Năng suất sinh sản của nái Piétrain RéHal và các yếu tố ảnh hưởng 20

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của một số yếu tố đến năng suất sinh sản và sinh trưởng lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi của lợn pietrain réhal nuôi tại xí nghiệp chăn nuôi đồng hiệp hải phòng (Trang 28)

Vật liệu:

144 ổ đẻ của 39 nái Piétrain RéHal phối giống thuần nuôi tại Xí nghiệp Chăn nuôi Đồng Hiệp-Hải Phòng được theo dõi trong thời gian 5 năm từ 2008 – 2012.

Phương pháp:

Thu thập các dữ liệu ghi chép về các chỉ tiêu năng suất sinh sản của đàn lợn nái Piétrain RéHal từ năm 2008 đến năm 2012 của Xí nghiệp Chăn nuôi Đồng Hiệp – Hải Phòng. Các dữ liệu ghi chép năng suất sinh sản của lợn nái bao gồm:

- Nguồn gốc lợn nái (sinh tại Bỉ và tại Việt Nam)

- Kiểu gen của lợn nái (CC và CT: được xác định tại Bộ môn Di truyền – Giống vật nuôi, Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản)

- Ngày sinh của lợn nái

- Ngày phối giống lần đầu của lợn nái - Ngày đẻ các lứa của lợn nái

- Các số liệu năng suất trong từng lứa đẻ của lợn nái (số con đẻ ra, đẻ ra còn sống, cai sữa; khối lượng toàn ổ khi sơ sinh, khi cai sữa; số ngày khối lượng từng cá thể lúc sơ sinh, lúc cai sữa, lúc 60 ngày tuổi)

- Ngày cai sữa của các lứa đẻ của lợn nái

Xử lý bằng phần mềm Excel các dữ liệu trên để xác định các chỉ tiêu năng suất sinh sản, bao gồm:

- Tuổi phối giống lần đầu (ngày) - Tuổi đẻ lứa đầu (ngày)

- Số con đẻ ra/ổ (con)

- Số con đẻ ra còn sống/ổ (con) - Tỷ lệ lợn con sống khi sơ sinh (%) - Số con cai sữa/ổ (con)

- Tỷ lệ lợn con sống đến cai sữa (%) - Khối lượng sơ sinh/ổ (kg)

- Khối lượng cai sữa/ổ (kg) - Thời gian cai sữa (ngày)

Sử dụng phần mềm SAS 9.1 (2002) với thủ tục GLM phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain RéHal với các mô hình thống kê:

- Phân tích tuổi đẻ lứa đầu Yijk = μ + Ti + Gj + εijk

Trong đó, Yijk: giá trị của tính trạng theo dõi được μ: trung bình quần thể

Ti: ảnh hưởng của nguồn gốc thứ i (2 mức: sinh tại Bỉ và tại Việt Nam) Gi: ảnh hưởng của kiểu gen (2 mức CC và CT)

εijk: sai số ngẫu nhiên - Phân tích khoảng cách lứa đẻ

Yijkl = μ + Ti + Lj + Gk+ εijkl

Trong đó, Yijkl: giá trị của tính trạng theo dõi được μ: trung bình quần thể

Ti: ảnh hưởng của nguồn gốc thứ i (2 mức: sinh tại Bỉ và tại Việt Nam)

Lj: ảnh hưởng của lứa đẻ thứ j (5 mức: 2, 3, 4, 5 và từ 6 trởđi) Gk: ảnh hưởng của kiểu gen (2 mức CC và CT)

εijkl: sai số ngẫu nhiên

- Phân tích các tính trạng: số con đẻ ra, đẻ ra còn sống và cai sữa; khối lượng toàn ổ sơ sinh và cai sữa; khối lượng lợn sơ sinh, tỷ lệ sống khi sơ sinh và khi cai sữa; số ngày cai sữa thực tế

Yijklmn = μ + Ti + Lj + Nk + Vl + Gm + εijklmn

Trong đó, Yijklmn: giá trị của tính trạng theo dõi được

μ: trung bình quần thể

Ti: ảnh hưởng của nguồn gốc thứ i (2 mức: sinh tại Bỉ và tại Việt Nam) Lj: ảnh hưởng của lứa đẻ thứ j (6 mức: 1, 2, 3, 4, 5 và từ 6 trởđi) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nk: ảnh hưởng của năm thứ k (5 mức: 2008, 2009, 2010, 2011 và 2012) Vl: ảnh hưởng của vụ (2 mức: hè thu và đông xuân)

Gm: ảnh hưởng của kiểu gen (2 mức CC và CT)

εijklmn: sai số ngẫu nhiên.

