Tỷ lệ tổn thương thần kinh quay trên bệnh nhân gãy kín thân xương cánh tay

Một phần của tài liệu Nhận xét lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân gãy kín thân xương cánh tay có tổn thương thần kinh quay (Trang 35)

Chương 4 BÀN LUẬN

4.1.1 Tỷ lệ tổn thương thần kinh quay trên bệnh nhân gãy kín thân xương cánh tay

cánh tay

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ mắc tổn thương thần kinh quay ở bệnh nhân gãy thân xương cánh tay là 22,22%, trong khi đó các nghiên cứu trong nước và trên thế giới chỉ ra tỷ lệ tổn thương thần kinh quay trên bệnh nhân gãy thân xương cánh tay là 1,8%-16% [2] [3] [36] [37].

Nguyễn Giang Lam [2] nghiên cứu 37 bệnh nhân tổn thương thần kinh quay/350 trường hợp gãy xương cánh tay chiếm tỷ lệ 10,5%.

Từ Quốc Hiệu [3] nghiên cứu 8 bệnh nhân tổn thương thần kinh quay /60 trường hợp gãy thân xương cánh tay chiếm tỷ lệ 13,3%.

Sự khác nhau này có thể do số lượng bệnh nhân tổn thương thần kinh quay trong khoảng thời gian nghiên cứu dài, liên quan đến nhiều yếu tố nguy cơ và yếu tố dịch tễ sẽ bàn dưới đây.

4.1.2. Giới

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng tỷ lệ mắc tổn thương thần kinh quay ở nam giới chiếm 85%, nữ giới chiếm 15%. Như vậy số bệnh nhân nam giới cao hơn so với nữ giới rất có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác cũng cho thấy tỷ lệ bệnh nhân nam bị tổn thương thần kinh quay cao hơn so với bệnh nhân nữ. Đỗ Lợi [7] gặp 62 nam và 3 nữ, Võ Văn Châu [5] thống kê 18 nam và 2 nữ. Robert G.Chuinard [32] báo cáo 16 nam và 6 nữ, báo cáo của Stephan Kurt [70] nam giới chiếm 84%.

Sự khác nhau này có lẽ do nam giới phải đảm nhận những vai trò nặng nhọc trong gia đình và xã hội, vì thế mà nam giới bị gãy xương cánh tay nhiều hơn và có nguy cơ bị tổn thương thần kinh quay cao hơn nữ giới.

4.1.3. Tuổi

Các bệnh nhân dược nghiên cứu nằm trong mọi độ tuổi, trong đó độ tuổi hay gặp nhất là độ tuổi lao động ( từ 18-60 tuổi) chiếm tỷ lệ 85%.

Theo báo cáo của Võ Văn Châu [5] trong 2 năm (1996-1998) với 20 trường hợp tổn thương thần kinh quay tuổi bị từ 16-36.

Đỗ Lợi [7] trong 10 năm (1971-1981) nghiên cứu 65 trường hợp tuổi từ 19-45.

Trong báo cáo của Robert G.Chuinard [32] năm 1959 đến 1974 nghiên cứu 22 trường hợp độ tuổi từ 4-61.

Chotigavanich C. [30] năm 1990 nghiên cứu 50 trường hợp tuổi từ 20-50. Xét về lứa tuổi, kết quả của chúng tôi cho thấy lứa tuổi 18-60 là lứa tuổi mắc bệnh nhiều nhất, chiếm tời 85%, kết quả nghiên cứu của Lê Mạnh Sơn [12] và Robert G.Chuinard [32] cũng cho kết quả tương tự.

Đây là lứa tuổi sung sức và có cường độ hoạt động cao dẫn đến các tổn thương do tai nạn xảy ra nhiều nhất. Lứa tuổi này là nguồn lao động chính trong xã hội vì vậy cần được quan tâm, chẩn đoán sớm tránh để lại các di chứng do tổn thương thần kinh quay để lại làm ảnh hưởng đến công việc cũng như gia đình.

Một phần của tài liệu Nhận xét lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân gãy kín thân xương cánh tay có tổn thương thần kinh quay (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w