Phương hướng thu hút fdi trên địa bàn Hà Nội

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP THU hút FDI vào hà nội (Trang 27)

II. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT FDI VÀO HÀ NỘI

1. Phương hướng thu hút fdi trên địa bàn Hà Nội

- Đẩy mạnh hợp tác xúc tiến đầu tư tập chung vào hợp tác kinh tế với thủ đô các nước có nền kinh tế phát triển,nơi tập chung các tập đoàn đầu tư quốc tế.

Với vị thế là một thủ đô của một quốc gia, Hà Nội có nhiều thuận lợi trong việc tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, thương mại với thủ đô cá quốc gia khác trên thế giới. Hầu hết các tập đoàn, các công ty tầm cỡ quốc tế đều có trụ sở hoặc văn phòng đại diện nằm tại thủ đô của nước mình, vì đây thường là nơi khai sinh ra nó và hội tụ các điều kiện thuận lợi cho việc chỉ huy, điều phối mọi hoạt động đến các chi nhánh trực thuộc ở khắp các khu vực trên thế giới. Trong khu vực châu Á, các công ty tập đoàn quốc tế nắm giữ những bí quyết công nghệ tiên tiến, có tiềm lực kinh tế lớn, có nhiều kinh nghiệm đầu tư nước ngoài, phần lớn tập chung ở các quốc gia và lãnh thổ như Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore là những nước có nền văn hóa có nhiều nét tương đồng với Việt Nam. Xây dựng mối quan hệ mật thiết với thủ đô các nước nói trên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp xúc và vận động các công ty, tập đoàn quốc tế đầu tư vào Hà Nội. bên cạnh việc ưu tiên thu hút đầu tư từ các nước trong khu vực châu Á, cần khai thác triệt để nguồn vốn của các công ty, tập đoàn trên thế giới. thông qua ASEM, APEC, WTO Hà Nội có rất nhiều cơ hội để xúc tiến hợp tác với các quốc gia có nền kinh tế phát triển với thủ đô của họ về nhiều mặt, trong đó có lĩnh vực đầu tư.

-Lựa chọn các đối tác đầu tư đáp ứng được với định hướng phát triển kinh tế bền vững và lâu dài của Hà Nội.

Xuất phát từ đặc thù là thủ đô của một nước, song quỹ đất của Hà Nội có thể giành cho việc xây dựng các khu công nghiệp về lâu dài bị hạn chế, do vậy việc lựa chọn đối tác đầu tư cần được cân nhắc kỹ. nên mở rộng cửa chào đón các tập đoàn, công ty tầm cỡ quốc tế, nắm trong tay các bí quyết công

nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn, có khả năng đầu tư trang, thiết bị hiện đại, để không những tạo nên năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu, mà còn giải quyết việc làm và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho một số lượng lớn cán bộ, công nhân. Để các đối tác mà chúng ta lựa chọn bằng long đầu tư vào Hà Nội, các cơ qaun có thẩm quyền cần nghiên cứu, ban hành cơ chế ưu đãi riêng giành cho các đối tác này.

-Thành lập công viên công nghệ cao-kinh tế mở Hà Nội, tăng cường thu hút các loại đầu tư này.

Có ba lý do để thành phố thành lập công viên công nghệ cao kết hợp với kinh tế mở:

Một là: với vị trí địa lý của mình, Việt Nam là cửa ngõ giúp các nước thuộc lưu vực sông Mê Kông thông thương với thế giới bên ngoài. Tại thời điểm hiện nay, các “con rồng” châu Á ( Thái Lan, Singapore, Malaysia) đang có sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng tăng cường phát triển ngành dịch vụ, một số lợi thế so sánh đang giảm dần, đồng thời tình hình chính trị có những biến động( Thái Lan, Indonesia), bởi vậy các nhà đầu tư đầu tư các cơ sở sản xuất công nghiệp công nghệ mới ra các nước khác trong khu vực có tình hình chính trị ổn định. Việc thành lập công viên công nghệ cao – kinh tế mở Hà Nội, có thể đón nhận sự chuyển hướng đầu tư những cơ sở sản xuất công nghiệp công nghệ cao này.

Hai là: mặc dù các khu công nghiệp, khu chế xuất hiện nay chưa được lấp đầy nhưn nó sẽ tiếp tục phát triển trên địa bàn các huyện ngoại thành trong tương lai. Tuy nhiên hoạt động của nó mới chỉ hạn chế ở lĩn vực sản xuất công nghiệp, chưa được mở rộng theo mô hình: công nghệ cao kết hợp thương mại – du lịch- tài chính – ngân hàng – hạ tầng xã hội… công viên công nghệ cao kết hợp kinh tế mở, được thiếp lập theo mô hình trên và có cơ chế hoạt động thông thoáng sẽ hấp dẫn các nhà ĐTNN hơn.

Ba là: công viên công nghệ cao kết hợp kinh tế mở Hà Nội, là địa bàn thích hợp cho việc thí điểm thực hiện cơ chế quản lý mới, theo dõi hoạt động của nó, chúng ta sẽ đúc kết được những kinh nghiệm để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp hơn, giúp cho phát triển các khu công nghiệp của thành phố hiện nay. Cho đến nay, trên thế giới đã xuất hiện mô hình công viên công

nghệ cao ở một số quôc gia ( thung lũng Silic của Mỹ, công viên công nghệ cao Kulim của Malaysia, công viên công nghệ cao Tân Trúc Đài Loan…) thực chất đây là những công viên công nghệ cao thúc đẩy sự ra ddowiwf của các tập đoàn xuyên quốc gia, tạo ra những bước đột biến mới về thành tựu khoa học công nghệ, đẩy nhanh nền công nghiệp của các nước phát triển.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP THU hút FDI vào hà nội (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w