Đối với tính trạng khối lượng cai sữa/ổ, do việc cân lợn tại các thời điểm cai sữa không thực hiện cùng một lứa tuổi nên trong các mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng và tính toán các tham số trung bình bình phương nhỏ nhất LSM đối với các tính trạng này, số ngày tuổi thực tế lúc cai sữa được đưa vào như một hiệp phương sai để hiệu chỉnh các giá trị này.

2.2.2 Sinh trưởng ln con t sơ sinh đến 60 ngày tui ca ln Piétrain RéHal và các yếu t nh hưởng

Vật liệu:

1399 lợn sơ sinh, 973 lợn cai sữa và 547 lợn 60 ngày tuổi của lợn Piétrain RéHal nuôi tại Xí nghiệp Chăn nuôi Đồng Hiệp Hải Phòng.

Phương pháp:

Thu thập các dữ liệu ghi chép về các chỉ tiêu sinh trưởng trong giai đoạn từ

sơ sinh đến 60 ngày tuổi của lợn Piétrain RéHal từ năm 2008 đến năm 2012 của Xí nghiệp Chăn nuôi Đồng Hiệp – Hải Phòng. Các dữ liệu ghi chép bao gồm:

- Giới tính của từng cá thể (đực, cái)

- Kiểu gen (CC và CT: được xác định tại Bộ môn Di truyền – Giống vật nuôi, Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản)

- Khối lượng sơ sinh của từng cá thể (kg) - Khối lượng cai sữa của từng cá thể (kg) - Khối lượng 60 ngày tuổi của từng cá thể (kg) - Ngày cai sữa (ngày)

- Ngày cân lợn lúc 60 ngày tuổi

Xử lý bằng phần mềm Excel các dữ liệu trên để xác định các chỉ tiêu tăng khối lượng, bao gồm:

- Tăng khối lượng trung bình hàng ngày từ sơ sinh tới cai sữa (g/ngày/con): Khối lượng cai sữa – Khối lượng sơ sinh Tăng khối lượng từ sơ sinh

tới cai sữa (g/ngày/con) = Số ngày cai sữa

- Tăng khối lượng trung bình hàng ngày từ cai sữa tới 60 ngày tuổi (g/ngày/con):

Khối lượng 60 ngày – Khối lượng cai sữa Tăng khối lượng từ cai sữa

tới 60 ngày (g/ngày/con) = Ngày cân lúc 60 ngày – Ngày cai sữa

Thủ tục GML của phần mềm SAS 9.1 được sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng và tính toán các tham số trung bình bình phương bé nhất LSM, sai số

tiêu chuẩn (SE), so sánh các giá trị trung bình bình phương bé nhất bằng phép thử Tukey HSD. Mô hình thống kê được sử dụng như sau:

Yijklmno = μ + Ti + Lj + Nk + Vl + Gm + TBm + εijklmno

Trong đó, Yijklmno: giá trị của tính trạng theo dõi được

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……… 24 μ: trung bình quần thể

Ti: ảnh hưởng của nguồn gốc thứ i (2 mức: sinh tại Bỉ và tại Việt Nam) Lj: ảnh hưởng của lứa đẻ thứ j (6 mức: 1, 2, 3, 4, 5 và từ 6 trởđi)

Nk: ảnh hưởng của năm thứ k (5 mức: 2008, 2009, 2010, 2011 và 2012) Vl: ảnh hưởng của vụ (2 mức: hè thu và đông xuân)

Gm: ảnh hưởng của kiểu gen (2 mức CC và CT) TBn: ảnh hưởng của tính biệt (2 mức: đực và cái) εijklmno: sai số ngẫu nhiên

Đối với các tính trạng:

