giá quy định của WTO. Nhanh chóng khắc phục tình trạng thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu, linh kiện cho sản xuất trong nước cao hơn thuế nhập khẩu thành phẩm. Xây dựng quy chế quản lý hoạt động tài chính, ban hành

các chuẩn mực kế toán, kiểm toán phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI hoạt động có hiệu quả.

Hộ trợ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang thực sự gặp khó khăn, thông qua việc tạo điều kiện cho vay tín dụng theo nguyên tắc thuế chấp tài sản thiết bị, nhà xưởng,…

Nhanh chóng ban hành văn bản hướng dẫn doanh nghiệp có vốn ĐTNN phát hành cổ phiếu, trái phiếu để mở rộng quy mô đầu tư. Tạo điều kiện cho một số tập đoàn có nhiều dự án đầu tư, được thành lập công ty quản lý vốn, để đảm bảo cung cấp tài chính đẩy đủ cho việc triển khai hoạt động của các dự án. Các nhà đầu tư được tự do lựa chọn hình thức đầu tư, đối tác đầu tư, ngành nghề đầu tư và linh hoạt xét duyệt việc chuyển đổi các hình thức đầu tư.

Đối với các doanh nghiệp liên doanh sử dụng công nghệ cao, sản xuất hàng xuất khẩu, xây dựng hạ tầng khu công nghiệp gặp khó khăn, cần linh hoạt cho phép họ chuyển đổi sang hình thức doanh nghiệp gặp khó khăn, cần linh hoạt cho phép họ chuyển đổi sang hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, được cổ phần hóa kêu gọi đóng góp vốn đầu tư của nước ngoài

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cổ phần hóa, để tăng vốn phát triển sản xuất kinh doanh. Tăng cường các khuyến khích, hỗ trợ ưu đãi, chủ động thu hút nhiefu hơn nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, dịch vụ thương mại, tài chính tín dụng, không nhất thiết phải ấn định tỷ lệ nguồn vốn, mà cần tranh thủ mọi nguồn vốn cho phát triển kinh tế của Thủ đô. Tăng cường phát triển thị trường vốn, thông qua việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thành lập các công ty cổ phần, công ty quản lý vốn và có cơ chế tạo thuận lợi cho tất cả các doanh nghiệp có nhu cầu được tham gia thị trường chứng khoán. Việc làm này sẽ tạo cho các nhà đầu tư nước ngoài có nhiều cơ hội tham gia đầu tư vào thị trường trong nước, qua đó tăng cường khả năng thu hút FDI.

Cần tận thu các loại phí để thu hồi vốn, những trách tình trạng thu tùy tiện, muốn vậy thành phố phải kịp thời ban hành chính sách thu phí thông nhất chung và khuyến khích các hình thức đầu tư BOT, BTO, BT vào Hà Nội.

Tham gia hợp tác và ký kết các hợp tác thương mại song phương, tạo điều kiện cho các ngân hàng nước ngoài hoạt động thuận lợi, mở rộng việc

tham gia thị trường chứn khoán để khắc phục khó khăn về tài chính cho các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP THU hút FDI vào hà nội (Trang 31)