2.2.3.1. Bài tập có hướng dẫn.
Bài 1: (ĐTTSCĐ – Khối A – 2007)
Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe và Ni.
Khi nhúng vào các cặp kim loại trên vào dung dịch axit số cặp kim loại trong đó Fe bị phá huỷ trước là:
A. 3 B. 1 C. 4 D. 2
Hướng dẫn giải
Dựa vào dãy điện hóa có sự giảm dần tính khử của kim loại sắp xếp như sau:
Zn > Fe > Ni > Sn > Pb.
Fe có tính khử mạnh hơn 3 kim loại đứng sau nó (Ni, Sn, Pb). Mà kim loại nào có tính khử mạnh hơn sẽ bị phá hủy trước. Vậy có 3 cặp kim loại mà ở đó Fe bị phá huỷ trước.
Chọn đáp án A.
Bài 2: Thanh kim loại có chứa Cu, Zn, Fe, Ag. Nhúng thanh kim loại vào dung dịch H2SO4 loãng thì kim loại nào bị ăn mòn trước?
Hướng dẫn giải
Kim loại có tính khử càng mạnh thì khả năng bị ăn mòn càng cao. Trong những kim loại trên thì Zn có tính khử mạnh nhất
=> Zn bị ăn mòn trước tiên. Chọn đáp án C.
Bài 3: Khi cho hỗn hợp gồm Zn và Fe ngâm trong nước biển thì
A. Zn bị ăn mòn hóa học. B. Zn bị ăn mòn điện hóa.
C. Zn và Fe bị ăn mòn điện hóa. D. Zn và Fe bị ăn mòn hóa học.
Hướng dẫn giải
Khi ngâm hỗn hợp gồm Zn và Fe trong nước biển thì sẽ xảy ra sự ăn mòn điện hóa. Lúc này Zn đóng vai trò là cực âm còn Fe đóng vai trò là cực dương và khi đó hình thành nên một pin điện hóa mà ở đó Zn nhường e và bị ăn mòn theo phản ứng: Zn – 2e → Zn2+
Chọn đáp án B.
Bài 4: Đinh sắt bị ăn mòn nhanh nhất trong trường hợp nào sau đây: A. Ngâm trong dung dịch HCl
B. Ngâm trong dung dịch HgSO4
C. Ngâm trong dung dịch H2SO4 loãng
D. Ngâm trong dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm dung dịch CuSO4
Hướng dẫn giải
Các trường hợp A, B, C chỉ xảy ra sự ăn mòn hóa học, khi có phản ứng thì hoặc là khí H2 (trường hợp A và C) hoặc Hg kim loại sẽ bám trực tiếp lên bề mặt thanh Fe ngăn cản sự tiếp xúc giữa Fe và dung dịch phản ứng làm phản ứng diễn ra chậm. Còn trong trường hợp D khi thêm vài giọt dung dịch CuSO4 thì sẽ xảy ra phản ứng:
` Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Cu tạo thành bám vào Fe tạo thành cặp điện cực và Fe bị ăn mòn điện hóa.
Ở cực dương (Cu): H+ bị khử thành H2 thoát ra ở bề mặt của Cu mà không phải ở bề mặt của Fe làm cho Fe bị ăn mòn nhanh hơn, phản ứng xảy ra mạnh hơn.
Chọn đáp án D.
Bài 5: Sắt tây là sắt tráng thiếc nếu lớp thiếc bị xước sâu tới lớp sắt thì kim loại bị ăn mòn trước tiên là:
A. Thiếc B. Sắt
C. Cả hai bị ăn mòn như nhau D. Không kim loại nào bị ăn mòn
Hướng dẫn giải
Khi đó ở chỗ mà lớp thiếc xước sâu vào lớp Fe sẽ hình thành pin điện. Vì Fe có thế khử âm hơn nên đóng vai trò là cực âm và sẽ bị ăn mòn theo phản ứng: Fe – 2e → Fe2+
Chọn đáp án B.
2.2.3.2. Bài tập không có hướng dẫn.
Bài 1: Sự ăn mòn kim loại không phải là: A. Sự khử kim loại
B. Sự oxi hóa kim loại
C. Sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường
D. Sự biến đơn chất kim loại thành hợp chất
Bài 2: Một số hóa chất đựng trên ngăn tủ có khung làm bằng kim loại. Sau một thời gian người ta thấy khung kim loại bị gỉ. Hóa chất nào sau đây có khả năng gây ra hiện tượng trên?
A. Etanol B. Dây nhôm C. Dầu hỏa D. Axit clohidric
Bài 3: Vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta gắn vào mặt ngoài của vỏ tàu biển (phần chìm dưới nước) những khối kẽm. Việc làm này có ý nghĩa gì?
A. Kẽm bị ăn mòn thay cho sắt, giúp bảo vệ vỏ tàu B. Sắt bị ăn mòn thay cho kẽm, giúp bảo vệ vỏ tàu C. Nhằm giữ thăng bằng cho tàu
D. Là một bộ phận bắt buộc của tàu
Bài 4: Một dây phơi gồm một sợi dây đồng nối với một sợi dây thép sau một thời gian ở chỗ nối của hai đoạn dây xảy ra hiện tượng gì?
A. Fe bị ăn mòn B. Cu bị ăn mòn
C. Cả Fe và Cu bị ăn mòn D. Không có hiện tượng gì
Bài 5: [8, 319] (ĐTTSĐHCĐ- khối B- năm 2007).
Có 4 dung dịch riêng biệt: HCl, CuCl2, FeCl3, HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh sắt nguyên chất, số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 0.