- Khối lượng cai sữa của từng cá thể (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khối lượng 60 ngày tuổi của từng cá thể

- Tăng khối lượng trung bình hàng ngày từ sơ sinh tới cai sữa - Tăng khối lượng trung bình hàng ngày từ cai sữa tới 60 ngày tuổi

Do việc cân lợn tại các thời điểm cai sữa và 60 ngày không thực hiện cùng một lứa tuổi nên trong các mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng và tính LSM

đối với các tính trạng này, số ngày tuổi thực tế lúc cai sữa và lúc 60 ngày được

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Năng suất sinh sản của nái Piétrain RéHal và các yếu tố ảnh hưởng

3.1.1. Năng sut sinh sn ca ln nái Piétrain RéHal

Bảng 3.1: Năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain RéHal

Các chỉ tiêu n X ± SE Cv(%) Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) 39 419,00 ± 7,67 11,44 Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ (ngày) 110 156,41 ± 2,37 15,90 Số con đẻ ra (con/lứa) 144 9,13 ± 0,25 32,29 Số con đẻ ra còn sống (con/lứa) 144 8,06 ± 0,22 32,81 Tỷ lệ sống khi sơ sinh (%/lứa) 144 89,67 ± 1,26 16,83

Số con cai sữa (con/lứa) 127 6,62 ± 0,23 39,81 Tỷ lệ sống tới cai sữa (%/lứa) 127 81,96 ± 1,75 24,04 Khối lượng toàn ổ sơ sinh (kg/ổ) 144 11,17 ± 0,32 34,43 Khối lượng toàn ổ cai sữa (kg/ổ) 118 36,09 ± 1,61 48,39 Khối lượng lợn sơ sinh (kg/con) 1399 1,40 ± 0,01 18,43 Khối lượng lợn cai sữa (kg/con) 973 5,77 ± 0,04 24,00

Số ngày cai sữa (ngày) 547 27,42 ± 0,10 8,88

Ghi chú: Đối với các chỉ tiêu khối lượng lợn sơ sinh, khối lượng lợn cai sữa và số ngày cai sữa n được tính theo từng cá thể

Đàn lợn Piétrain RéHal được nhập về Xí nghiệp chăn nuôi Đồng Hiệp- Hải Phòng từ năm 2007 và bắt đầu đưa vào sản suất năm 2008. Các tính trạng về năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain RéHal từ năm 2008 đến nay được

đánh giá toàn diện, thể hiện qua bảng 3.1.

Trong 5 năm nuôi nhân giống thuần tại Xí nghiệp Chăn nuôi Đồng Hiệp

_ Hải Phòng, tuổi đẻ lứa đầu của lợn Piétrain RéHal được theo dõi trên 39 nái trung bình đạt 419 ngày, tương đương với kết quả nghiên cứu của Đỗ Đức Lực và cs (2010) khi nghiên cứu về giống lợn này tại cùng địa điểm, nhưng lại sớm hơn so với tuổi đẻ lứa đầu của lợn Piétrain khi nuôi tại Thái Lan (Pholsing và cs., 2009) là 434,76 ngày. Piétrain thuần nuôi ở Đan Mạch có tuổi đẻ lứa đầu khi nghiên cứu trên 170 và 224 ổ đẻ lần lượt là 350 và 343 ngày (Lê Thanh Hải và cs., 1996), sớm hơn so với kết quả trong nghiên cứu này. Khoảng cách lứa đẻ của 110 nái trung bình là 156,41 ngày, như vậy một năm lợn nái Piétrain RéHal đẻ 2,33 lứa, trung bình một năm sẽ cho 21,27 lợn con sơ sinh và 15,226 lợn con cai sữa.

