Trình bày hiểu biết cơ bản về các dạng tội phạm trên internet?

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (Trang 31 - 32)

- Quản lý KH Thiết lập nhân sự giao tiếp vs KH

48. Trình bày hiểu biết cơ bản về các dạng tội phạm trên internet?

Tội phạm ảo hay Tội phạm không gian ảo là bất kỳ hành động phi pháp nào liên quan đến một máy vi tính hoặc một mạng lưới máy tính. Máy vi tính được đề cập có thể được dùng như phương tiện trong một hành vi phạm tội, hay có thể là mục tiêu của hành vi phạm tội.

* Các dạng tội phạm trên internet:

- Gian lận trên mạng: là hành vi gian lận làm giả để thu nhập bất chính

VD Một trong những nhân vật lừa đảo có tiếng trên mạng là Teresa Smith, ở Worcester (bang Massachussett), đã dụ dỗ khoảng 300 người mua máy tính qua Internet và đút túi 800.000 USD. Người đàn bà này bị buộc tội gian lận trên web hồi tháng 12/2002 và đang chờ ngày tuyên án.

Trường hợp khác là Raj Trivedi, sống ở San Diego (California), tháng 12/2002 đã bị kết án 3 năm tù vì tội rao bán máy tính, máy quay video xách tay và các thiết bị điện tử "ảo" khác trên mạng. Hơn 700 người trên thế giới đã bị lừa với tổng số tiền lên tới 922.000 USD.

- Các cuộc tấn công Cyber: là các cuộc tấn công điện tử để xâm nhập trái phép trên

Internet vào mạng mục tiêu làm hỏng chương trình, dữ liệu, phần cứng web, các website... VD Cuộc tấn công từ chối dịch vụ 7 tháng 7 năm 2009 là một chuỗi các đợt tấn công ảo với nạn nhân là các trang mạng chính phủ, trang tin tức, trang tài chính có máy chủ đặt tại Hàn Quốc và Mỹ.[1] Cuộc tấn công sử dụng một số lượng lớn botnet—lây nhiễm vào các máy tính—để gửi truy vấn liên tục đến các website nói trên, như một dạng tấn công DDoS.[1] Phần lớn các máy tính bị lợi dụng để tấn công đặt tại Nam Triều Tiên.[2] Số lượng máy tính bị chiếm quyền điều khiển rất lớn; khoảng 20.000 theo thông tin từ Cơ quan tình báo Nam Triều Tiên, khoảng 50.000 từ công ty công nghệ bảo mật Symantec,[3] và hơn 166.000 theo các chuyên viên kỹ thuật người Việt Nam, đã xử lý tệp nhật ký để phát hiện nguồn gốc tấn công.

- Tin tặc: xâm nhập trái phép vào máy tính và mạng máy tính

VD Một cậu bé 12 tuổi sống tại thành phố Montreal của Canada mới đây vừa nhận tội chủ mưu đánh sập một loạt các website của chính phủ và cảnh sát diễn ra vào mùa xuân hồi năm ngoái. Theo tờTorontosun của Canada, cậu bé này thừa nhận đã tấn công các trang web của cảnh sát thành phố Montreal, Viện Y tế công cộng Quebec, website của Chính phủ Chile...Các phương thức tấn công bao

gồm tấn công từ chối dịch vụ (DDOS) khiến cho các trang này không thể truy cập được; khai thác lỗ hổng bảo mật để thâm nhập vào máy chủ; thay đổi các thông tin hiển thị trên trang.

- Những ng bẻ khóa (Crackers): là ng tìm cách bẻ khóa để xâm nhập trái phép vào máy tính hay các chương trình

- Kẻ trộm trên mạng (Sniffer)

VD Sáu người Estonia đã bị bắt vì tội gian lận bằng cách “bẫy" Internet rất tinh vi khiến hàng triệu máy tính trên toàn thế giới bị nhiễm virus cho phép kẻ trộm có thể thao túng lĩnh vực quảng cáo trên Internet trị giá nhiều tỷ USD. Người sử dụng không biết rằng máy tính của họ đã bị xâm nhập hoặc các phần mềm độc hại khiến cho máy của họ dễ bị tổn thương từ một loạt các virus khác.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w