Tình hình nghiên cứu ở trong nước 18

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của một số yếu tố đến năng suất sinh sản và sinh trưởng lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi của lợn pietrain réhal nuôi tại xí nghiệp chăn nuôi đồng hiệp hải phòng (Trang 26)

Gen halothane xuất hiện ngẫu nhiên trong quá trình chọn lọc lợn theo hướng nhiều nạc và được phát hiện vào những năm 80 của thế kỷ XX. Mặc dù gen này được phát hiện từ lâu nhưng ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về

gen halothane trên lợn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là nghiên cứu ảnh hưởng của gen halothane đến sinh trưởng và sinh sản ở lợn Piétrain thuần và con lai của Piétrain RéHal.

Năm 2007, Trung tâm Nghiên cứu liên ngành Phát triển nông thôn, Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã nhập 6 đực giống và 13 lợn cái Piétrain RéHal thuần 2 tháng tuổi từ trại giống của khoa Thú y, Đại học Liege để nuôi thích nghi và nhân giống thuần chủng tại Xí nghiệp Chăn nuôi Đồng Hiệp Hải Phòng, Việt Nam. Kết quả bước đầu cho thấy dòng lợn này có khả năng thích nghi tốt trong

điều kiện khí hậu miền Bắc Việt Nam (Đỗ Đức Lực và cs, 2008, 2012). ĐỗĐức Lực và cs (2008) đã có những kết quả bước đầu đánh giá khả năng sinh trưởng của giống lợn này.

Nghiên cứu của Đỗ Đức Lực và cs (2008) được tiến hành trên 19 lợn Piétrain RéHal gồm 13 cái và 6 đực nhập từ Bỉ nuôi tại Xí nghiệp chăn nuôi

Đồng Hiệp, Hải Phòng nhằm nghiên cứu năng suất sinh trưởng và khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu miền Bắc, Việt Nam. Khối lượng trung bình của toàn đàn ở 2; 4; 5,5 và 8,5 tháng tuổi đạt các giá trị tương ứng là 19,05; 51,05; 85,82 và 119,47 kg. Ở từng thời điểm, ngoại trừ lần khảo sát đầu tiên, lợn đực có khối lượng cơ thể lớn hơn con cái. Tăng trọng toàn đàn trong thời gian nuôi hậu bịđạt 528,56 g/ngày. Tăng trọng trung bình ở lợn đực (546,48 g) nhanh hơn lợn cái (520,29 g). Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng trọng là 2,69 kg. Tỷ lệ nạc được

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……… 19 đánh giá ở 8,5 tháng tuổi đạt 64,08%. Đàn lợn hậu bị Piétrain RéHal có triển vọng phát triển tốt trong điều kiện trang trại tại Hải Phòng, Việt Nam.

Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2004,2006) đã nghiên cứu sử dụng

đực Piétrain RéHal phối giống với nái F1 (Landrace x Yorkshire) và Yorkshire trong điều kiện chăn nuôi ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam. Các tác giả đã khẳng định rằng, sử dụng đực Piétrain RéHal có tác dụng nâng cao khối lượng cai sữa và khối lượng 60 ngày tuổi/con, tỷ lệ móc hàm và tỷ lệ nạc.

Năm 2011, dòng lợn Piétrain RéHal nuôi tại nước ta đã được công nhận là tiến bộ kỹ thuật. Tháng 11 năm 2011, Trung tâm Giống lợn chất lượng cao - Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã tạo đàn lợn hạt nhân Piétrain với mục

đích giữ giống thuần, tăng nguồn gen lợn nạc chất lượng cao, tạo đực giống cuối cùng cho các tổ hợp lai lợn hướng nạc. Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng sinh sản, và xác định kiểu gen halothane đến tính trạng này của đàn lợn hạt nhân. Năm 2012, Đỗ Đức Lực và cs nghiên cứu năng suất sinh sản của

đàn lợn hạt nhân Piétrain RéHal nuôi tại Trung tâm Giống lợn chất lượng cao - Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội cho biết: Tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ

lứa đầu có sự sai khác giữa các kiểu gen của lợn cái (P<0,05), cao nhất là ở

Piétrain CT 369,4 ngày, thấp nhất là Piétrain CC 344,64 ngày. Tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu trong nghiên cứu này cao hơn so với đàn lợn hạt nhân Piétrain RéHal (305,84 và 422,30 ngày) nuôi tại Xí nghiệp Chăn nuôi Đồng Hiệp Hải Phòng (ĐỗĐức Lực và cs, 2012).

Chương 2. NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nội dung nghiên cứu

Đề tài gồm 2 nội dung nghiên cứu:

- Năng suất sinh sản của nái Piétrain RéHal và các yếu tố ảnh hưởng

- Sinh trưởng lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi của lợn Piétrain RéHal và các yếu tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của một số yếu tố đến năng suất sinh sản và sinh trưởng lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi của lợn pietrain réhal nuôi tại xí nghiệp chăn nuôi đồng hiệp hải phòng (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)