Các chỉ tiêu về năng suất sinh sản: số con đẻ ra (con/lứa), số con đẻ ra còn sống (con/lứa), tỷ lệ sống khi sơ sinh (%/lứa), số con cai sữa (con/lứa), tỷ lệ sống tới cai sữa (%/lứa) lần lượt là 9,13; 8,06; 89,67; 6,62; 81,96. Số con đẻ ra/ổ phù hợp với kết quả của Ibanez-Escriche và cs (2009) khi nghiên cứu trên đàn lợn ở

Tây Ban Nha. Nghiên cứu của Johnson và Nugent (2006) cho thấy số con đẻ ra

đối với lợn Duroc là 7,95 thấp hơn so với kết quả trong nghiên cứu này. Nghiên cứu trên 973 lợn cai sữa Piétrain đạt khối lượng trung bình là 5,77 kg/con, nhưng do không phải tất cảđều được nuôi theo dõi đến khối lượng 60 ngày tuổi, một số đã được bán ngay giai đoạn cai sữa, vì vậy chỉ theo dõi khối lượng lợn 60 ngày tuổi của 596 con, và đạt trung bình 12,60 kg/con. Kết quả này thấp hơn so với kết quả bước đầu đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain RéHal nuôi tại Hải Phòng (Việt Nam) của Đỗ Đức Lực và cs (2008) có khối lượng trung bình toàn

đàn ở 2 tháng tuổi là 19,05 kg/con.

3.1.2. Các yếu t nh hưởng ti tính trng sinh sn ca ln nái Piétrain RéHal

Kết quả sử dụng mô hình GLM phân tích các yếu tố ảnh hưởng bao gồm nguồn gốc, lứa đẻ, năm, vụ, kiểu gen halothane và giới tính được trình bày trong bảng 3.2:

Bảng 3.2: Các yếu tốảnh hưởng tới tính trạng sinh sản của lợn nái Piétrain RéHal Các chỉ tiêu n Nguồn gốc Năm Lứa đẻ Vụ Kiểu gen Giới tính Tuổi đẻ lứa đầu 39 NS - - - NS - Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ 110 NS - NS - NS - Số con đẻ ra 144 NS * NS NS NS - Số con đẻ ra còn sống 144 NS ** NS NS NS - Tỷ lệ sống khi sơ sinh 144 NS ** NS NS NS - Số con cai sữa 127 NS NS NS NS NS - Tỷ lệ sống tới cai sữa 127 NS NS NS * NS - KL toàn ổ sơ sinh 144 NS ** NS NS NS - KL toàn ổ cai sữa 118 NS NS NS * NS - KL lợn sơ sinh 1399 *** *** *** NS NS * KL lợn cai sữa 973 NS *** *** *** ** NS Số ngày cai sữa 547 * NS *** NS NS -

Ghi chú: Đối với các chỉ tiêu khối lượng lợn sơ sinh, khối lượng lợn cai sữa và số ngày cai sữa n được tính theo từng cá thể

*: P<0,05 **: P<0,01 ***: P<0,001 NS: P>0,05

Kết quả bảng 3.2 cho thấy các yếu tố nguồn gốc, lứa đẻ, năm, vụ và kiểu gen halothane đều ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau cũng khác nhau đối với từng chỉ tiêu năng

suất sinh sản.

Yếu tố nguồn gốc ảnh hưởng đến tất cả các chỉ tiêu theo dõi về năng suất sinh sản. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của nguồn gốc đến các chỉ tiêu là khác nhau, khối lượng lợn sơ sinh mức (P<0,001), số ngày cai sữa mức (P<0,05), và sự ảnh hưởng không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) đến nhiều chỉ tiêu như: tuổi đẻ lứa đầu, khoảng cách giữa hai lứa đẻ, số con đẻ ra, số con đẻ ra còn sống, tỷ lệ sống khi sơ sinh, số con cai sữa, tỷ lệ sống tới cai sữa, khối lượng toàn ổ sơ sinh và khối lượng toàn ổ cai sữa, khối lượng lợn cai sữa.

Yếu tố lứa đẻ ảnh hưởng đến nhiều chỉ tiêu năng suất sinh sản, sự ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê mức (P<0,001) chỉ đối với các chỉ tiêu khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa, số ngày cai sữa. Các chỉ tiêu khác như: khoảng cách giữa 2 lứa đẻ, số con đẻ ra, số con đẻ ra còn sống, tỷ lệ

sống khi sơ sinh, số con cai sữa, tỷ lệ sống tới cai sữa, khối lượng toàn ổ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sơ sinh và khối lượng toàn ổ cai sữa chịu ảnh hưởng của lứa đẻ không mang ý nghĩa thống kê (P>0,05). Chỉ duy nhất chỉ tiêu về tuổi đẻ lứa đầu không chịu ảnh hưởng của lứa đẻ.

