Sau khi đã nhập vào kho chính, thuốc được tồn trữ bảo quản và cấp phát theo sơđồ:
THUỐC Kho chính Kho lẻ CP thuốc BHYT ngoại trú Bệnh nhân ngoại trú Kho lẻ cấp phát thuốc BHYT nội trú Khoa lâm sàng Bệnh nhân nội trú Nhà thuốc BV Phiếu xuất trưởng khoa dược duyệt
Đơn BHYT Duyệt BHYT Phiếu lĩnh thuốc Ds duyệt BS khám kêđơn Y tá thực hiện y lệnh Bán thuốc - Hóa đơn - Kiểm nhập Đường đi của thông tin, nhu cầu Đường đi của thuốc Thuốc thừa, vỏ thuốc Hình 3.15. Sơ đồ cấp phát thuốc tại bệnh viện
- Kho chính xuất thuốc cho kho cấp phát lẻ nội trú, ngoại trú theo kế hoạch của khoa dược, trưởng khoa dược ký duyệt phiếu xuất kho.
- Kho cấp phát lẻ ngoại trú cấp phát thuốc cho bệnh nhân có thẻ BHYT theo đơn của bác sĩ khoa khám bệnh. Năm 2009 toàn huyện có 51 935 thẻ BHYT. năm 2010 có 54 612 thẻ BHYT. Trung bình mỗi ngày cấp phát 169 đơn thuốc.
- Kho cấp phát lẻ nội trú cấp phát thuốc cho các khoa lâm sàng vào buổi sáng (từ
dược sĩ thực hiện 3 kiểm tra 3 đối chiếu, y tá phát thuốc cho bệnh nhân thực hiện 3 kiểm tra 5 đối chiếu. Khoa dược đã triển khai đưa thuốc xuống khoa phòng. Quy trình cấp phát thuốc tới khoa phòng của bệnh viện được thực hiện chặt chẽ
trong từng khâu, đảm bảo việc cấp phát thuốc chính xác.
* Quy trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân nội trú:
Bác sĩ trưởng khoa kí duyệt Bác sĩ khám bệnh kê đơn Y tá tổng hợp viết phiếu lĩnh thuốc Ds trưởng khoa duyệt phiếu lĩnh thuốc Y tá điều dưỡng
chia thuốc cho bệnh nhân Ds khoa dược đưa thuốc đến khoa LS Kho lẻ cấp thuốc nội trú Vỏ thuốc, thuốc thừa
Hình 3.16. Qui trình cấp phát thuốc cho BN nội trú
- Bác sĩ khám bệnh và kê đơn chỉđịnh dùng thuốc vào bệnh án.
- Y tá hành chính tổng hợp thuốc trên bệnh án vào sổ tiêm phát thuốc hàng ngày và viết phiếu lĩnh thuốc.
- Trưởng khoa lâm sàng ký duyệt phiếu lĩnh thuốc khoa được phân công phụ trách.
- Trưởng khoa dược hoặc dược sĩ được ủy quyền kiểm tra chỉ định thuốc cho từng bệnh nhân trên sổ tổng hợp tiêm phát thuốc hàng ngày, đối chiếu thuốc trên sổ tổng hợp với phiếu lĩnh thuốc, ký duyệt phiếu lĩnh thuốc và giao cho dược sĩđược phân công phát thuốc khoa phòng.
- Dược sĩ được phân công phát thuốc khoa phòng tiến hành lĩnh thuốc tại kho lẻ nội trú và đưa thuốc đến giao cho y tá hành chính tại khoa lâm sàng theo phiếu lĩnh thuốc đã được ký duyệt.
- Y tá đóng gói, dán nhãn thuốc cho từng bệnh nhân theo sổ tổng hợp tiêm phát thuốc hàng ngày, giao thuốc và hướng dẫn sử dụng cho từng bệnh nhân, ghi số lượng thuốc vào phiếu công khai thuốc treo ở đầu giường bệnh. Thu hồi vỏ
thuốc gây nghiện, hướng thần (và vỏ các loại thuốc theo quy định riêng của bệnh viện) trả về khoa dược. Thuốc thừa do bệnh nhân chuyển viện hoặc tử vong
được trả lại khoa dược (có phiếu trả lại thuốc kèm theo), trưởng khoa dược xác
định chất lượng thuốc và quyết định nhập kho để tái sử dụng hoặc hủy thuốc. - Việc xây dựng được qui trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân đã tạo được thuận lợi rất nhiều trong việc quản lý thuốc và theo dõi sử dụng thuốc của bệnh nhân.
3.3.2. Quản lý chất lượng thuốc
- Tất cả các loại thuốc nhập kho đều phải có phiếu báo lô, phiếu kiểm nghiệm của cơ sở sản xuất.
- Trước khi nhập kho thuốc được kiểm nhập trong đó có kiểm tra chất lượng bằng cảm quan.
- Hàng quý, cung cấp mẫu thuốc kiểm nghiệm cho trung tâm kiểm nghiệm tỉnh nghệ an.
- Gửi mẫu thuốc yêu cầu kiểm nghiệm khi có nghi vấn về chất lượng.
- Hệ thống kho bảo quản thực hiện áp dụng nguyên tắc tiêu chuẩn “thực hành tốt bảo quản thuốc” GSP vào tháng 4 năm 2009.
- Bệnh viện đã chỉđạo cho khoa dược thực hiện nghiêm túc các qui chế dược chính đặc biệt là qui chế quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần. đã góp phần làm tăng việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn.
3.3.3. Quản lý tồn trữ:
Tồn kho và dự trữ thuốc hợp lý sẽ đảm bảo được mức độ an toàn trong cung ứng. Tồn kho quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho công tác bảo quản, gây tồn đọng nguồn kinh phí của bệnh viện. Tồn kho thấp gây khó khăn cho công tác cung ứng, ảnh hưởng xấu đến việc đáp ứng nhu cầu điều trị. Để đánh giá cơ số tồn kho hợp lý, chúng tôi tiến hành khảo sát giá trị tiền thuốc tồn kho năm 2009 và 2010 thông qua kết quả kiểm kê hàng tháng của khoa dược, so sánh với số tiền thuốc bình quân sử dụng trong một tháng.
Bảng 3.12. Giá trị tiền thuốc dự trữ tồn kho bình quân năm 2009, 2010
Đơn vị: nghìn đồng
Năm Giá trị tiền tồn kho Tibình quân/tháng ền thuốc sử dụng Thời gian dự trữ
(a) (b) =( a)/(b)
2009 608 394 483 325 1,26
2010 719 124 567 003 1,27
Nhu cầu sử dụng thuốc năm sau cao hơn năm trước, Giá trị tiền thuốc tồn kho bình quân cũng tăng hơn năm trước. Thời gian dự trữ tồn kho bình quân/tháng của năm 2009 là 1,26 tháng; thời gian dự trữ tồn kho bình quân/tháng của năm 2010 là 1,27 tháng. Bộ Y tế Hướng dẫn “lượng thuốc tồn kho phải bảo đảm cho nhu cầu sử
dụng của bệnh viện từ 2 đến 3 tháng”, qua khảo sát cho thấy lượng tồn kho bình quân của BVĐKQP so với hướng dẫn của BYT là rất thấp. Tuy nhiên, do điều kiện tài chính của đơn vị hạn hẹp, nguồn kinh phí chủ yếu của BHYT cấp nên bệnh viện phải khắc phục bằng cách mua mỗi tháng một lần để giảm nợ đọng cho nhà thầu, tao thuận lợi cho việc mua bán thuốc.