Yếu tố năm có ảnh hưởng mang ý nghĩa thống kê với các mức khác nhau

đến hầu hết các chỉ tiêu được theo dõi. Mức ảnh hưởng (P<0,001) đối với chỉ

tiêu về khối lượng lợn ở thời điểm sơ sinh và cai sữa. Mức ảnh hưởng (P<0,01) tới chỉ tiêu số con đẻ ra còn sống, tỷ lệ sống khi sơ sinh, khối lượng toàn ổ khi sơ sinh. Mức ảnh hưởng (P<0,05) chỉ ảnh hưởng đến số con đẻ ra. Tuy nhiên, yếu tố năm cũng có ảnh hưởng không mang ý nghĩa thống kê (P>0,05) đến nhiều tính trạng sinh sản như: số con cai sữa, tỷ lệ sống tới cai sữa, khối lượng toàn ổ cai sữa, và số ngày cai sữa. Chỉ tiêu theo dõi về tuổi đẻ

lứa đầu và khoảng cách giữa 2 lứa đẻ không chịu ảnh hưởng của yếu tố năm. Yếu tố vụ không gây ảnh hưởng đến tuổi đẻ lứa đầu và khoảng cách giữa 2 lứa đẻ, nhưng gây ảnh hưởng không mang ý nghĩa thống kê mức

(P> 0,05) đến nhiều chỉ tiêu sinh sản: số con đẻ ra, số con đẻ ra còn sống, tỷ

lệ sống khi sơ sinh, số con cai sữa, khối lượng toàn ổ sơ sinh, khối lượng lợn sơ sinh và số ngày cai sữa. Chỉ có tỷ lệ sống đến cai sữa và khối lượng toàn ổ

khi cai sữa chịu ảnh hưởng của năm mang ý nghĩa thống kê mức (P<0,01). Kiểu gen halothane gây ảnh hưởng đến tất cả các tính trạng sinh sản của lợn Piétrain RéHal. Tuy nhiên, riêng khối lượng lợn cai sữa (kg/con) chịu ảnh hưởng mang ý nghĩa thống kê (P<0,01), các chỉ tiêu tính trạng sinh sản khác

đều chịu ảnh hưởng của kiểu gen này không mang ý nghĩa thống kê (P> 0,05) Giới tính hầu như không gây ảnh hưởng đến các chỉ tiêu theo dõi, yếu tố

này chỉ gây ảnh hưởng đến khối lượng lợn cai sữa và khối lượng lợn sơ sinh. Nghiên cứu của Đặng Vũ Bình và cs (2005) cho biết: Yếu tố lứa đẻ có

ảnh hưởng rất rõ rệt đến hầu hết các tính trạng năng suất sinh sản (P<0,01). Yếu tố mùa vụ ít ảnh hưởng tới năng suất sinh sản. Đực giống chỉ ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đối với số con cai sữa/lứa và khối lượng sơ sinh/con. Lợn nái chỉảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến khối lượng sơ sinh/con.

Nghiên cứu của Phan Xuân Hảo (2001) cho thấy, lứa đẻ có ảnh hưởng mạnh nhất đến năng suất sinh sản của lơn nái L và Y sau đó là yếu tố năm và kiểu gen halothane.

Nguyễn Văn Thắng, Đặng Vũ Bình (2006) khi nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố tới năng suất sinh sản của lợn nái cho biết: Năm nuôi chỉ ảnh hưởng tới khối lượng sơ sinh/con. Lứa đẻ là yếu tố ảnh hưởng rõ rệt tới tất cả các chỉ tiêu sinh sản, mùa vụ ảnh hưởng không có ý nghĩa thống kê tới năng suất sinh sản của lợn nái.

Như vậy, so với nghiên cứu của các tác giả trên những giống lợn khác nhau, nghiên cứu của chúng tôi cũng có phần tương tự. Tuy nhiên,trong

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của một số yếu tố đến năng suất sinh sản và sinh trưởng lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi của lợn pietrain réhal nuôi tại xí nghiệp chăn nuôi đồng hiệp hải phòng (Trang 28)